Trắc nghiệm Hiện tượng quang – phát quang Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Trong không khí, khi chiếu ánh sáng có bước sóng 550 nm vào một chất huỳnh quang thì chất này có thể phát ra ánh sáng huỳnh quang có bước sóng là
A. 480 nm.
B. 540 nm.
C. 650 nm.
D. 450 nm.
-
Câu 2:
Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu chàm vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là ánh sáng
A. màu đỏ.
B. màu tím.
C. màu vàng.
D. màu lục.
-
Câu 3:
Đèn LED hiện nay được sử dụng phổ biến nhờ hiệu suất phát sáng cao. Nguyên tắc hoạt động của đèn LED dựa trên hiện tượng
A. điện - phát quang.
B. hóa - phát quang.
C. nhiệt - phát quang.
D. quang - phát quang.
-
Câu 4:
Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu lam vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là ánh sáng
A. màu cam.
B. màu chàm.
C. màu đỏ.
D. màu vàng.
-
Câu 5:
Ánh sáng huỳnh quang là ánh sáng
A. Tồn tại trong thời gian dài hơn 10-8 s sau khi tắt ánh sáng kích thích.
B. Hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.
C. Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích.
D. Do có tinh thể phát ra, khi được kích thích bằng ánh sáng mặt trời.
-
Câu 6:
Trong hiện tượng quang – phát quang có sự hấp thụ ánh sáng để
A. làm cho vật phát sáng.
B. tạo ra dòng điện trong vật.
C. làm cho vật nóng lên.
D. thay đổi điện trở của vật.
-
Câu 7:
Có bao nhiêu loại laze:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục. Đó là hiện tượng
A. phản xạ ánh sáng.
B. quang - phát quang.
C. hóa - phát quang.
D. tán sắc ánh sáng.
-
Câu 9:
Khi chiếu vào một chất lỏng ánh sáng chàm thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là
A. ánh sáng tím.
B. ánh sáng vàng.
C. ánh sáng đỏ.
D. ánh sáng lục.
-
Câu 10:
Ở một nhiệt độ nhất định, nếu một đám hơi có khả năng phát ra hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng tương ứng λ1 và λ2 (với λ1 < λ2 ) thì nó cũng có khả năng hấp thụ
A. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng nhỏ hơn λ1.
B. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong khoảng từ λ1 đến λ2.
C. hai ánh sáng đơn sắc đó.
D. mọi ánh sáng đơn sắc có bước sóng lớn hơn λ2.
-
Câu 11:
Khi chiếu vào tấm bìa tím chùm sáng lam, ta thấy tấm bìa màu
A. tím.
B. lam.
C. đen.
D. chàm.
-
Câu 12:
Khi chiếu vào tấm bìa trắng chùm sáng đỏ, ta thấy tấm bìa màu
A. cam.
B. đen.
C. trắng.
D. đỏ.
-
Câu 13:
Khi chiếu vào tấm bìa đỏ chùm sáng trắng, ta thấy tấm bìa màu
A. đỏ.
B. trắng.
C. đen.
D. tím.
-
Câu 14:
Một vật màu vàng thì
A. phản xạ, tán xạ ánh sáng vàng.
B. cho tất cả ánh sáng khác truyền qua.
C. hấp thụ và cho truyền các ánh sáng khác.
D. phản xạ tất cả ánh sáng khác.
-
Câu 15:
Ánh sáng kích thích màu lam thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng màu nào dưới đây?
A. Ánh sáng chàm.
B. Ánh sáng đỏ.
C. Ánh sáng vàng.
D. Ánh sáng lục.
-
Câu 16:
Ánh sáng lân quang là ánh sáng phát quang
A. hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.
B. có thể tồn tại khá lâu sau khi tắt ánh sáng kích thích.
C. có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích.
D. được phát ra bởi các chất rắn, chất lỏng và chất khí.
-
Câu 17:
Ánh sáng huỳnh quang là ánh sáng phát quang
A. hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.
B. tồn tại một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.
C. có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích.
D. được phát ra bởi các chất rắn và chất lỏng.
-
Câu 18:
Sự phát sáng của vật nào dưới đây là sự quang - phát quang?
A. Tia lửa điện.
B. Hồ quang.
C. Ngọn đèn cồn.
D. Bóng đèn ống.
-
Câu 19:
Một chất phát quang có thể phát ra ánh sáng màu đỏ và màu lục. Nếu kích thích phát quang bằng ánh sáng màu vàng thì chất đó có thể phát ra ánh sáng màu gì?
A. Màu vàng
B. Màu lục
C. Màu đỏ
D. Màu lam
-
Câu 20:
Chọn câu sai khi nói về sự phát quang:
A. Khi chất khí được kích thích bởi ánh sáng có tần số f, sẽ phát ra ánh sáng có tần số f’<f.
B. Đèn huỳnh quang là việc áp dụng sự phát quang của chất khí.
C. Ánh sáng lân quang có thể kéo dài một thời gian sau khi tắt ánh sáng kích thích.
D. Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu lam thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng màu chàm.
-
Câu 21:
Một chất có khả năng phát ra ánh sáng phát quang với tần số 6.1014 Hz. Cho biết hằng số tốc độ ánh sáng trong chân không là c = 3.108 m/s. Khi dùng ánh sáng kích thích có bước sóng nào dưới đây không thể gây ra sự phát quang cho chất này?
A. 0,40 μm.
B. 0,55 μm.
C. 0,38 μm.
D. 0,45 μm.
-
Câu 22:
Một chất phát quang có khả năng phát ra ánh sáng màu vàng khi được kích thích phát sáng. Hỏi khi chiếu vào chất đó ánh sáng đơn sắc nào dưới đây thì chất đó sẽ phát quang?
A. Vàng.
B. Lục.
C. Đỏ.
D. Da cam.
-
Câu 23:
Xét quang phổ của ánh sáng do các nguồn sau đây phát ra:
(I) Bóng đèn nêon trong bút thử điện.
(II) Dây tóc bóng đèn nung nóng.
(III) Ngọn lửa đèn cồn có rắc vài hạt muối vào bấc.
(IV) Một tia chớp.
Trong các trường hợp kể trên, trường hợp nào thuộc loại quang phổ vạch phát xạ?
A. (I) và (III).
B. (II) và (IV).
C. (I), (II) và (III).
D. (I) và (IV).
-
Câu 24:
Những nguồn ánh sáng nào sau đây phát ra quang phổ liên tục?
(I) Các đèn ống xanh, đỏ ở các biển quảng cáo.
(II) Dòng nham thạch mới chảy ra khỏi miệng núi lửa.
(III) Quang phổ của các sao.
(IV) Lò luyện kim.
A. (III).
B. (II) và (IV).
C. (III) và (II)
D. (I) và (II).
-
Câu 25:
Kí hiệu các tính chất sau: (1) Công suất rất lớn; (2) Cường độ rất lớn; (3) Tình kết hợp rất cao; (4) Tính đơn sắc rất cao.
Laze có tính chất nào kể trên?
A. (1) và (4)
B. (2) và (3).
C. (2), (3) và (4).
D. (1), (3) và (4).
-
Câu 26:
Kí hiệu các màu như sau: (1) Màu cam; (2) Màu lam; (3) Màu tím; (4) Màu lục. Một chất phát quang phát ra ánh sáng màu vàng. Khi chiếu ánh sáng nào kể trên vào chất đó thì không thể xảy ra hiện tượng phát quang?
A. (1).
B. (2) và (3).
C. (3) và (4).
D. (1) và (2).
-
Câu 27:
Chọn phát biểu đúng khi nói về hiện tượng quang dẫn?
A. Trong hiện tượng quang dẫn, êlectron được giải phóng khỏi khối bán dẫn.
B. Đó là hiện tượng giảm mạnh điện trở của chất bán dẫn khi được chiếu sáng bằng ánh sáng thích hợp.
C. Ứng dụng quan trọng nhất của hiện tượng quang dẫn là tạo ra đèn ống.
D. Chỉ xảy ra khi ánh sáng kích thích có bước sóng nhỏ hơn ánh sáng nhìn thấy.
-
Câu 28:
Một chât phát quang có khả năng phát ra ánh sáng có bước sóng λp = 0,7 μm. Hỏi nếu chiếu vào ánh sáng nào dưới đây thì sẽ không thể gây ra hiện tượng phát quang?
A. 0,6 μm
B. 0,55 μm
C. 0,68 μm
D. Hồng ngoại
-
Câu 29:
Trong các hiện tượng sau: hiện tượng nào là hiện tượng quang - phát quang?
A. Than đang cháy hồng
B. Đom đóm nhấp nháy
C. Màn hình ti vi sáng
D. Đèn ống sáng
-
Câu 30:
Hiện tượng huỳnh quang và lân quang
A. Có ánh sáng phát quang gần như tắt ngay sau khi dừng ánh sáng kích thích
B. Có bước sóng của ánh sáng phát quang lớn hơn bước sóng của ánh sáng kích thích
C. Thường xảy ra với chất lỏng và chất khí
D. Có thời gian phát quang kéo dài như nhau
-
Câu 31:
Màu sắc các vật là do vật
A. Cho ánh sáng truyền qua
B. Hấp thụ một số bước sóng và phản xạ ánh sáng của những bước sóng khác
C. Phản xạ, tán xạ ánh sáng chiếu vào vật
D. Hấp thụ ánh sáng chiếu vào vật
-
Câu 32:
Sự phát sáng của vật (hay con vật) nào dưới đây là hiện tượng quang - phát quang:
A. Một miếng nhựa phát quang.
B. Bóng đèn bút thử điện.
C. Con đom đóm.
D. Màn hình vô tuyến.
-
Câu 33:
Chọn ý sai. Sự hấp thụ ánh sáng
A. Là hiện tượng môi trường vật chất làm giảm cường độ của dòng ánh sáng truyền qua nó
B. Không xảy ra khi chùm sáng truyền trong môi trường chân không
C. Xảy ra sẽ làm một chùm sáng bị hấp thụ biến thành nội năng của môi trường
D. Xảy ra như nhau với mọi ánh sáng có bước sóng khác nhau khi chùm sáng qua một môi trường
-
Câu 34:
Chọn câu SAI trong các câu dưới đây
A. Ánh sáng lân quang phát ra khi các tinh thể được chiếu sáng thích hợp có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng kích thích
B. Sự phát quang của các tinh thể khi được chiếu sáng bằng ánh sáng có bước sóng thích hợp gọi là sự huỳnh quang. Ánh sáng huỳnh quang còn tồn tại lâu sau khi tắt nguồn ánh sáng kích thích
C. Sự phát quang của các chất khi được chiếu sáng thích hợp gọi là sự phát quang. Tần số của ánh sáng phát quang nhỏ hơn tần số của ánh sáng kích thích
D. Các phản ứng hóa học xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng như phản ứng quang hợp gọi là phản ứng quang hóa
-
Câu 35:
Sự huỳnh quang là sự phát quang.
A. có thời gian phát quang dài hơn 10-18 s.
B. hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kính thích.
C. thường xảy ra với chất rắn.
D. chỉ xảy ra với chất lỏng.
-
Câu 36:
Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng quang phát quang?
A. Chất lỏng fluorexein khi được chiếu sáng bằng tia tử ngoại.
B. Phát quang ở màn hình vô tuyến.
C. Phát quang ở đèn LED.
D. Phát quang ở con đom đóm.
-
Câu 37:
Ánh sáng huỳnh quang là ánh sáng phát quang
A. Kéo dài trong một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích
B. Hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích
C. Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích
D. Do các tinh thể phát ra, khi được kích thích bằng ánh sáng thích hợp
-
Câu 38:
Sự phát sáng của vật nào dưới đây là sự phát quang ?
A. Tia lửa điện
B. Hồ quang
C. Bóng đèn ống
D. Bóng đèn pin
-
Câu 39:
Ánh sáng lân quang là :
A. được phát ra bởi chất rắn, chất lỏng lẫn chất khí.
B. hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.
C. có thể tồn tại rất lâu sau khi tắt ánh sáng kích thích.
D. có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích.
-
Câu 40:
Một chất có khả năng phát quang ánh sáng màu đỏ và ánh sáng màu lục. Nếu dùng tia tử ngoại để kích thích sự
phát quang của chất đó thì ánh sáng phát quang có thể có màu nào ?
A. Màu đỏ
B. Màu vàng
C. Màu lục
D. Màu lam
-
Câu 41:
Trong trường hợp nào dưới đây có sự quang – phát quang ?
A. Ta nhìn thấy màu xanh của một biển quảng cáo lúc ban ngày
B. Ta nhìn thấy ánh sáng lục phát ra từ đầu các cọc tiêu trên đường núi khi có ánh sáng đèn ô-tô chiếu vào
C. Ta nhìn thấy ánh sáng của một ngọn đèn đường
D. Ta nhìn thấy ánh sáng đỏ của một tấm kính đỏ
-
Câu 42:
Sự phát sáng của nguồn sáng nào dưới đây gọi là sự phát quang ?
A. Ngọn nến
B. Đèn pin
C. Con đom đóm
D. Ngôi sao băng
-
Câu 43:
Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu lam thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng nào dưới đây?
A. Ánh sáng đỏ.
B. Ánh sáng lục.
C. Ánh sáng chàm.
D. Ánh sáng lam.
-
Câu 44:
Các phản ứng quang hóa là các phản ứng hoá học xẩy ra dưới tác dụng của
A. nhiệt.
B. ánh sáng.
C. điện.
D. từ.
-
Câu 45:
Lọ thủy tinh màu xanh sẽ hấp thụ ít
A. ánh sáng đỏ.
B. ánh sáng vàng.
C. ánh sáng tím.
D. ánh sáng xanh.
-
Câu 46:
Khi xét sự phát quang của một chất lỏng và một chất rắn ta thấy
A. cả hai trường hợp phát quang đều là huỳnh quang.
B. cả hai trường hợp phát quang đều là lân quang.
C. sự phát quang của chất lỏng là huỳnh quang, của chất rắn là lân quang.
D. sự phát quang của chất lỏng là lân quang, của chất rắn là huỳnh quang.
-
Câu 47:
Trong hiện tượng quang – phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một phôtôn sẽ đưa đến
A. sự giải phóng một êlectron tự do.
B. sự giải phóng một êlectron liên kết.
C. sự giải phóng một cặp electron vào lỗ trống.
D. sự phát ra một phôtôn khác.
-
Câu 48:
Trong hiện tượng quang – phát quang, có sự hấp thụ ánh sáng để
A. tạo ra dòng điện trong chân không.
B. thay đổi điện trở của vật.
C. làm nóng vật.
D. làm cho vật phát sáng.
-
Câu 49:
Khi chiếu vào một chất lỏng ánh sáng chàm thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là
A. ánh sáng tím.
B. ánh sáng vàng.
C. ánh sáng đỏ.
D. ánh sáng lục.
-
Câu 50:
Hiện tượng huỳnh quang và lân quang
A. Có ánh sáng phát quang gần như tắt ngay sau khi dừng ánh sáng kích thích
B. Có bước sóng của ánh sáng phát quang lớn hơn bước sóng của ánh sáng kích thích
C. Thường xảy ra với chất lỏng và chất khí
D. Có thời gian phát quang kéo dài như nhau