Trắc nghiệm Lăng kính Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Với i1 , i2 , A lần lượt là góc tới, góc ló và góc chiết quang của lăng kính.Công thức xác định góc lệch D của tia sáng qua lăng kính là:
A. D = i1 + i2 – A.
B. D = i1 – i2 + A
C. D = i1 – i2 – A
D. D = i1 + i2 + A
-
Câu 2:
Một lăng kính thủy tinh có chiết suất \(n = \sqrt 2 \). Tiết diện thẳng của lăng kính là một tam giác đều ABC. Chiếu một tia sáng nằm trong mặt phẳng của tiết diện thẳng, tới AB với góc tới i1=450. Góc lệch D của lăng kính có giá trị là:
A. 450
B. 600
C. 300
D. 900
-
Câu 3:
Chọn câu trả lời đúng. Hai tia sáng song song chiếu thẳng góc vào mặt đáy của lăng kính như hình vẽ , có chiết suất n=√2. Góc giữa hai tia ló là:
A. 450
B. 600
C. 300
D. 900
-
Câu 4:
Lăng kính có góc ở đỉnh là 600. Chùm tia song song qua lăng kính có độ lệch cực tiểu là Dmin=420. Tìm chiết suất của lăng kính.
A. 1,2
B. 2,5
C. 1,55
D. 3,21
-
Câu 5:
Cho tia sáng truyền tới lăng kính như hình vẽ. Tia ló truyền đi đi sát mặt BC. Góc lệch tạo bởi lăng kính có giá trị nào sau đây?
A. 00
B. 22,50
C. 450
D. 900
-
Câu 6:
Có ba trường hợp truyền tia sáng qua lăng kính như hình vẽ. Ở các trường hợp nào sau đây, lăng kính không làm tia ló lệch về phía đáy?
A. Trường hợp (1)
B. Các trường hợp (1) và (2)
C. Ba trường hợp (1), (2) và (3).
D. Không trường hợp nào.
-
Câu 7:
Để chế tạo lăng kính phản xạ toàn phần đặt trong không khí thì phải chọn thủy tinh để chiết suất là
A. n > √2
B. n > √3
C. n > 1,5
D. √3> n > √2
-
Câu 8:
Trong một số dụng cụ quang, khi cần làm cho chùm sáng lệch một góc vuông, người ta thường dùng lăng kính phản xạ toàn phần thay cho gương phẳng vì
A. Tiết kiệm chi phí sản xuất vì không cần mạ bạc
B. Khó điều chỉnh gương nghiêng 450, còn lăng kính thì không cần điều chỉnh
C. Lớp mạ mặt sau của gương tạo nhiều ảnh phụ do phản xạ nhiều lần
D. Lăng kính có hệ số phản xạ gần 100% cao hơn ở gương
-
Câu 9:
Khi chiếu một chùm tia sáng vào mặt bên của một lăng kính đặt trong không khí, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Góc khúc xạ của tia sáng tới nhỏ hơn góc tới
B. Góc tới mặt bên thứ hai nhỏ hơn góc ló ra khỏi lăng kính
C. Luôn có chùm tia sáng ló ra khỏi mặt bên thứ hai
D. Chùm sáng bị lệch về đấy khi đi qua lăng kính.
-
Câu 10:
Chiếu một chùm sáng song song tới mặt bên của một lăng kính và có tia ló ra mặt bên còn lại. Khi thay đổi góc tới của tia tới thì góc lệch giữa tia ló so với tia tới
A. Luôn tăng dần
B. Luôn giảm dần
C. Luôn không đổi
D. Giảm rồi tăng
-
Câu 11:
Biết một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác ABC, góc chiết quang A. tia sáng đi tới mặt bên AB và ló ra mặt bên AC. So với tia tới thì tia ló
A. Lệch một góc chiết quang A
B. Đi ra ở góc B
C. Lệch về đáy của lăng kính
D. Đi ra cùng phương
-
Câu 12:
Lăng kính được cấu tạo bằng khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng hình lăng trụ. Tiết diện thẳng của lăng kính hình
A. Tròn
B. Elip
C. Tam giác
D. Chữ nhật
-
Câu 13:
Cho một lăng kính thủy tinh có tiết diện là tam giác vuông cân đặt trong không khí, góc chiết quang đối diện với mặt huyền. Nếu góc khúc xạ r1=300 thì góc tới r2=?
A. 150
B. 300
C. 450
D. 600
-
Câu 14:
Một lăng kính có tiết diện thẳng là tam giác đều, ba mặt như nhau, chiết suất n=√3 , được đặt trong không khí. Chiếu tia sáng đơn sắc nằm trong mặt phẳng tiết diện thẳng, vào mặt bên của lăng kính với góc tới i=600 . Góc lệch D của tia ló và tia tới bằng:
A. 600
B. 450
C. 300
D. 900
-
Câu 15:
Lăng kính có góc chiết quang A=300 và chiết suất n=√2. Tia ló truyền thẳng ra không khí vuông góc với mặt thứ hai của lăng kính khi góc tới có giá trị:
A. 300
B. 600
C. 450
D. 350
-
Câu 16:
Một lăng kính có chiết suất n , đặt trong không khí, có góc chiết quang A, nhận một tia sáng tới vuông góc với mặt bên AB và tia ló sát mặt bên AC của lăng kính. Chiết suất n của lăng kính xác định bởi:
A. \( n = \frac{1}{{\sin A}}\)
B. \(n=sini\)
C. \(n=sinA\)
D. \( n = \frac{1}{{\sin (A+i)}}\)
-
Câu 17:
Cho tia sáng truyền tới lăng kính như hình vẽ. Tia ló truyền đi đi sát mặt BC. Chiết suất n của lăng kính có giá trị nào sau đây? (Tính tròn với 1 chữ số thập phân)
A. 1,4
B. 1,5.
C. 1,7
D. Khác A, B, C
-
Câu 18:
Lăng kính thủy tinh có tiết diện thẳng là tam giác cân ABC đỉnh A. Một tia đơn sắc được chiếu vuông góc tới mặt bên AB. Sau hai lần phản xạ toàn phần trên hai mặt AC và AB, tia ló ra khỏi đáy BC theo phương vuông góc với BC. Tính góc chiết quang A:
A. 390
B. 360
C. 300
D. 330
-
Câu 19:
Phát biểu nào dưới đây không chính xác: Chiếu một chùm tia sáng vào một mặt bên của một lăng kính ở trong không khí:
A. Góc khúc xạ r1 bé hơn góc tới i1
B. Góc tới r2 tại mặt bên thứ hai bé hơn góc ló i2
C. Luôn luôn có chùm tia sáng ló ra ở mặt bên thứ hai
D. Chùm tia sáng bị lệch đi khi qua lăng kính
-
Câu 20:
Khi chiếu tia sáng đơn sắc qua lăng kính có tiết diện là tam giác đều với góc tới i1=450 thì góc khúc xạ r1 bằng góc tới r2 ( hình vẽ).
Góc lệch của tia sáng qua lăng kính khi đó là:
A. 450
B. 300
C. 900
D. 600
-
Câu 21:
Lăng kính có chiết suất n=√2 và góc chiết quang A=600 . Một chùm tia sáng đơn sắc hẹp được chiếu vào mặt bên AB của lăng kính với góc tới . Tính góc ló của tia sáng khi ra khỏi lăng kính và góc lệch của tia ló và tia tới.
A. 200
B. 400
C. 300
D. 500
-
Câu 22:
Chọn phương án đúng. Một tia sáng tới vuông góc với mặt AB của một lăng kính có chiết suất n=√2 và góc ở đỉnh A=300 , B là góc vuông. Góc lệch của tia sáng qua lăng kính là:
A. 50
B. 130
C. 150
D. 220
-
Câu 23:
Chiếu một tia sáng dưới một góc tới 250 vào một lăng kính đặt trong không khí có có góc chiết quang 500 và chiết suất 1,4. Góc lệch của tia sáng qua lăng kính là:
A. 26,330
B. 40,160
C. 250
D. 23,660
-
Câu 24:
Một lăng kính có tiết diện thẳng là một tam giác đều ABC. Chiếu 1 chùm sáng trắng hẹp vào mặt bên AB đi lên từ đáy. Chiết suất của lăng kính với ánh sáng đỏ là √2 đối với màu tím là √3 . Giả sử ban đầu lăng kính ở vị trí mà tia tím truyền đối xứng qua lăng kính. Ta cần phải quay lăng kính một góc bằng bao nhiêu để tia ló màu đỏ truyền đối xứng qua lăng kính?
A. 150
B. 300
C. 450
D. 200
-
Câu 25:
Khi chiếu tia sáng đơn sắc màu vàng vào mặt bên của lăng kính có góc chiết quang A=600 dưới góc tới i1 thì tia ló ra khỏi mặt AC lệch về đáy và cho góc lệch cực tiểu. Nếu thay ánh sáng màu vàng bằng ánh sáng màu đỏ thì góc lệch giữa tia tới và tia ló là bao nhiêu? Biết chiết suất của chất làm lăng kính đối với tia vàng và tia đỏ lần lượt là nV=1,52; nd=1,49
A. 46,870
B. 49,460
C. 600
D. 36,330
-
Câu 26:
Chiếu một tia sáng SI đến vuông góc với màn E tại I. Trên đường đi của tia sáng, người ta đặt tại đỉnh A của một lăng kính thủy tinh có góc chiết quang A=50 , chiết suất n=1,5 sao cho SI vuông góc với mặt phân giác của góc chiết quang A, tia sáng ló đến màn E tại điểm J. Đoạn IJ =? Biết rằng màn E đặt cách đỉnh A của lăng kính một khoảng 1m.
A. 8,72cm
B. 2,5m
C. 2,5cm
D. 4,36cm
-
Câu 27:
Một lăng kính thủy tinh có chiết suất n=1,6. Chiếu một tia sáng đơn sắc theo phương vuông góc với mặt bên của lăng kính. Tia sáng phản xạ toàn phần ở mặt bên của lăng kính. Tính giá trị nhỏ nhất của góc chiết quang A.
A. 51,30
B. 320
C. 38,70
D. 580
-
Câu 28:
Chiếu một tia sáng đơn sắc đến mặt bên AB của một lăng kính tiết diện là một tam giác đều ABC theo phương song song với đáy BC. Tia ló ra khỏi AC đi là là mặt AC. Chiết suất của chất làm lăng kính là:
A. √2
B. 1,8
C. 1,53
D. √3
-
Câu 29:
Hình vẽ bên là đường truyền của tia sáng đơn sắc qua lăng kính đặt trong không khí có chiết suất n=√2 . Biết tia tới vuông góc với mặt bên AB và tia ló ra khỏi lăng kính đi là là mặt AC. Tính góc chiết quang A của lăng kính?
A. 300
B. 600
C. 450
D. 38,50
-
Câu 30:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về lăng kính và đường đi của một tia sáng qua lăng kính?
A. Tiết diện thẳng của lăng kính là một tam giác cân.
B. Lăng kính là một khối chất trong suốt hình lăng trụ đứng, có tiết diện thẳng là một hình tam giác
C. Mọi tia sáng khi quang lăng kính đều khúc xạ và cho tia ló ra khỏi lăng kính.
D. A và C.
-
Câu 31:
Lăng kính phản xạ toàn phần là một khối lăng trụ thủy tinh có tiết diện thẳng là:
A. Một tam giác vuông cân
B. Một hình vuông
C. Một tam giác đều
D. Một tam giác bất kì
-
Câu 32:
Sử dụng hình vẽ về đường đi của tia sáng qua lăng kính: SI là tia tới, JR là tia ló, D là góc lệch giữa tia tới và tia ló, n là chiết suất của chất làm lăng kính. Công thức nào trong các công thức sau đây là đúng?
A. \(sini_1=nsinr_1\)
B. \(sini_2=nsinr_2\)
C. \(D=i_1+i_2−A\)
D. A, B và C đều đúng
-
Câu 33:
Với i1, i2, A lần lượt là góc tới, góc ló và góc chiết quang của lăng kính.Công thức xác định góc lệch D của tia sáng qua lăng kính là:
A. \(D=i_1+i_2–A\)
B. \(D=i_1−i_2+A\)
C. \(D=i_1−i_2–A\)
D. \(D=i_1+i_2+A\)
-
Câu 34:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về lăng kính?
A. Lăng kính là một khối chất trong suốt hình lăng trụ đứng, có tiết diện thẳng là một hình tam giác
B. Góc chiết quang của lăng kính luôn nhỏ hơn 900
C. Hai mặt bên của lăng kính luôn đối xứng nhau qua mặt phẳng phân giác của góc chiết quang.
D. Tất cả các lăng kính chỉ sử dụng hai mặt bên cho ánh sáng truyền qua
-
Câu 35:
Một lăng kính thủy tinh có chiết suất n=√2 . Tiết diện thẳng của lăng kính là một tam giác đều ABC. Chiếu một tia sáng nằm trong mặt phẳng của tiết diện thẳng, tới AB với góc tới i1=450 . Góc lệch D của lăng kính có giá trị là:
A. 450
B. 600
C. 300
D. 900
-
Câu 36:
Một lăng kính có góc chiết quang A. Chiếu tia sáng SI đến vuông góc với mặt bên của lăng kính. Biết góc lệch của tia ló và tia tới là D=150 . Cho chiết suất của lăng kính là n=1,5. Góc chiết quang A bằng:
A. 25,870
B. 64,130
C. 230
D. 320
-
Câu 37:
Sử dụng hình vẽ về đường đi của tia sáng qua lăng kính: SI là tia tới, JR là tia ló, D là góc lệch giữa tia tới và tia ló, n là chiết suất của chất làm lăng kính. Công thức nào trong các công thức sau là đúng?
A. \( \sin {i_1} = \frac{1}{n}\sin {i_2}\)
B. \(A=r_1+r_2\)
C. \(D=i_1+i_2−A\)
D. \( \sin \frac{{{D_m} + A}}{2} = n\sin \frac{A}{2}\)
-
Câu 38:
Sử dụng hình vẽ về đường đi của tia sáng qua lăng kính: SI là tia tới, JR là tia ló, D là góc lệch giữa tia tới và tia ló, n là chiết suất của chất làm lăng kính. Công thức nào trong các công thức sau là sai?
A. \( \sin {i_1} = \frac{1}{n}\sin {i_2}\)
B. \(A=r_1+r_2\)
C. \(D=i_1+i_2-A\)
D. \( \sin \frac{{{D_m} + A}}{2} = n\sin \frac{A}{2}\)
-
Câu 39:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi tia sáng đi qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì góc ló bằng i' góc tới i.
B. Khi tia sáng đi qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì góc ló i' có giá trị bé nhất.
C. Khi tia sáng đi qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì góc tới i có giá trị bé nhất.
D. Khi tia sáng đi qua lăng kính có góc lệch cực tiểu thì góc ló i' bằng hai lần góc tới i .
-
Câu 40:
Chiếu một chùm sáng đến lăng kính thì thấy tia ló ra là chùm ánh sáng nhiều màu sắc khác nhau từ đỏ đến tím. Có thể kết luận chùm sáng chiếu tới lăng kính là ánh sáng:
A. Chưa đủ căn cứ để kết luận
B. Đơn sắc
C. Ánh sáng đỏ
D. Ánh sáng trắng
-
Câu 41:
Chiếu một tia sáng đến lăng kính thì thấy tia ló ra là một tia sáng đơn sắc. Có thể kết luận tia sáng chiếu tới lăng kính là ánh sáng:
A. Chưa đủ căn cứ để kết luận
B. Đơn sắc
C. Tạp sắc
D. Ánh sáng trắng
-
Câu 42:
Chiếu một chùm sáng song song tới lăng kính. Tăng dần góc tới i từ giá trị nhỏ nhất thì:
A. Góc lệch D tăng theo i
B. Góc lệch D giảm dần
C. Góc lệch D tăng tới một giá trị xác định rồi giảm dần
D. Góc lệch D giảm tới một giá trị rồi tăng dần
-
Câu 43:
Một tia sáng tới gặp mặt bên của một lăng kính dưới góc tới i1 khúc xạ vào lăng kính và ló ra ở mặt bên còn lại. Nếu ta tăng góc i1 thì:
A. Góc lệch D tăng
B. Góc lệch D không đổi
C. Góc lệch D giảm
D. Góc lệch D có thể tăng hay giảm
-
Câu 44:
Phát biểu nào sau đây là không đúng? Chiếu một chùm sáng vào mặt bên của một lăng kính đặt trong không khí:
A. Góc khúc xạ r bé hơn góc tới
B. Góc tới r’ tại mặt bên thứ hai bé hơn góc ló i’
C. Luôn luôn có chùm tia sáng ló ra khỏi mặt bên thứ hai
D. Chùm sáng bị lệch đi khi đi qua lăng kính
-
Câu 45:
Lăng kính là:
A. Lăng kính là một khối trong suốt, đồng nhất, được giới hạn bởi hai mặt phẳng song song.
B. Lăng kính là một khối trong suốt, không đồng nhất, được giới hạn bởi hai mặt phẳng không song song.
C. Lăng kính là một khối trong suốt, đồng nhất, được giới hạn bởi hai mặt phẳng không song song
D. Lăng kính là một khối đặc, đồng nhất, được giới hạn bởi hai mặt phẳng không song song
-
Câu 46:
Lăng kính phản xạ toàn phần có tiết diện là
A. tam giác đều
B. tam giác cân.
C. tam giác vuông
D. tam giác vuông cân.
-
Câu 47:
Trong máy quang phổ, lăng kính thực hiện chức năng
A. phân tích ánh sáng từ nguồn sáng thành những thành phần đơn sắc.
B. làm cho ánh sáng qua máy quang phổ đều bị lệch.
C. làm cho ánh sáng qua máy quang phổ hội tụ tại một điểm.
D. Làm cho ánh sáng qua máy quang phổ được nhuộm màu.
-
Câu 48:
Công thức định góc lệch của tia sáng đơn sắc qua lăng kính là
A. D = i1 + i2 – A
B. D = i1 – A
C. D = r1 + r2 – A.
D. D = n (1 –A).
-
Câu 49:
Góc lệch của tia sáng khi truyền qua lăng kính là góc tạo bởi
A. hai mặt bên của lăng kính
B. tia tới và pháp tuyến.
C. tia tới lăng kính và tia ló ra khỏi lăng kính.
D. tia ló và pháp tuyến.
-
Câu 50:
Qua lăng kính có chiết suất lớn hơn chiết suất môi trường, ánh sáng đơn sắc bị lệch về phía
A. trên của lăng kính.
B. dưới của lăng kính.
C. cạnh của lăng kính
D. đáy của lăng kính.