Trắc nghiệm Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử Lịch Sử Lớp 10
-
Câu 1:
Lịch sử là “quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ” (Ét-uốt Ha-lét Ca). Em hiểu về quan điểm này thế nào?
A. Phản ánh lịch sử là gì.
B. Phản ánh mối quan hệ giữa nhà sử học và hiện thực lịch sử.
C. Phản ánh mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại.
D. Để nhận thức lịch sử cần có sự tương tác không ngừng giữa nhà sử học, giữa hiện tại với quá khứ.
-
Câu 2:
Để tìm ra điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ, chúng ta sẽ dùng phương pháp
A. phân kì.
B. thống kê.
C. so sánh đồng đại.
D. so sánh lịch đại.
-
Câu 3:
Để tìm ra điểm tương đồng hoặc khác biệt của giáo dục thời phong kiến với giáo dục hiện đại ở Việt Nam, chúng ta phải sử dụng phương pháp nghiên cứu Sử học nào?
A. Phân kì.
B. Thống kê.
C. So sánh đồng đại.
D. So sánh lịch đại.
-
Câu 4:
Phương pháp logic khác phương pháp lịch sử là phải thấy được
A. quy luật phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng.
B. toàn bộ quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng.
C. tính liên tục trong quá trình phát triển của sự vật.
D. sự gắn kết của không gian, thời gian, con người.
-
Câu 5:
Trong nghiên cứu Sử học, nguyên tắc nào dưới đây là quan trọng nhất?
A. Lịch sử và logic.
B. Lịch sử và cụ thể.
C. Khách quan và toàn diện.
D. Trung thực và tiến bộ.
-
Câu 6:
Viện sử học là cơ quan
A. lưu trữ các tư liệu lịch sử thời hiện đại.
B. lưu trữ các sách lịch sử thời phong kiến.
C. nghiên cứu khoa học lịch sử thời hiện đại.
D. biên soạn, ghi chép lịch sử thời phong kiến.
-
Câu 7:
Quốc sử quán là gì?
A. lưu trữ các tư liệu lịch sử thời hiện đại.
B. nghiên cứu khoa học lịch sử thời hiện đại.
C. lưu trữ các sách lịch sử thời phong kiến.
D. biên soạn, ghi chép lịch sử thời phong kiến.
-
Câu 8:
Sử gia là gì?
A. viên quan phụ trách việc chép sử thời phong kiến.
B. nhà nghiên cứu và biên soạn lịch sử.
C. cơ quan lưu trữ sách sử thời phong kiến.
D. cơ quan biên soạn, ghi chép lịch sử thời phong kiến.
-
Câu 9:
Sử quan là gì?
A. viên quan phụ trách việc chép sử thời phong kiến.
B. những nhà nghiên cứu và biên soạn lịch sử.
C. cơ quan lưu trữ sách sử thời phong kiến.
D. cơ quan biên soạn, ghi chép lịch sử thời phong kiến.
-
Câu 10:
Con người nhận thức lịch sử bằng cách nào?
A. Tái hiện lịch sử trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu.
B. Tìm kiếm tư liệu bằng cách sử dụng các phương pháp phù hợp.
C. Tái hiện sự kiện lịch sử bằng phim ảnh hoặc các phương tiện phù hợp.
D. Tìm kiếm tư liệu, dùng những phương pháp và cách tiếp cận phù hợp.
-
Câu 11:
Cho biết hiện thực lịch sử là tất cả những
A. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại theo ý muốn chủ quan của con người.
B. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, độc lập.
C. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển của xã hội loài người.
D. nhân vật trong quá khứ đã đóng góp công lao to lớn cho sự phát triển của nhân loại.
-
Câu 12:
Cho biết hiện thực lịch sử có điểm gì khác biệt so với nhận thức lịch sử?
A. Phản ánh nhận thức của con người.
B. Luôn tồn tại một cách khách quan.
C. Biến đổi không ngừng theo thời gian.
D. Phụ thuộc vào ý muốn của con người.
-
Câu 13:
Nội dung nào cho sau đây phản ánh điểm giống nhau giữa phương pháp lịch sử và phương pháp logic trong nghiên cứu lịch sử?
A. Là phương pháp nghiên cứu các sự vật, hiện tượng.
B. Chú trọng đến các giai đoạn phát triển lịch sử cụ thể.
C. Chỉ vạch ra khuynh hướng vận động của lịch sử.
D. Nhằm mục đích vạch ra bản chất của sự kiện, hiện tượng.
-
Câu 14:
Cho biết hai phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử là
A. phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
B. phương pháp lịch đại và phương pháp đồng đại.
C. phương pháp điền dã và phương pháp phỏng vấn.
D. phương pháp logic và phương pháp đồng đại.
-
Câu 15:
Rìu tay Núi Đọ (Thanh Hóa) thuộc loại hình sử liệu nào?
A. Sử liệu truyền miệng.
B. Sử liệu đa phương tiện.
C. Sử liệu thành văn.
D. Sử liệu hiện vật.
-
Câu 16:
Căn cứ vào dạng thức tồn tại, sử liệu không bao gồm nhóm nào cho sau đây?
A. Sử liệu thành văn.
B. Sử liệu gốc.
C. Sử liệu truyền miệng.
D. Sử liệu hiện vật.
-
Câu 17:
Căn cứ vào mối liên hệ với sự vật, hiện tượng được nghiên cứu và giá trị thông tin, sử liệu được chia thành những loại nào?
A. Sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp.
B. Sử liệu thành văn và sử liệu hiện vật.
C. Sử liệu truyền miệng và sử liệu hiện vật.
D. Sử liệu đa phương tiện và sử liệu viết.
-
Câu 18:
Cho biết sử liệu là:
A. Là tất cả những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
B. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
C. Là những tài liệu để nghiên cứu và tái hiện lịch sử.
D. Là những dấu vết của các loài sinh vật trên Trái Đất.
-
Câu 19:
Trong nghiên cứu lịch sử, các nhà sử học cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản nào?
A. Tiến bộ, toàn diện, cụ thể, chủ quan và trung thực.
B. Trung thực, tiến bộ, phiến diện và khách quan.
C. Khách quan, chủ quan, tiến bộ, toàn diện và cụ thể.
D. Khách quan, trung thực, tiến bộ, toàn diện và cụ thể.
-
Câu 20:
Nội dung nào cho sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?
A. Rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cho cuộc sống hiện tại.
B. Bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học.
C. Nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người.
D. Giáo dục tư tưởng, đạo đức và phát triển nhân cách con người.
-
Câu 21:
Cho biết các chức năng của Sử học bao gồm
A. khoa học, xã hội và giáo dục.
B. khách quan, trung thực và khoa học.
C. xã hội, văn hóa và giáo dục.
D. trung thực, khoa học và giáo dục.
-
Câu 22:
Cho biết đối tượng nghiên cứu của Sử học là
A. quá trình hình thành và phát triển của các sinh vật trên Trái Đất.
B. sự ra đời và chu kì vận động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
C. cuộc sống hiện tại và trong tương lai của xã hội loài người.
D. quá trình phát sinh, phát triển của xã hội loài người trong quá khứ.
-
Câu 23:
Cho biết sử học là:
A. Là khoa học nghiên cứu lịch sử xã hội loài người.
B. Là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ.
C. Là những nhận thức của con người về quá khứ.
D. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử các loài sinh vật.
-
Câu 24:
Cho biết nhận thức lịch sử là:
A. Là phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.
B. Là khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
C. Là tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.
D. Là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.
-
Câu 25:
Nội dung nào cho sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?
A. Luôn thay đổi và phát triển không ngừng theo thời gian.
B. Tồn tại khách quan, độc lập, ngoài ý muốn của con người.
C. Vừa mang tính khách quan, vừa mang ý muốn chủ quan.
D. Phản ánh những nhận thức của con người về quá khứ.
-
Câu 26:
Lịch sử là gì?
A. Là khoa học dự đoán về tương lai.
B. Là những gì đang diễn ra ở hiện tại.
C. Là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
D. Là những gì sẽ diễn ra trong tương lai.
-
Câu 27:
Hai nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu khi nghiên cứu lịch sử bao gồm
A. lập danh mục sử liệu và tìm kiếm sử liệu.
B. sưu tầm sử liệu và xử lí thông tin sử liệu.
C. phân loại và đánh giá các nguồn sử liệu.
D. tìm kiếm và thu thập các nguồn sử liệu.
-
Câu 28:
Sử liệu nào sau đây không phải là sử liệu gốc?
A. Châu bản triều Nguyễn.
B. Sách Đại cương lịch sử Việt Nam.
C. Rìu tay núi Đọ (Thanh Hóa).
D. Trống đồng Đông Sơn.
-
Câu 29:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành khái niệm sau:
“…… là toàn bộ những hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử, chứa đựng những thông tin về quá khứ của loài người”.
A. Dã sử.
B. Lịch sử.
C. Sử học.
D. Sử liệu.
-
Câu 30:
Phương pháp Sử học nào sau đây nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó (hình thành, phát triển và tiêu vong)?
A. Phương pháp lô-gích.
B. Phương pháp liên ngành.
C. Phương pháp lịch sử.
D. Phương pháp đồng đại.
-
Câu 31:
Việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Sử học trong tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử không đem lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Góp phần thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
B. Giúp những thông tin do Sử học cung cấp trở nên đáng tin cậy.
C. Giúp những thông tin được cung cấp có giá trị thực tiễn.
D. Góp phần xây dựng thế giới hòa bình, yêu thương, nhân ái.
-
Câu 32:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng các nguyên tắc cơ bản của Sử học?
A. Khách quan, chủ quan, trung thực, nhân văn.
B. Chủ quan, nhân văn, khách quan, trung thực.
C. Khách quan, trung thực, nhân văn, tiến bộ.
D. Trung thực, nhân văn, tiến bộ, chủ quan.
-
Câu 33:
Nội dung nào sau đây không phải là nhiệm vụ của Sử học?
A. Cung cấp tri thức khoa học cho con người.
B. Tái hiện lại những sự kiện trong quá khứ.
C. Truyền bá những giá trị truyền thống tốt đẹp.
D. Góp phần dự báo về tương lai của nhân loại.
-
Câu 34:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của Sử học?
A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
B. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
C. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho con người.
D. Dự báo về tương lai của con người và xã hội loài người.
-
Câu 35:
Đối tượng nghiên cứu của Sử học là
A. các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
B. các loài sinh vật trên Trái Đất.
C. toàn bộ quá khứ của loài người.
D. quá trình hình thành Trái Đất.
-
Câu 36:
Sử học là
A. khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.
B. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.
C. tất cả những gì đã và đang diễn ra ở hiện tại.
D. khoa học nghiên cứu về lịch sử các loài sinh vật.
-
Câu 37:
Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?
A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử.
B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
C. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử.
D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử.
-
Câu 38:
Nhận thức lịch sử được hiểu là
A. những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.
B. tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.
C. ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
D. một phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.
-
Câu 39:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?
A. Là nhận thức của con người về quá khứ.
B. Tồn tại hoàn toàn khách quan.
C. Phụ thuộc vào ý muốn của con người.
D. Có thể thay đổi theo thời gian.
-
Câu 40:
Hiện thực lịch sử được hiểu là
A. quá trình con người tái hiện lại quá khứ.
B. những hiểu biết của con người về quá khứ.
C. những nghiên cứu về quá khứ loài người.
D. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.
-
Câu 41:
Lịch sử được hiểu là
A. những gì đã diễn ra trong quá khứ.
B. những gì đang diễn ra ở hiện tại.
C. ngành khoa học dự đoán về tương lai.
D. những gì sẽ diễn ra trong tương lai.
-
Câu 42:
Dấu tích Người tối cổ được nhìn nhận đã được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào của Việt Nam?
A. Nghệ An.
B. Thanh Hóa.
C. Cao Bằng.
D. Lạng Sơn.
-
Câu 43:
Hãy xác định những địa điểm được nhìn nhận tìm thấy dấu vết của người nguyên thủy đầu tiên ở Việt Nam?
A. Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh Hóa).
B. Núi Đọ, Hang Đắng (Ninh Bình)
C. Núi Đọ, Xuân Lộc (Đồng Nai), Hòa Bình.
D. Núi Đọ, Sơn Vi (Phú Thọ), mái đá Ngườm (Thái Nguyên).
-
Câu 44:
Đến thời kì Người tinh khôn được nhìn nhận đã xuất hiện những màu da khác nhau là
A. Vàng, đen, đỏ
B. Trắng, đỏ, đen
C. Vàng, đen, trắng
D. Trắng, đen, nâu.
-
Câu 45:
Màu da nào được nhìn nhận không được xác định là một chủng tộc được hình thành từ thời nguyên thủy
A. . Vàng
B. Đen
C. Trắng
D. Đỏ
-
Câu 46:
Người tối cổ được nhìn nhận khác loài vượn cổ ở điểm nào?
A. Đã bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình.
B. Đã biết chế tác công cụ lao động.
C. Biết chế tạo lao và cung tên.
D. Biết săn bắn, hái lượm.
-
Câu 47:
Tiến bộ quan trọng nhất trong đời sống của Người nguyên thủy được nhìn nhận là
A. định cư.
B. làm nhà ở.
C. biết nghệ thuật.
D. mặc quần áo
-
Câu 48:
Quan hệ hợp quần xã hội đầu tiên của con người được nhìn nhận hình thành khi nào?
A. Hình thành cùng với sự xuất hiện của Loài vượn cổ.
B. Hình thành với thời đại của Người tối cổ.
C. Hình thành cùng thời kì của Người tinh khôn.
D. Hình thành vào thời đại đá mới.
-
Câu 49:
Hợp quần xã hội đầu tiên của con người được nhìn nhận và gọi là
A. Bầy người nguyên thủy.
B. Thị tộc
C. Bộ lạc
D. Xã hội loài người sơ khai.
-
Câu 50:
Yếu tố nào được nhìn nhận đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tự cải biến, hoàn thiện từng bước của con người?
A. Chế tác công cụ.
B. Quá trình lao động.
C. Điều kiện tự nhiên.
D. Nhu cầu của xã hội.