Trắc nghiệm Liên kết cộng hóa trị Hóa Học Lớp 10
-
Câu 1:
Năng lượng liên kết (Eb) là
A. năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hóa học trong phân tử ở thể khí thành các nguyên tử ở thể khí.
B. năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hóa học trong phân tử ở thể rắn thành các nguyên tử ở thể rắn.
C. năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hóa học trong phân tử ở thể lỏng thành các nguyên tử ở thể lỏng.
D. năng lượng cần thiết tạo thành một liên kết hóa học trong phân tử.
-
Câu 2:
Liên kết đôi gồm
A. hai liên kết s.
B. hai liên kết p.
C. một liên kết s và một liên kết p.
D. một liên kết s và hai liên kết p.
-
Câu 3:
Cho biết c(Cl) = 3,16; c(Na) = 0,93. Trong phân tử NaCl, liên kết giữa Na và Cl là liên kết
A. ion.
B. cộng hóa trị phân cực.
C. cộng hóa trị không phân cực.
D. liên kết cho – nhận.
-
Câu 4:
Cho biết hiệu độ âm điện (Dc) giữa hai nguyên tử trong khoảng: 0,4 < Dc < 1,7. Có thể dự đoán được được loại kiên kết giữa hai nguyên tử đó là
A. liên kết cộng hóa trị không phân cực.
B. liên kết cộng hóa trị phân cực.
C. liên kết ion.
D. liên kết cho – nhận.
-
Câu 5:
Trong phân tử nào sau đây có liên kết ba?
A. CO2.
B. O2.
C. N2.
D. Cl2.
-
Câu 6:
Liên kết trong phân tử nào sau đây là liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. O2
B. HCl
C. N2
D. Cl2
-
Câu 7:
Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về phân tử carbon dioxide (CO2)?
A. Phân tử carbon dioxide có công thức cấu tạo là O=C=O.
B. Hai nguyên tử oxygen liên kết với một nguyên tử carbon bằng cách mỗi nguyên tử oxygen đóng góp 2 electron và nguyên tử carbon đóng góp 2 electron.
C. Phân tử CO2 có hai liên kết đôi.
D. Liên kết tạo thành trong phân tử CO2 là liên kết cộng hóa trị.
-
Câu 8:
Phân tử hay ion nào sau đây có liên kết cho – nhận?
A. O2
B. Cl2
C. HCl
D. NH4+
-
Câu 9:
Trong phân tử hydrogen chlorine (HCl), liên kết giữa hai nguyên tử hydrogen và chlorine là
A. liên kết đơn.
B. liên kết đôi.
C. liên kết ba.
D. liên kết ion.
-
Câu 10:
Công thức cấu tạo của phân tử chlorine là
A. Cl–Cl.
B. Cl=Cl.
C. ClºCl.
D. Cl»Cl.
-
Câu 11:
Trong phân tử chlorine (Cl2), hai nguyên tử chlorine liên kết với nhau bằng cách
A. mỗi nguyên tử chlorine góp 1 electron.
B. mỗi nguyên tử chlorine góp 2 electron.
C. mỗi nguyên tử chlorine góp 3 electron.
D. một nguyên tử chlorine nhận 1 electron, một nguyên tử chlorine nhường 1 electron.
-
Câu 12:
Khi cặp electron dùng chung chỉ do nguyên tử B đóng góp, nguyên tử B là nguyên tử cho electron, nguyên tử A là nguyên tử nhận electron. Kí hiệu là
A. A – B.
B. A = B.
C. A → B.
D. B → A.
-
Câu 13:
Cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp, liên kết giữa hai nguyên tử là
A. liên kết cộng hóa trị phân cực.
B. liên kết cộng hóa trị không phân cực.
C. liên kết cộng hóa trị kiểu cho – nhận.
D. liên kết ion.
-
Câu 14:
Liên kết cộng hóa trị được tạo thành
A. giữa nguyên tử kim loại điển hình và nguyên tử phi kim điển hình.
B. giữa hai nguyên tử bằng lực hút tĩnh điện.
C. giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.
D. giữa nguyên tử kim loại và nguyên tử oxygen.
-
Câu 15:
Nguyên tử phi kim có xu hướng
A. nhường đi electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
B. nhận thêm electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
C. nhường đi hoặc nhận thêm electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.
D. nhường đi 1 electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm gần nhất.
-
Câu 16:
Cho biết năng lượng liên kết của H–F là 565 KJ mol-1; H–Cl là 431 KJ mol-1; H–Br là 364 KJ mol-1; H–I là 297 KJ mol-1. Trong các liên kết trên, liên kết nào là bền nhất?
A. H–F.
B. H–Cl.
C. H–Br.
D. H–I.
-
Câu 17:
Năng lượng cần thiết để phá vỡ một loại liên kết xác định trong phân tử ở thể khí, tại 25oC và 1 bar được gọi là
A. năng lượng nguyên tử.
B. năng lượng hạt nhân.
C. năng lượng liên kết.
D. năng lượng hóa học.
-
Câu 18:
Cho các phát biểu dưới đây:
(1) Trong phân tử HCl, cặp electron chung bị lệch về phía nguyên tử H.
(2) Liên kết s kém bền hơn liên kết p.
(3) Liên kết được tạo nên từ xen phủ trục của hai AO gọi là liên kết sigma (s).
(4) Liên kết được tạo nên từ xen phủ bên của hai AO gọi là liên kết pi (p).
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 19:
Liên kết ba gồm
A. 3 liên kết s.
B. 1 liên kết s và 2 liên kết p.
C. 2 liên kết s và 1 liên kết p.
D. 1 liên kết s và 1 liên kết p.
-
Câu 20:
Cho biết độ âm điện của nguyên tử H và Cl lần lượt là 2,2 và 3,2. Liên kết giữa nguyên tử H và Cl trong phân tử HCl là
A. liên kết ion.
B. liên kết cộng hóa trị không cực.
C. liên kết cộng hóa trị có cực.
D. liên kết cho – nhận.
-
Câu 21:
Liên kết giữa hai nguyên tử Cl trong phân tử Cl2 là
A. liên kết cộng hóa trị không cực.
B. liên kết cộng hóa trị có cực.
C. liên kết ion.
D. liên kết cho – nhận.
-
Câu 22:
Trong phân tử nào sau đây có chứa liên kết cho nhận?
A. HCl.
B. O2.
C. NaCl.
D. SO2.
-
Câu 23:
Liên kết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử được gọi là
A. liên kết ion.
B. liên kết hiđro.
C. liên kết cộng hóa trị có cực.
D. liên kết cho – nhận.
-
Câu 24:
Liên kết giữa hai nguyên tử N trong phân tử N2 là
A. liên kết đôi.
B. liên kết ba.
C. liên kết đơn.
D. liên kết ion.
-
Câu 25:
Công thức cấu tạo của phân tử CO2 là
A. O-C-O.
B. C-O-O.
C. O=C=O.
D. O=C-O.
-
Câu 26:
Nếu giữa hai nguyên tử chỉ có một cặp electron chung thì cặp electron này được biểu diễn
A. bằng một mũi tên (→) và goi là liên kết đơn.
B. bằng một nối ba (≡) và goi là liên kết ba.
C. bằng một nối đôi (=) và goi là liên kết đôi.
D. bằng một nối đơn (–) và goi là liên kết đơn.
-
Câu 27:
Công thức biểu diễn cấu tạo phân tử qua các liên kết (cặp electron chung) và các electron riêng gọi là
A. công thức cộng hóa trị.
B. công thức electron.
C. công thức Lewis.
D. công thức ion.
-
Câu 28:
Liên kết giữa nguyên tử H và F trong phân tử HF được tạo nên bởi
A. 1 cặp electron chung.
B. 2 cặp electron chung.
C. 3 cặp electron chung.
D. 4 cặp electron chung.
-
Câu 29:
Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi
A. lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
B. một hay nhiều cặp electron chung giữa hai nguyên tử.
C. lực hút tĩnh điện giữa các ion cùng dấu.
D. sự cho và nhận electron giữa hai nguyên tử.
-
Câu 30:
Năng lượng liên kết của phân tử H2 là 436 kJ/mol cho biết điều gì?
A. Nhiệt tỏa ra khi phá vỡ 1 mol H2 thành các nguyên tử H (ở thể khí) là 432 kJ
B. Năng lượng giải phóng ra khi H2 phản ứng với các chất khác là 432 kJ
C. Để phá vỡ 1 gamliên kết H-H thành các nguyên tử H (ở thể khí) cần năng lượng là 432 kJ.
D. Để phá vỡ 1 mol liên kết H-H thành các nguyên tử H (ở thể khí) cần năng lượng là 432 kJ
-
Câu 31:
Yếu tố nào đặc trưng cho độ bền của liên kết?
A. Năng lượng liên kết hóa học;
B. Năng lượng ion hóa;
C. Độ âm điện;
D. Bán kính nguyên tử
-
Câu 32:
Phát biểu nào sau đây sai về các liên kết được tạo thành bởi sự xen phủ các orbital nguyên tử?
A. Liên kết đôi gồm một liên kết σ và một liên kết π;
B. Liên kết đơn là liên kết σ;
C. Liên kết ba gồm một liên kết σ và hai liên kết π;
D. Liên kết ba gồm một liên kết π và hai liên kết σ.
-
Câu 33:
Sự xen phủ nào sau đây tạo thành liên kết π?
A. Xen phủ trục giữa 2 orbital
B. Xen phủ bên giữa 2 orbital s
C. Xen phủ trục giữa 1 orbital s và 1 orbital p
D. Xen phủ bên giữa 2 orbital p
-
Câu 34:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất của các chất có chứa liên kết cộng hóa trị?
A. Tương tác giữa các phân tử có liên kết cộng hóa trị mạnh hơn nhiều so với các phân tử có liên kết ion;
B. Hợp chất cộng hóa trị không có lực hút tĩnh điện mạnh như hợp chất ion nên chúng có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp;
C. Các chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực không dẫn điện ở mọi trạng thái, còn các chất có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh có thể dẫn điện;
D. Các chất có liên kết cộng hóa trị có thể tồn tại ở các trạng thái rắn lỏng và khí.
-
Câu 35:
Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính tan của các hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị?
A. Các chất có liên kết cộng hóa trị phân cực như ethanol, đường,… tan nhiều trong nước;
B. Các chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực như như iodine, hydrocarbon ít tan trong nước;
C. Các chất có liên kết cộng hóa trị không phân cực tan trong benzene, carbon tetrachloride,…;
D. Tất cả các hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị đều tan trong nước.
-
Câu 36:
Các chất có chứa liên kết cộng hóa trị có thể tồn tại ở trạng thái nào?
A. Rắn;
B. Lỏng;
C. Khí;
D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 37:
Liên kết giữa hai nguyên tử N trong phân tử N2 có số cặp electron chung là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 38:
Phát biểu nào sau đây không đúng về sự tạo thành phân tử carbon dioxide?
A. Nguyên tử carbon có 4 electron hóa trị, nguyên tử oxygen có 6 electron hóa trị;
B. Phân tử CO2 có 1 liên kết đôi;
C. Hai nguyên tử oxygen liên kết một nguyên tử carbon bằng cách mỗi nguyên tử oxygen đóng góp 2 electron và nguyên tử carbon đóng góp 4 electron;
D. Giữa nguyên tử C và một nguyên tử O có 2 cặp electron dùng chung.
-
Câu 39:
Loại liên kết mà cặp electron liên kết không bị hút lệch về phía nguyên tử nào là?
A. Liên kết cộng hóa trị không phân cực;
B. Liên kết cộng hóa trị phân cực;
C. Liên kết ion;
D. Liên kết cho - nhận.
-
Câu 40:
Yếu tố nào đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử khi hình thành liên kết hóa học?
A. Độ âm điện;
B. Năng lượng ion hóa;
C. Bán kính nguyên tử;
D. Lực hút tĩnh điện.
-
Câu 41:
Cho các hợp chất sau: Cl2, NaCl, HCl, CO2, NaF. Số hợp chất chứa liên kết cộng hóa trị là?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 42:
Phân tử chất nào dưới đây có liên kết cho - nhận?
A. KCl;
B. H2O;
C. HNO3;
D. Na2O.
-
Câu 43:
Hợp chất nào sau đây là hợp chất cộng hóa trị?
A. NaCl;
B. Na2O
C. HCl;
D. KCl.
-
Câu 44:
Phát biểu nào sau đây đúng về liên kết cộng hóa trị?
A. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai nguyên tử cộng chung mỗi nguyên tử một đôi electron.
B. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai ion.
C. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai phần tử mang điện trái dấu.
D. Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.
-
Câu 45:
Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết
A. cộng hoá trị không phân cực
B. hiđro
C. cộng hoá trị phân cực
D. ion
-
Câu 46:
Một hợp chất có công thức XY2 trong đó Y chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X có n = p và hạt nhân Y có n’ = p’. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32. Cấu hình electron của X và Y và liên kết trong phân tử XY2 là
A. 3s23p4, 2s22p4 và liên kết cộng hóa trị
B. 3s2, 2s22p5 và liên kết ion
C. 3s23p5, 4s2 và liên kết ion
D. 3s23p3, 2s22p3 và liên kết cộng hóa trị
-
Câu 47:
Phân tử XY3 có tổng số các hạt proton, electron, nowtron bằng 196. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y trong phân tử là 76. Công thức hóa học của XY3 là
A. SO3
B. AlCl3
C. BF3
D. NH3
-
Câu 48:
Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:
A. Liên kết cộng hoá trị không phân cực chỉ được tạo thành từ các nguyên tử giống nhau.
B. Trong liên kết cộng hoá trị, cặp electron dùng chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
C. Liên kết cộng hoá trị có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện lớn hơn 0,4.
D. Liên kết cộng hoá trị trong đó cặp electron chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn được gọi là liên kết cộng hoá trị phân cực.
-
Câu 49:
Dãy chất nào dưới đây được sắp xếp theo chiều tăng dần sự phân cực liên kết trong phân tử?
A. HCl, Cl2, NaCl
B. NaCl, Cl2, HCl
C. Cl2, HCl, NaCl
D. Cl2, NaCl, HCl
-
Câu 50:
X là một hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử là C4H4O4. Hãy cho biết X có bao nhiêu liên kết π trong phân tử
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4