Trắc nghiệm Hiện tượng quang – phát quang Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Sự phát sáng của vật (hay con vật) nào dưới đây là hiện tượng quang - phát quang:
A. Một miếng nhựa phát quang.
B. Bóng đèn bút thử điện.
C. Con đom đóm.
D. Màn hình vô tuyến.
-
Câu 2:
Chọn câu SAI trong các câu dưới đây
A. Ánh sáng lân quang phát ra khi các tinh thể được chiếu sáng thích hợp có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng kích thích
B. Sự phát quang của các tinh thể khi được chiếu sáng bằng ánh sáng có bước sóng thích hợp gọi là sự huỳnh quang. Ánh sáng huỳnh quang còn tồn tại lâu sau khi tắt nguồn ánh sáng kích thích
C. Sự phát quang của các chất khi được chiếu sáng thích hợp gọi là sự phát quang. Tần số của ánh sáng phát quang nhỏ hơn tần số của ánh sáng kích thích
D. Các phản ứng hóa học xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng như phản ứng quang hợp gọi là phản ứng quang hóa
-
Câu 3:
Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng quang phát quang?
A. Chất lỏng fluorexein khi được chiếu sáng bằng tia tử ngoại.
B. phát quang ở màn hình vô tuyến.
C. phát quang ở đèn LED.
D. phát quang ở con đom đóm.
-
Câu 4:
Ánh sáng huỳnh quang là ánh sáng phát quang
A. Kéo dài trong một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích
B. Hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích
C. Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích
D. Do các tinh thể phát ra, khi được kích thích bằng ánh sáng thích hợp
-
Câu 5:
Sự hấp thụ của môi trường
A. Không có tính chọn lọc
B. Như nhau đối với mọi tần số ánh sáng
C. Phụ thuộc vào cường độ của chùm sáng chiếu tới
D. Phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng chiếu tới
-
Câu 6:
Vật trong suốt không màu là những vật
A. Hấp thụ hoàn toàn mọi ánh sáng nhìn thấy
B. Chỉ hấp thụ ánh sáng màu trắng
C. Chỉ hấp thụ ánh sáng đơn sắc
D. Không hấp thụ ánh sáng trong miền nhìn thấy của quang phổ
-
Câu 7:
Chọn câu đúng nhất. Sự phát quang đó là
A. Các vật tự nhiên phát sáng không chịu tác động gì từ bên ngoài
B. Do sự phản xạ ánh sáng chiếu vào vật
C. Vật bị đốt nóng phát ra
D. Một số chất khi hấp thụ năng lượng dưới một dạng nào đó thì có khả năng phát ra các bức xạ điện từ trong miền ánh sáng nhìn thấy
-
Câu 8:
Huỳnh quang là sự phát quang
A. Có thời gian phát quang ngắn hơn 10-8 s
B. Có thời gian phát quang xảy ra tùy ý
C. Có thời gian phát quang là 10-8 s
D. Có thời gian phát quang dài hơn 10-8 s
-
Câu 9:
Lân quang là sự phát quang
A. Thường xảy ra ở chất khí
B. Có thời gian phát quang xảy ra tùy ý
C. Thường xảy ra ở chất lỏng
D. Có thời gian phát quang dài hơn 10-8 s
-
Câu 10:
Một chất phát quang và phát ra ánh sáng màu lục. Chiếu ánh sáng nào dưới đây vào chất đó thì nó sẽ phát quang:
A. Ánh sáng màu vàng.
B. Ánh sáng màu tím.
C. Ánh sáng màu đỏ.
D. Ánh sáng màu da cam.
-
Câu 11:
Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục. Đó là hiện tượng
A. quang – phát quang.
B. phản xạ ánh sáng
C. hóa – phát quang.
D. tán sắc ánh sáng.
-
Câu 12:
Khi chiếu một ánh sáng kích thích vào một chất lỏng thì chất lỏng này phát ánh sáng huỳnh quang màu vàng. Ánh sáng kích thích đó không thể là ánh sáng
A. màu đỏ.
B. màu chàm.
C. màu tím.
D. màu lam.
-
Câu 13:
Quang điện trở được chế tạo từ
A. kim loại và có đặc điểm là điện trở suất của nó giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
B. là một điện trở làm bằng chất quang dẫn.Điện trở của nó có thể thay đổi từ vài mêgaôm khi không được chiếu sáng đến vài ôm khi được chiếu sáng.
C. chất bán dẫn và có đặc điểm là dẫn điện tốt khi không bị chiếu sáng và trở nên dẫn điện kém khi được chiếu sáng thích hợp.
D. kim loại và có đặc điểm là điện trở suất của nó tăng khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.
-
Câu 14:
Trong ánh sáng đơn sắc đỏ, một cuốn sách màu xanh dương sẽ hiện thành màu
A. đỏ
B. tím
C. đen
D. xanh dương
-
Câu 15:
Hiện tượng thực nghiệm nào sau đây chứng tỏ năng lượng bên trong nguyên tử nhận các giá trị gián đoạn?
A. Quang phổ do đèn dây tóc phát ra
B. phát quang
C. Hiện tượng quang điện.
D. Hiện tượng phóng xạ β.
-
Câu 16:
Dụng cụ nào sau đây là ứng dụng của hiện tượng quang phát quang ?
A. Bút laze
B. Bóng đèn ống
C. Pin quang điện.
D. Quang trở.
-
Câu 17:
Theo thuyết lượng tử ánh sáng, để phát ánh sáng huỳnh quang, mỗi nguyên tử hay phân tử của chất phát quang hấp thụ hoàn toàn một photon của ánh sáng kích thích có năng lượng ε để chuyển sang trạng thái kích thích, sau đó
A. giải phóng một electron tự do có năng lượng nhỏ hơn ε do có mất mát năng lượng.
B. phát ra một photon khác có năng lượng lớn hơn ε do có bổ sung năng lượng.
C. giải phóng một electron tự do có năng lượng lớn hơn ε do có bổ sung năng lượng.
D. phát ra một photon khác có năng lượng nhỏ hơn ε do mất mát năng lượng.
-
Câu 18:
Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục. Đó là hiện tượng
A. phản xạ ánh sáng.
B. quang - phát quang.
C. hóa - phát quang
D. tán sắc ánh sáng.
-
Câu 19:
Sự phát sáng nào sau đây là hiện tượng quang - phát quang?
A. Sự phát sáng của con đom đóm.
B. Sự phát sáng của đèn dây tóc.
C. Sự phát sáng của đèn ống thông dụng.
D. Sự phát sáng của đèn LED.
-
Câu 20:
Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu chàm vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là ánh sáng
A. màu đỏ.
B. màu tím.
C. màu vàng.
D. màu lục.
-
Câu 21:
Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu lam vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là ánh sáng
A. màu cam.
B. màu chàm
C. màu đỏ.
D. màu vàng.
-
Câu 22:
Sự phát sáng nào sau đây là hiện tượng quang − phát quang?
A. Sự phát sáng của con đom đóm.
B. Sự phát sáng của đèn dây tóc.
C. Sự phát sáng của đèn ống thông dụng.
D. Sự phát sáng của đèn LED.
-
Câu 23:
Một chất phát quang có khả năng phát ra ánh sáng màu lục khi được kích thích phát sáng. Hỏi khi chiếu ánh sáng đơn sắc nào dưới đây thì chất đó sẽ phát quang ?
A. Đỏ sẫm.
B. Đỏ tươi.
C. Vàng.
D. Tím.
-
Câu 24:
Một chất có khả năng phát quang ánh sáng màu đỏ và ánh sáng màu lục. Nếu dùng tia tử ngoại để kích thích sự phát quang của chất đó thì ánh sáng phát quang có thể có màu nào?
A. Màu đỏ.
B. Màu vàng.
C. Màu lục.
D. Màu lam.
-
Câu 25:
Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu lam thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng nào dưới đây?
A. Ánh sáng đỏ.
B. Ánh sáng lục.
C. Ánh sáng vàng.
D. Ánh sáng chàm.
-
Câu 26:
Ánh sáng phát quang của một chất có bước sóng 0,5 µm. Hỏi nếu chiếu vào chất đó ánh sáng có bước sóng nào dưới đây thì nó sẽ không phát quang ?
A. 0,3 µm.
B. 0,4 µm.
C. 0,5 µm.
D. 0,6 µm.
-
Câu 27:
Một phôtôn có năng lượng 1,79 eV bay qua hai nguyên tử có hiệu 2 mức năng lượng nào đó là 1,79 eV, nằm trên cùng phương của phôtôn tới. Các nguyên tử này có thể ở trạng thái cơ bản hoặc trạng thái kích thích. Gọi x là số phôtôn có thể thu được sau đó, theo phương của phôtôn tới. Hãy chỉ ra đáp số sai.
A. x = 0.
B. x = 1.
C. x = 2.
D. x = 3.
-
Câu 28:
Dung dịch Fluorêxêin hấp thụ ánh sáng có bước sóng 0,49 µm và phát ra ánh sáng có bước sóng 0,52 µm, người ta gọi hiệu suất của sự phát quang là tỉ số giữa năng lượng ánh sáng phát quang và năng lượng ánh sáng hấp thụ. Biết hiệu suất của sự phát quang của dung dịch Fluorêxêin là 75%. Số phần trăm của phôtôn bị hấp thụ đã dẫn đến sự phát quang của dung dịch là
A. 82,7%.
B. 79,6%.
C. 75,0%.
D. 66,8%.
-
Câu 29:
Chất lỏng fluorexein hấp thụ ánh sáng kích thích có bước sóng λ = 0,48 μm và phát ra ánh sáng có bước sóng λ’ = 0,64 μm. Biết hiệu suất của sự phát quang này là 50%, số phôtôn của ánh sáng kích thích chiếu đến trong 1 s là 2011.109 hạt. Số phôtôn của chùm sáng phát quang phát ra trong 1 s là
A. 2,4132.1012.
B. 1,34.1012.
C. 2,4108.1011.
D. 1,356.1011.
-
Câu 30:
Một chất phát quang được kích thích bằng ánh sáng có bước sóng 0,26 μm thì phát ra ánh sáng có bước sóng 0,52 μm. Giả sử công suất của chùm sáng phát quang bằng 20% công suất của chùm sáng kích thích. Tỉ số giữa số phôtôn ánh sáng phát quang và số phôtôn ánh sáng kích thích trong cùng một khoảng thời gian là
A. 2/5.
B. 4/5.
C. 1/5.
D. 1/10.
-
Câu 31:
Nguồn sáng X có công suất P1 phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng \({\lambda}\)1 = 400 nm. Nguồn sáng Y có công suất P2 phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng \({\lambda}\)2 = 600 nm. Trong cùng một khoảng thời gian, tỉ số giữa số phôtôn mà nguồn sáng X phát ra so với số phôtôn mà nguồn sáng Y phát ra là \(\frac{5}{4}.\) Tỉ số \(\frac{{{P}_{1}}}{{{P}_{2}}}\) bằng
A. 8/15.
B. 6/5.
C. 5/6.
D. 15/8.
-
Câu 32:
Một chất có khả năng phát ra bức xạ có bước sóng 0,5 µm khi bị chiếu sáng bởi bức xạ 0,3 µm. Biết rằng công suất của chùm sáng phát quang chỉ bằng 0,01 công suất của chùm sáng kích thích và công suất chùm sáng kích thích là 1 W. Hãy tính số phôtôn mà chất đó phát ra trong 10 s.
A. 2,516.1017
B. 2,516.1015
C. 1,51.1019
D. 1,546.1015
-
Câu 33:
Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,30 μm vào một chất thì thấy chất đó phát ra ánh sáng có bước sóng 0,50 μm. Cho rằng công suất của chùm sáng phát quang chỉ bằng 1,5% công suất của chùm sáng kích thích. Hãy tính xem trung bình mỗi phôtôn ánh sáng phát quang ứng với bao nhiêu phôtôn ánh sáng kích thích.
A. 60.
B. 40.
C. 120.
D. 80.
-
Câu 34:
Một chất có khả năng phát ra bức xạ có bước sóng 0,5 µm khi bị chiếu sáng bởi bức xạ 0,3 µm. Gọi P0 là công suất chùm sáng kích thích và biết rằng cứ 600 phôtôn chiếu tới sẽ có 1 phôtôn bật ra. Công suất chùm sáng phát ra P theo P0.
A. 0,1 P0.
B. 0,01P0.
C. 0,001P0 .
D. 100P0 .
-
Câu 35:
Một chất có khả năng phát ra bức xạ có bước sóng 0,5 µm khi bị chiếu sáng bởi bức xạ 0,3 µm. Biết rằng công suất của chùm sáng phát quang chỉ bằng 0,1 công suất của chùm sáng kích thích. Hãy tính tỷ lệ giữa số phôtôn bật ra và số phôtôn chiếu tới.
A. 0,667.
B. 0,001667.
C. 0,1667.
D. 6.
-
Câu 36:
Một chất có khả năng phát ra bức xạ có bước sóng 0,5 µm khi bị chiếu sáng bởi bức xạ 0,3 µm. Hãy tính phần năng lượng phôtôn mất đi trong quá trình trên.
A. 2,65.10-19 J.
B. 26,5.10-19 J.
C. 2,65.10-18 J.
D. 265.10-19 J.
-
Câu 37:
Trong hiện tượng quang phát quang luôn có sự hấp thụ hoàn toàn một phôtôn và
A. làm bật ra một êlectron khỏi bề mặt chất.
B. giải phóng một êlectron liên kết thành êlectron tự do.
C. giải phóng một phôtôn có năng lượng lớn hơn.
D. giải phóng một phôtôn có năng lượng nhỏ hơn.
-
Câu 38:
Phát biểu nào đúng khi so sánh hiện tượng quang phát quang và hiện tượng phản quang
A. Đều có sự hấp thụ phôtôn có năng lượng lớn rồi phát ra phôtôn có năng lượng nhỏ hơn.
B. Đều là quá trình tự phóng ra các phôtôn.
C. Đều có sự hấp thụ phôtôn.
D. Quang phát quang có sự hấp thụ phôtôn còn phản quang chỉ phản xạ phôtôn mà không hấp thụ.
-
Câu 39:
Cột mốc, biển báo giao thông không sử dụng chất phản quang mà dùng chất phát quang là vì
A. Chất phát quang có thể phát theo mọi hướng trong khi chất phản quang thì chỉ theo hướng phản xạ và gây lóa mắt người điều khiển phương tiện giao thông.
B. Chất phản quang đắt tiền và dễ hư hỏng do điều kiện môi trường.
C. Chất phát quang có thể phát ra ánh sáng có cường độ lớn nên dễ quan sát hơn.
D. Chất phát quang có thể phát ra ánh sáng có nhiều màu nên dễ quan sát hơn.
-
Câu 40:
Cột mốc, biển báo giao thông không sử dụng chất phát quang màu tím mà dùng màu đỏ là vì
A. màu tím gây chói mắt.
B. không có chất phát quang màu tím.
C. phần lớn đèn của các phương tiện giao thông không thể gây phát quang màu tím.
D. màu đỏ dễ phân biệt trong đêm tối.
-
Câu 41:
Ánh sáng phát quang của một chất có tần số 6.1014 Hz. Hỏi những bức xạ có tần số nào dưới đây có thể gây ra sự phát quang cho chất đó?
A. 5.1014 Hz.
B. 7.1014 Hz.
C. 6.1014 Hz.
D. 9.1013 Hz.
-
Câu 42:
Một chất phát quang có khả năng phát ra ánh sáng màu vàng lục khi được kích thích phát sáng. Hỏi khi chiếu vào chất đó ánh sáng đơn sắc nào dưới đây thì chất đó sẽ phát quang?
A. Đỏ.
B. Lam.
C. Vàng.
D. Da cam.
-
Câu 43:
Chọn câu đúng.
A. Tia hồng ngoại chỉ có thể gây ra hiện tượng phát quang với một số chất khí.
B. Bước sóng của ánh sáng lân quang nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.
C. Ánh sáng lân quang tắt ngay sau khi tắt nguồn sáng kích thích.
D. Quang - phát quang là hiện tượng trong đó xảy ra sự hấp thụ ánh sáng.
-
Câu 44:
Sự phát sáng của nguồn nào dưới đây không là sự phát quang?
A. Đèn ống.
B. Ánh trăng.
C. Đèn LED.
D. Con đom đóm.
-
Câu 45:
Một đặc điểm của sự phát quang là
A. quang phổ của vật phát quang là quang phổ liên tục.
B. quang phổ của vật phát quang phụ thuộc vào ánh sáng kích thích.
C. bức xạ phát quang là bức xạ riêng của vật.
D. ánh sáng phát quang có bước sóng ngắn hơn bước sóng ánh sáng kích thích.
-
Câu 46:
Khi chiếu vào một chất lòng ánh sáng chàm thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thế là ánh sáng
A. vàng.
B. lục.
C. đỏ.
D. tím.
-
Câu 47:
Nếu ánh sáng huỳnh quang có màu lam thì ánh sáng kích thích có thể là
A. màu vàng.
B. màu lục.
C. màu đỏ.
D. màu tím.
-
Câu 48:
Trong hiện tượng quang - phát quang khi nguyên tử hay phân tử hấp thụ hoàn toàn một phôtôn của ánh sáng kích thích sẽ dẫn đến
A. giải phóng một êlectron dẫn.
B. giải phóng một êlectron tự do.
C. giải phóng một êlectron và lỗ trống.
D. phát ra một phôtôn khác.
-
Câu 49:
Trong thuyết lượng tử ánh sáng, để phát ánh sáng huỳnh quang, mỗi nguyên tử hay phân tử của hấp quang hấp thụ hoàn toàn một phôtôn của ánh sáng kích thích năng lượng ε để chuyển sang trạng thái kích thích, sau đó
A. giải phóng một êlectron tự do có năng lượng nhỏ hơn ε do mất mát năng lượng.
B. phát ra một phôtôn khác có năng lượng nhỏ hơn ε do có có bổ sung năng lượng.
C. giải phóng một êlectron tự do có năng lượng nhỏ hơn ε do có bổ sung năng lượng.
D. giải phóng một phôtôn có năng lượng nhỏ hơn ε do mất mát năng lượng.
-
Câu 50:
Một chất phát quang được kích thích bằng ánh sáng có bước sóng 0,3 mm thì phát ra ánh sáng có bước sóng \(\lambda =\text{0},\text{6 }\mu \text{m}\text{.}\) Giả sử công suất của chùm sáng phát quang bằng 40% công suất của chùm sáng kích thích. Tỉ số giữa số phôtôn ánh sáng phát quang và số phôtôn ánh sáng kích thích trong cùng một khoảng thời gian là
A. 1/5.
B. 1/10.
C. 4/5.
D. 2/5.