Trắc nghiệm Liên kết cộng hóa trị Hóa Học Lớp 10
-
Câu 1:
Một axit hữu cơ mạch hở có công thức tổng quát là CnH2n+2-2a-b(COOH)b. Hãy cho biết chất hữu cơ đó có bao nhiêu liên kết π ?
A. a
B. b
C. a+b
D. a+2b
-
Câu 2:
Các liên kết trong phân tử Nitơ được tạo thành là do sự xen phủ của
A. Các obitan s với nhau và các obitan p với nhau
B. 3 obitan p với nhau
C. 1 obitan s và 2 obitan p với nhau
D. 3 obitan p giống nhau về hình dạng kích thước nhưng khác nhau về định hướng không gian với nhau
-
Câu 3:
Cho biết độ âm điện cứa O là 3,44 và của Si là 1,90. Liên kết trong phân tử SiO2 là liên kết
A. cộng hóa trị phân cực
B. cho nhận (phối trí).
C. ion
D. cộng hóa trị không phân cực.
-
Câu 4:
Liên kết hóa học trong phân tử nào sau là liên kết cộng hóa trị có cực?
A. Br2
B. HCl
C. O2
D. KCl
-
Câu 5:
Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết gì?
A. Hiđro
B. Ion
C. CHT có cực
D. CHT không cực.
-
Câu 6:
Cho phân tử CaCl2, hóa trị của Ca trong phân tử đó là:
A. Điện hóa trị 2+
B. Cộng hóa trị 2
C. Điện hóa trị 2-
D. Điện hóa trị +2
-
Câu 7:
Dãy gồm các phân tử có cùng bản chất liên kết là:
A. NH3 , O2, SO2, NaOH
B. HCl, CO2, H2SO4 , NH3
C. NaCl, CaO, CH3COONa, CaS
D. CH4, NaHCO3, H2, HNO3
-
Câu 8:
Trong phân tử benzen, cả 6 nguyên tử C đều ở trạng thái lai hoá:
A. sp2
B. sp3
C. sp
D. sp2d
-
Câu 9:
Sự lai hóa sp2 sau đây xảy ra ở một nguyên tử do:
A. sự tổ hợp của 1orbitan s và 2 orbitan p của nguyên tử đó
B. sự tổ hợp của 2orbitan s và 2 orbitan p của nguyên tử đó
C. sự tổ hợp của 2orbitan s và 1 orbitan p của nguyên tử đó
D. sự tổ hợp của 1orbitan s và 3 orbitan p của nguyên tử đó
-
Câu 10:
Với phân tử NH3 phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị phân cực.
B. Liên kết trong phân tử là liên kết ion.
C. Liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị không phân cực
D. Liên kết trong phân tử là liên kết cho – nhận
-
Câu 11:
Với phân tử CO2 phát biểu nào sau đây đúng nhất?
A. Liên kết trong phân tử là liên kết hiđro.
B. Liên kết trong phân tử là liên kết cho nhận
C. Liên kết trong phân tử là liên kết ion.
D. Liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị.
-
Câu 12:
Cho hình vẽ sau:
Liên kết giữa các vị trí 1, 2, 3, 4 lần lượt là:
A. Liên kết 1 với 2 là liên kết hidro, liên kết 3 và 4 là liên kết cộng hóa trị.
B. Liên kết 1 với 2 là liên kết cộng hóa trị, liên kết 3 và 4 là liên kết hidro.
C. Đều là liên kết cộng hóa trị.
D. Đều là liên kết hidro.
-
Câu 13:
Chất X có CTCT sau \(C{H_2} = C(C{H_3}) - C \equiv C - C{H_2} - Cl\) . Hãy cho biết trong phân tử X, có bao nhiêu liên kết \(\pi \) và bao nhiêu liên kết σ?
A. 12 liên kết σ và 4 liên kết pi
B. 8 liên kết σvà 3 liên kết pi
C. 13 liên kết σ và 3 liên kết pi
D. 12 liên kết σ và 3 liên kết pi
-
Câu 14:
Cho các phát biểu:
1. Tồn tại nguyên tố có thể có cộng hóa trị trong hợp chất này và có điện hóa trị trong hợp chất khác.
2. Điện hóa trị của các nguyên tố trong cùng một hợp chất luôn bằng nhau.
3.Cộng hóa trị của nguyên tố luôn có giá trị bằng số lớp electron của nguyên tử nguyên tố đó.
4. Điện hóa trị của nguyên tố luôn có giá trị bằng số thứ tự của chu kì chứa nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn hóa học.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 15:
Trong hợp chất cộng hóa trị, hóa trị của một nguyên tố:
A. Bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó tạo ra được với các nguyên tử khác trong phân tử và được gọi là cộng hóa trị của nguyên tố đó
B. Bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là điện hóa trị của nguyên tố đó
C. Bằng số electron liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử
D. Bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử gần nhất
-
Câu 16:
Các nguyên tố X (Z= 8), Y (Z = 16), T (Z = 19) , G (Z = 20) có thể tạo được tối đa bao nhiêu hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị chỉ gồm hai nguyên tố?
A. Ba hợp chất ion và ba hợp chất cộng hóa trị.
B. Hai hợp chất ion và 4 hợp chất cộng hóa trị
C. Năm hợp chất ion và một hợp chất cộng hóa trị
D. Bốn hợp chất ion và hai hợp chất cộng hóa trị
-
Câu 17:
Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen là gì?
A. cộng hóa trị không cực
B. cộng hóa trị có cực
C. liên kết ion
D. liên kết cho nhận
-
Câu 18:
Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là 16, của nguyên tố Y là 1. Vậy hợp chất của X và Y có bản chất liên kết gì?
A. Liên kết ion
B. Liên kết cộng hóa trị có cực
C. Liên kết cho – nhận
D. Liên kết cộng hóa trị và liên kết cho – nhận
-
Câu 19:
Trong số các phân tử: HCl; CO2; N2; NH3; SO2; CO. Số phân tử có liên kết cho - nhận là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 20:
Cho công thức cấu tạo của phân tử HClO3
Loại liên kết có trong phân tử HClO3 là (Biết độ âm điện của H: 2,2; O: 3,44; Cl: 3,16)
A. liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết cộng hóa trị có cực.
B. chỉ có liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. chỉ có liên kết ion.
D. liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion.
-
Câu 21:
Phân tử nào dưới đây có liên kết cộng hoá trị không phân cực?
A. K2O
B. Nà
C. HF
D. N2
-
Câu 22:
Giải thích nguyên nhân NH3 tan tốt trong nước?
A. NH3 có liên kết ion trong phân tử.
B. NH3 có liên kết cộng hóa trị không phân cực trong phân tử.
C. NH3 là chất khí, có mùi khai.
D. NH3 có liên kết cộng hóa trị phân cực trong phân tử.
-
Câu 23:
Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh nhất?
A. H2
B. CH4
C. O2
D. HCl
-
Câu 24:
Nhận định sai về hợp chất cộng hóa trị là:
A. Các hợp chất cộng hóa trị thường là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí, có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.
B. Các hợp chất cộng hóa trị không cực tan tốt trong các dung môi hữu cơ.
C. Các hợp chất cộng hóa trị tan tốt trong nước.
D. Các hợp chất cộng hóa trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.
-
Câu 25:
Các nguyên tố X (Z= 8), Y (Z = 16), T (Z = 19) , G (Z = 20) có thể tạo được tối đa bao nhiêu hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị chỉ gồm hai nguyên tố?
A. Ba hợp chất ion và ba hợp chất cộng hóa trị.
B. Hai hợp chất ion và 4 hợp chất cộng hóa trị
C. Năm hợp chất ion và một hợp chất cộng hóa trị
D. Bốn hợp chất ion và hai hợp chất cộng hóa trị
-
Câu 26:
Tính chất không chính xác về hợp chất cộng hoá trị là:
A. Hợp chất cộng hoá trị có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí.
B. Hợp chất cộng hoá trị có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy kém hơn hợp chất ion.
C. Hợp chất cộng hoá trị có có phân cực thường tan được trong nước.
D. Hợp chất cộng hoá trị không phân cực dẫn điện ở mọi trạng thái.
-
Câu 27:
Cặp nguyên tử nào dưới đây tạo hợp chất cộng hoá trị?
A. H và He
B. Na và F
C. H và Cl
D. Li và F
-
Câu 28:
Trong phân tử nitơ, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết
A. cộng hóa trị không cực.
B. ion yếu.
C. ion mạnh
D. cộng hóa trị phân cực.
-
Câu 29:
Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng
A. một electron chung.
B. sự cho−nhận proton
C. một cặp electron góp chung.
D. một hay nhiều cặp electron chung
-
Câu 30:
Hai nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị khi
A. 2 ion có điện tích trái dấu tiến lại gần nhau.
B. 2 ion có điện tích trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện.
C. 2 nguyên tử có độ âm điện khác nhau nhiều tiến lại gần nhau.
D. mỗi nguyên tử góp chung electron để tạo ra cặp electron chung.
-
Câu 31:
Nguyên tử nguyên tố X có electron cuối cùng được phân bổ vào phân lớp 3p5. Nguyên tử nguyên tố Y có electron cuối cùng được phân bổ vào phân lớp 3p3. Nhận định nào sau đây là đúng.
A. X có 15 proton trong hạt nhân.
B. Y có xu hướng nhường đi 3 eletron
C. X,Y tạo với nhau hợp chất có liên kết cộng hóa trị
D. X có xu hướng nhận thêm 3 eletron.
-
Câu 32:
Phân tử N2 có công thức cấu tạo \(N\; \equiv \;N\) với 14 electron trong phân tử, phân tử CO cũng có 14 electron. Vậy công thức cấu tạo nào dưới đây là của CO
A. \(C\; \equiv \;O\)
B. C = O
C. \(C\;\mathop = \limits^ \to \;O\)
D. \(C\;\mathop = \limits_ \leftarrow \;O\)
-
Câu 33:
Trong các nhóm chất sau đây, nhóm nào chỉ gồm những hợp chất cộng hóa trị?
A. \(MgC{l_2},\;{H_2}O,\;HCl.\)
B. \({K_2}O,\;HN{O_3},\;NaOH.\)
C. \({H_2}O,\;C{O_2},\;S{O_2}\)
D. \(C{O_2},\;{H_2}S{O_4},\;MgC{l_2}\)
-
Câu 34:
Cho các phát biểu sau:
(a) Liên kết trong phân tử HCl, H2O là liên kết cộng hóa trị có cực.
(b) Trong phân tử CH4, nguyên tố C có cộng hóa trị là 4.
(c) Dãy sắp xếp thứ tự tăng dần độ phân cực liên kết trong phân tử: H2O, H2S, Na2O, K2O (biết ZO = 8; ZS = 16).
(d) Trong phân tử C2H2 có một liên kết ba.
Phát biểu không đúng là
A. d
B. c
C. b
D. a
-
Câu 35:
Chọn câu đúng nhất về liên kết cộng hóa trị. Liên kết cộng hóa trị là liên kết
A. giữa các phi kim với nhau.
B. trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.
C. được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.
D. được tạo thành giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.
-
Câu 36:
Cho các nguyên tố : Na (0,93), Ca (1,00), H (2,2), O (3,44), S (2,58) có thể tạo ra bao nhiêu phân tử hợp chất có khối lượng phân tử nhỏ hơn 82 mà trong phân tử chỉ có liên kết cộng hóa trị?
A. 5
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 37:
Cho biết các giá trị độ âm điện: Na (0,93); Li (0,98) Mg (1,31); Al (1,61); P(2,19); S (2,58); Br(2,96); N(3,04); Cl(3,16). Liên kết ion có trong phân tử:
A. Na3P
B. AlCl3
C. MgS
D. LiBr
-
Câu 38:
Cho độ âm điện của Al = 1,61; Cl= 3,16. Liên kết hóa học trong phân tử AlCl3 là liên kết
A. cộng hóa trị
B. cộng hóa trị không cực
C. ion
D. cộng hóa trị có cực
-
Câu 39:
Cho biết độ âm điện của O (3,44); Cl (3,16). Liên kết trong phân tử Cl2O7; Cl2; O2 là liên kết:
A. Ion
B. Vừa liên kết ion, vừa liên kết cộng hoá trị.
C. Cộng hoá trị phân cực.
D. Cộng hoá trị không cực.
-
Câu 40:
Kiểu liên kết trong KCl, N2, NH3 lần lượt là:
A. ion, cộng hóa trị không cực,cộng hóa trị không cực.
B. ion, cộng hóa trị có cực, cộng hóa trị không cực.
C. ion, Cộng hóa trị có cực, cộng hóa trị có cực.
D. ion, cộng hóa trị không cực, CHT có cực.
-
Câu 41:
Cho các phát biểu sau:
(a) Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung
(b) Trong liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện trong khoảng từ 0,4 đến nhỏ hơn 0,1
(c) Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu
(d) Trong liên kết cộng hóa trị không cực, cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn
Số phát biểu đúng là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 42:
Hãy chọn phát biểu đúng
A. Trong liên kết CHT, cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
B. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu
C. Liên kết CHT không cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học
D. Liên kết CHT có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.
-
Câu 43:
Chọn câu đúng trong các phát biểu sau:
A. Trong liên kết cộng hóa trị có cực, cặp electron bị lệch về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
B. Liên kết ion được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến 1,7.
C. Liên kết cộng hóa trị không phân cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học.
D. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.
-
Câu 44:
Để đánh giá loại liên kết trong phân tử hợp chất, người ta có thể dựa vào hiệu độ âm điện. Khi hiệu độ âm điện của hai nguyên tử tham gia liên kết nhỏ hơn 0,4 thì đó là liên kết
A. ion
B. cộng hoá trị có cực.
C. kim loại.
D. cộng hoá trị không cực.
-
Câu 45:
Hãy chọn phát biểu sai về liên kết hóa học?
A. Liên kết giữa một kim loại và một phi kim luôn luôn là liên kết ion.
B. Liên kết giữa 2 phi kim luôn là liên két cộng hóa trị, không phụ thuộc vào hiêụ độ âm điện.
C. Hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tố tạo thành liên kết càng lớn thì liên kết càng phân cực.
D. Những hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiều so với các hợp chất cộng hóa trị.
-
Câu 46:
Hóa trị cao nhất của nguyên tố R trong hợp chất oxit gấp 3 lần hóa trị của nó trong hợp chất với hiđro. Công thức oxit của R là
A. RO3
B. R2O3
C. RO2
D. RO
-
Câu 47:
Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxit gấp 3 lần hóa trị trong hợp chất với hiđro. Trong hợp chất của R với hiđro có tỉ lệ khối lượng \(\frac{{{m_R}}}{{{m_H}}} = 16\). Loại liên kết có trong oxit cao nhất của R với oxi là (Biết độ âm điện của K: 0,82; Na: 0,93; H: 2,2; O: 3,44; Cl: 3,16; S: 2,58 )
A. liên kết kim loại.
B. liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. liên kết ion.
D. liên kết cộng hóa trị có cực.
-
Câu 48:
Cho các phân tử: N2; SO2; H2; HCl; NaCl; MgO . Biết độ âm điện của các nguyên tử: Cl (3,16), N (3,04), H (2,2), S (2,58), O (3,44), Mg (1,31), Na (0,93). Số phân tử có liên kết cộng hóa trị phân cực là
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 49:
Cho công thức cấu tạo của phân tử HClO3
Loại liên kết có trong phân tử HClO3 là (Biết độ âm điện của H: 2,2; O: 3,44; Cl: 3,16 )
A. liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết cộng hóa trị có cực.
B. chỉ có liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. chỉ có liên kết ion.
D. liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion.
-
Câu 50:
Cho công thức cấu tạo của phân tử HNO3
Loại liên kết có trong phân tử HNO3 là (Biết độ âm điện của H: 2,2; O: 3,44; N: 3,04)
A. liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết ion.
B. chỉ có liên kết ion.
C. liên kết cộng hóa trị có cực và liên kết ion.
D. chỉ có liên kết cộng hóa trị có cực.