Trắc nghiệm Hiện tượng quang – phát quang Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Một chất phát quang có khả năng phát ra ánh sáng màu lục khi được kích thích phát sáng. Hỏi khi chiếu vào chất đó ánh sáng đơn sắc nào dưới đây thì chất sẽ phát quang?
A. Màu lam.
B. Màu lục.
C. Màu đỏ.
D. Màu vàng.
-
Câu 2:
Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu chàm thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng nào dưới đây?
A. Ánh sáng đỏ.
B. Ánh sáng cam.
C. Ánh sáng lục.
D. Ánh sáng tím.
-
Câu 3:
Hiện tượng quang phát quang có thể xảy ra khi phôtôn bị
A. êlectron trong kẽm hấp thụ.
B. êlectron liên kết trong CdS bị hấp thụ.
C. phân tử chất diệp lục hấp thụ.
D. êlectron trong sắt hấp thụ.
-
Câu 4:
Hấp thụ ánh sáng là hiện tượng
A. Khi truyền trong chân không, chùm sáng bị hấp thụ
B. Không có sự tương tác giữa ánh sáng với các nguyên tử hay phân tử
C. Cường độ ánh sáng giảm theo hàm bậc nhất khi truyền qua môi trường hấp thụ
D. Môi trường vật chất làm giảm cường độ của chùm sáng truyền qua nó
-
Câu 5:
Khi cho ánh sáng truyền qua một môi trường vật chất thì:
A. Cường độ chùm sáng giảm theo quy luật hàm bậc nhất
B. Cường độ chùm sáng không thay đổi
C. Ánh sáng bị tắt ngay lập tức
D. Cường độ chùm sáng giảm theo định luật hàm số mũ của độ dài đường đi tia sáng
-
Câu 6:
Vật trong suốt không màu là những vật
A. Hấp thụ hoàn toàn mọi ánh sáng nhìn thấy
B. Chỉ hấp thụ ánh sáng màu trắng
C. Chỉ hấp thụ ánh sáng đơn sắc
D. Không hấp thụ ánh sáng trong miền nhìn thấy của quang phổ
-
Câu 7:
Chọn câu đúng nhất. Sự phát quang đó là
A. Các vật tự nhiên phát sáng không chịu tác động gì từ bên ngoài
B. Do sự phản xạ ánh sáng chiếu vào vật
C. Vật bị đốt nóng phát ra
D. Một số chất khi hấp thụ năng lượng dưới một dạng nào đó thì có khả năng phát ra các bức xạ điện từ trong miền ánh sáng nhìn thấy
-
Câu 8:
Huỳnh quang là sự phát quang
A. Có thời gian phát quang ngắn hơn 10-8 s
B. Có thời gian phát quang xảy ra tùy ý
C. Có thời gian phát quang là 10-8 s
D. Có thời gian phát quang dài hơn 10-8 s
-
Câu 9:
Lân quang là sự phát quang
A. Thường xảy ra ở chất khí
B. Có thời gian phát quang xảy ra tùy ý
C. Thường xảy ra ở chất lỏng
D. Có thời gian phát quang dài hơn 10-8s
-
Câu 10:
Một chất phát quang và phát ra ánh sáng màu lục. Chiếu ánh sáng nào dưới đây vào chất đó thì nó sẽ phát quang:
A. Ánh sáng màu vàng.
B. Ánh sáng màu tím.
C. Ánh sáng màu đỏ.
D. Ánh sáng màu da cam.
-
Câu 11:
Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục. Đó là hiện tượng
A. quang – phát quang.
B. phản xạ ánh sáng.
C. hóa – phát quang.
D. tán sắc ánh sáng.
-
Câu 12:
Trong quang phổ vạch phát xạ của nguyên tử hiđro, dãy Pa-sen gồm:
A. Các vạch trong miền hồng ngoại.
B. Các vạch trong miền ánh sáng nhìn thấy.
C. Các vạch trong miền tử ngoại và một số vạch trong miền ánh sáng nhìn thấy.
D. Các vạch trong miền tử ngoại.
-
Câu 13:
Khi chiếu một ánh sáng kích thích vào một chất lỏng thì chất lỏng này phát ánh sáng huỳnh quang màu vàng. Ánh sáng kích thích đó không thể là ánh sáng
A. màu đỏ.
B. màu chàm.
C. màu tím.
D. màu lam.
-
Câu 14:
Trong ánh sáng đơn sắc đỏ, một cuốn sách màu xanh dương sẽ hiện thành màu
A. đỏ
B. tím
C. đen
D. xanh dương
-
Câu 15:
Dụng cụ nào sau đây là ứng dụng của hiện tượng quang phát quang?
A. Bút laze.
B. Bóng đèn ống.
C. Pin quang điện.
D. Quang trở.
-
Câu 16:
Trường hợp nào sau đây không phải là sự phát quang?
A. Phát quang catôt ở màn hình tivi.
B. Sự phát quang của đom đóm.
C. Sự phát quang của dây tóc bóng đèn trong bóng đèn sợi đốt.
D. Sự phát sáng của photpho bị oxi hóa trong không khí.