Trắc nghiệm Kim loại kiềm thổ và hợp chất quan trọng của chúng Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Dùng dây Platin sạch nhúng vào hợp chất X rồi đem đốt trên ngọn lửa đèn khí (không màu), ngọn lửa có màu đỏ da cam. Kết luận nào sau đây đúng?
A. X là hợp chất của Sr
B. X là hợp chất của Mg
C. X là hợp chất của Ca
D. X là hợp chất của Ba
-
Câu 2:
Kim loại M vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng dung dịch HNO3 đặc, nguội. M là
A. Cu
B. Fe
C. Al
D. Mg
-
Câu 3:
Kim loại tan trong dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 đặc nguội là
A. Al
B. Mg
C. Fe
D. Cu
-
Câu 4:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ số mol.
B. Hỗn hợp gồm Ba(NO3)2 và NaHCO3 có thể tan hoàn toàn trong nước dư.
C. Chỉ dùng dung dịch NaOH để phân biệt được hỗn hợp gồm Mg, Al2O3 và MgO
D. Cr(III) oxit tan được trong dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường
-
Câu 5:
Cho dd Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dd: CaCl2, KHSO4, Ca(NO3)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là:
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
-
Câu 6:
Cho dung dịch chứa a mol Ca(HCO3)2 tác dụng với dung dịch chứa a mol chất tan X. Để thu được lượng kết tủa lớn nhất thì X là
A. Ba(OH)2
B. Ca(OH)2
C. NaOH
D. Na2CO3
-
Câu 7:
Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
A. Giấy quỳ tím
B. Zn
C. Al
D. BaCO3
-
Câu 8:
Cho dd Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dd: Ca(NO3)2, Na2CO3, KHSO4, Ca(OH)2, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là:
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
-
Câu 9:
Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại bari nhóm
A. IA
B. IIIA
C. IVA
D. IIA
-
Câu 10:
Chọn nội dung không chính xác khi nói về các nguyên tố nhóm IIA:
A. Đều phản ứng với dung dịch axit
B. Đều phản ứng với oxy
C. Đều có tính khử mạnh
D. Đều phản ứng với nước
-
Câu 11:
Cho các cặp chất: (a) Na2CO3 và BaCl2; (b) NaCl và Ba(NO3)2; (c) NaOH và H2SO4. Số cặp chất xảy ra phản ứng trong dung dịch thu được kết tủa là:
A. 0
B. 3
C. 1
D. 2
-
Câu 12:
Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là:
A. BaCl2
B. Na2CO3
C. NaOH
D. NaCl
-
Câu 13:
Bari cacbonat BaCO3 được dùng để:
A. làm bả chuột
B. dùng trong sản xuất thủy tinh
C. dùng trong sản xuất gạch
D. cả 3 phương án trên
-
Câu 14:
Dãy chất nào sau đây phản ứng với nước ở nhiệt độ thường:
A. Na, BaO, MgO
B. Mg, Ca, Ba
C. Na, K2O, BaO
D. Na, K2O, Al2O3
-
Câu 15:
Công thức chung của oxit kim loại Bari và các kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II là
A. R2O3
B. R2O
C. RO
D. RO2
-
Câu 16:
Không gặp Ba và các kim loại kiềm thổ khác trong tự nhiên ở dạng tự do vì:
A. Thành phần của chúng trong thiên nhiên rất nhỏ.
B. Kim loại kiềm thổ hoạt động hóa học mạnh.
C. Kim loại kiềm thổ dễ tan trong nước.
D. Kim loại kiềm thổ là những kim loại điều chế bằng cách điện phân.
-
Câu 17:
Hiện tượng xảy ra khi sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 là:
A. Xuất hiện kết tủa trắng.
B. Ban đầu tạo kết tủa trắng, sau đó tan dần.
C. Sau 1 thời gian mới xuất hiện kết tủa trắng.
D. Không xuất hiện kết tủa.
-
Câu 18:
Cho dd Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dd: CaCl2, KHSO4, Ca(NO3)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là:
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
-
Câu 19:
Muốn điều chế kim loại kiềm thổ người ta dùng phương pháp gì?
A. Nhiệt luyện.
B. Điện phân dung dịch.
C. Thuỷ luyện.
D. Điện phân nóng chảy.
-
Câu 20:
Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là
A. Giấy quỳ tím
B. Zn
C. Al
D. BaCO3
-
Câu 21:
Chỉ ra phát biểu sai.
A. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng dần từ Be đến Ba
B. Năng lượng ion hóa thứ nhất giảm dần từ Be đến Ba.
C. Ở nhiệt độ thường Be không phản ứng với nước còn Mg thì phản ứng chậm.
D. Các kim loại kiềm thổ đều nhẹ hơn nhôm.
-
Câu 22:
Để bảo quản Bari người ta cất giữ ở đâu
A. trong không khí
B. trong dầu
C. trong axit
D. trong axit
-
Câu 23:
Ứng dụng nào sau đây là của bari
A. sản xuất buji
B. sản xuất pháo hoa
C. sản xuất bóng đèn
D. tất cả phương án trên
-
Câu 24:
Bari có cấu trúc tinh thể theo kiểu nào?
A. Lập phương tâm khối
B. Lục phương
C. Lập phương tâm diện
D. Khác
-
Câu 25:
Hiện tượng xảy ra khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa H2SO4 là:
A. xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan một phần
B. có chất khí không màu bay lên
C. xuất hiện kết tủa trắng
D. xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan hết, dung dịch trong suốt
-
Câu 26:
Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là:
A. Na, K, Ca
B. Na, K, Ba
C. Li, Na, Mg
D. Mg, Ca, Ba
-
Câu 27:
Chất phản ứng được với dung dịch H2SO4 tạo ra kết tủa là:
A. BaCl2
B. Na2CO3
C. NaOH
D. NaCl
-
Câu 28:
Hiện tượng xảy ra khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa H2SO4 là:
A. xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan một phần.
B. có chất khí không màu bay lên.
C. xuất hiện kết tủa trắng,
D. xuất hiện kết tủa trắng sau đó tan hết, dung dịch trong suốt.
-
Câu 29:
Một hỗn hợp rắn gồm: Canxi và Canxicacbua. Cho hỗn hợp này tác dụng với nước dư nguời ta thu đuợc hỗn hợp khí
A. Khí H2
B. Khí H2 và CH2
C. Khí C2H2 và H2
D. Khí H2 và CH4
-
Câu 30:
Có hai chất rắn: CaO, MgO dùng hợp chất nào để phân biệt chúng?
A. HNO3
B. H2O
C. NaOH
D. HCl
-
Câu 31:
Khi bị bỏng do vôi bột, người ta sẽ chọn phương án sau đây là tối ưu để sơ cứu:
A. Rửa sạch vôi bột bằng nước sạch rồi rửa lại bằng dung dịch NH4Cl 10%.
B. Lau khô sạch vôi bột rồi rửa bằng nước xà phòng loãng.
C. Lau khô sạch vôi bột rồi rửa lại bằng dung dịch NH4Cl 10%.
D. Rửa sạch vôi bột bằng nước sạch rồi lau khô.
-
Câu 32:
Công dụng nào sau đây không phải của CaCO3:
A. Làm vôi quét tường
B. Làm vật liệu xây dựng
C. Sản xuất ximăng
D. Sản xuất bột nhẹ để pha sơn
-
Câu 33:
Canxi có trong thành phần của các khoáng chất: canxit, thạch cao, florit. Công thức của các khoáng chất tương ứng là:
A. \({CaC{O_3},{\rm{ }}CaS{O_4},{\rm{ }}C{a_3}{{\left( {P{O_4}} \right)}_2}}\)
B. \({CaC{O_3},{\rm{ }}CaS{O_4}.2{H_2}O,{\rm{ }}Ca{F_2}}\)
C. \({CaS{O_4},{\rm{ }}CaC{O_3},{\rm{ }}C{a_3}{{\left( {PO4} \right)}_2}}\)
D. \({CaC{l_2},{\rm{ }}Ca{{\left( {HC{O_3}} \right)}_2},{\rm{ }}CaS{O_4}}\)
-
Câu 34:
Để sát trùng, tẩy uế xung quanh khu vực bị ô nhiễm, người ta dùng
A. Ca(OH)2
B. CaO
C. CaCO3
D. CaOCl2
-
Câu 35:
Hợp chất Y của Canxi là thành phần chính của vỏ các loại ốc, sò... Ngoài ra Y được sử dụng rộng rãi trong sản xuất vôi, xi măng, thủy tinh, chất phụ gia trong công nghiêp thực phẩm. Hợp chất Y là:
A. CaO
B. CaCO3
C. Ca(OH)2
D. Ca3(PO4)2
-
Câu 36:
Một hỗn hợp rắn gồm: Canxi và Canxicacbua. Cho hỗn hợp này tác dụng với nước dư nguời ta thu đuợc hỗn hợp khí
A. Khí H2
B. Khí H2 và CH2
C. Khí C2H2 và H2
D. Khí H2 và CH4
-
Câu 37:
Khi đốt cháy canxi sẽ tạo thành canxi oxit hay còn gọi là
A. vôi sống
B. vôi tôi
C. dolomit
D. thạch cao
-
Câu 38:
Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là:
A. nhiệt phân CaCl2
B. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2
C. điện phân dung dịch CaCl2
D. điện phân CaCl2 nóng chảy
-
Câu 39:
Không gặp Ca và các kim loại kiềm thổ khác trong tự nhiên ở dạng tự do vì:
A. Thành phần của chúng trong thiên nhiên rất nhỏ.
B. Kim loại kiềm thổ hoạt động hóa học mạnh.
C. Kim loại kiềm thổ dễ tan trong nước.
D. Kim loại kiềm thổ là những kim loại điều chế bằng cách điện phân.
-
Câu 40:
Thành phần hóa học chính của thạch cao là:
A. CaCO3
B. Ca(NO3)2
C. CaSO4
D. Ca3(PO4)2
-
Câu 41:
Từ đá vôi CaCO3, điều chế Ca bằng cách:
A. Dùng kali đẩy canxi ra khỏi CaCO3
B. Điện phân nóng chảy CaCO3
C. Nhiệt phân CaCO3
D. Hòa tan với dd HCl rồi điện phân nóng chảy sản phẩm
-
Câu 42:
Hãy chọn phản ứng giải thích sự xâm thực của nước mưa với đá vôi và sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động
A. Do phản ứng của CO2 trong không khí với CaO thành CaCO3
B. Do CaO tác dụng với SO2 và O2 tạo thành CaSO4
C. Do sự phân huỷ Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2
D. Do quá trình phản ứng thuận nghịch CaCO3 + H2O + CO2 ⇌ Ca(HCO3)2 xảy ra trong 1 thời gian rất lâu.
-
Câu 43:
Điều nào sai khi nói về CaCO3
A. Là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước.
B. Không bị nhiệt phân hủy.
C. Bị nhiệt phân hủy tạo ra CaO và CO2.
D. Tan trong nước có chứa khí cacbonic.
-
Câu 44:
Kim loại Ca được điều chế bằng phương pháp điện phân
A. nóng chảy Ca(OH)2
B. dung dịch CaCl2
C. nóng chảy CaO
D. nóng chảy CaCl2
-
Câu 45:
Khi cho kim loại Ca vào các chất dưới đây, trường hợp nào không có phản ứng của Ca với nước ?
A. dung dịch CuSO4 vừa đủ
B. dung dịch HCl vừa đủ
C. dung dịch NaOH vừa đủ
D. H2O
-
Câu 46:
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại Ca là:
A. 1s1
B. 2s1
C. 4s2
D. 3s2
-
Câu 47:
Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là:
A. nhiệt phân CaCl2
B. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2
C. điện phân dung dịch CaCl2
D. điện phân CaCl2 nóng chảy
-
Câu 48:
Ứng dụng nào sau đây không phải của thạch cao nung (CaSO4.H2O)?
A. Bó bột khi gẫy xương
B. Đúc khuôn
C. Năng lượng
D. Thức ăn cho người và động vật
-
Câu 49:
Hợp chất Y của Canxi là thành phần chính của vỏ các loại ốc, sò... Ngoài ra Y được sử dụng rộng rãi trong sản xuất vôi, xi măng, thủy tinh, chất phụ gia trong công nghiêp thực phẩm. Hợp chất Y là:
A. CaO
B. CaCO3
C. Ca(OH)2
D. Ca3(PO4)2
-
Câu 50:
Có thể dùng CaO (ở thể rắn) để làm khô các chất khí nào sau đây?
A. \({N{H_3},{\rm{ }}{O_2},{\rm{ }}{N_2},{\rm{ }}C{H_4},{\rm{ }}{H_2}}\)
B. \({N{H_3},{\rm{ }}S{O_2},{\rm{ }}CO,{\rm{ }}C{l_2}}\)
C. \({{N_2},{\rm{ }}N{O_2},{\rm{ }}C{O_2},{\rm{ }}C{H_4},{\rm{ }}{H_2}.}\)
D. \({{N_2},{\rm{ }}C{l_2},{\rm{ }}{O_2},{\rm{ }}C{O_2}}\)