Trắc nghiệm Đột biến số lượng nhiễm sắc thể Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Ở loài thực vật lưỡng bội (2n = 8) các cặp NST tương đồng được ký hiệu là Aa, Bb, Dd, Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ NST nào trong các bộ NST sau đây?
A. AaaBbDD.
B. AaBbEe.
C. AaBbDEe.
D. AaBbDdEe.
-
Câu 2:
Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội với giao tử lưỡng bội?
A. Thể ba.
B. Thể tứ bội.
C. Thể tam bội.
D. Thể một.
-
Câu 3:
Ở cải bắp 2n = 18 NST. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là
A. 21
B. 36
C. 19
D. 9
-
Câu 4:
Ở một loài, có số lượng NST lưỡng bội 2n = 20. Số lượng NST ở thể một là
A. 19
B. 21
C. 10
D. 22
-
Câu 5:
Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể môṭ được phát hiện ở loài này là
A. 12
B. 24
C. 25
D. 23
-
Câu 6:
Ở cà độc dược 2n = 24. Số lượng NST ở thể ba của loài này là
A. 12
B. 24
C. 25
D. 23
-
Câu 7:
Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Nếu xảy ra đột biến lệch bội thì số loại thể ba nhiễm tối đa có thể được tạo ra trong loài này là bao nhiêu?
A. 12
B. 36
C. 23
D. 25
-
Câu 8:
Thực hiện phép lai P: ♂AaBbDd × ♀AaBbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở 1 số tế bào có cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Cơ thể cái giảm phân bình thường.Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng về F1?
I. Có tối đa 24 loại kiểu gen đột biến.
II. Cơ thể đực có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử.
III. Thể ba có thể có kiểu gen là AaBbbDd.
IV. Thể một có thể có kiểu gen là aabdd.A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 9:
Một loài thực vật lưỡng bội có 4 nhóm gen liên kết. Giả sử có 8 thể đột biến được kí hiệu từ (1) đến (8) mà số NST ở trạng thái chưa nhân đôi có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến là:
(1) 12 NST. (2) 8 NST. (3) 6 NST. (4) 16 NST.
(5) 24 NST. (6) 20 NST. (7) 9 NST. (8) 28 NST.
Trong 8 thể đột biến nói trên, có bao nhiêu thể đột biến đa bội lẻ?A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 10:
Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen đột biến
A. AaBbDd
B. AABBDD
C. AAbbDDd
D. Aabbdd
-
Câu 11:
Ở sinh vật lưỡng bội, thể đột biến nào sau đây mang bộ NST (2n+1)?
A. Thể một
B. Thể ba.
C. Thể tam bội.
D. Thể tứ bội.
-
Câu 12:
Ở sinh vật lưỡng bội, thể đột biến nào sau đây là thể đa bội chẵn?
A. Thể một.
B. Thể tứ bội.
C. Thể ba.
D. Thể tam bội.
-
Câu 13:
Cho các thông tin:
(1) Không làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
(2) Không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên một NST.
(4) Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.
(5) Làm xuất hiện các nhóm gen liên kết mới.
Trong các thông tin trên, có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn NST và đột biến lệch bội dạng thể một?A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
-
Câu 14:
Một loài thực vật, xét 3 cặp gen A, a; B, b; D, d nằm trên 3 cặp NST; đột biến làm xuất hiện các dạng thể ba; cho biết không phát sinh đột biến khác. Theo lí thuyết, các thể ba về các gen trên trong quần thể có số loại kiểu gen tối đa là
A. 27
B. 135
C. 108
D. 36
-
Câu 15:
Một tế bào thể một ở ruồi giấm khi đang ở kì sau của nguyên phân có số lượng NST là
A. 9
B. 7
C. 18
D. 14
-
Câu 16:
Một loài có bộ NST 2n = 24. Thể tam bội của loài này có số lượng NST là
A. 36
B. 25
C. 12
D. 72
-
Câu 17:
Một loài có bộ NST 2n = 14, một hợp tử của loài đã nguyên phân ba đợt cần môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương 91 NST đơn. Bộ NST của hợp tử là
A. 2n -1 = 13
B. 3n = 21.
C. 2n + 1 = 15
D. 2n = 14.
-
Câu 18:
Cho các thông tin sau:
(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
(2) Làm thay đổi chiều dài phân tử ADN.
(3) Không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.
(4) Xảy ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật.
(5) Làm xuất hiện các gen mới trong quần thể.
Trong 5 đặc điểm nói trên, đột biến lệch bội có bao nhiêu đặc điểm?A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
-
Câu 19:
Xét cá thể của một loài sinh sản vô tính, giả sử trong quá trình nguyên phân ở một số tế bào xảy ra sự không phân li của một cặp NST kép, các cặp NST khác phân li bình thường. Trong cơ thể trên sẽ xuất hiện:
A. 2 dòng tế bào đột biến ( n + 1) và (n – 1).
B. 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 2 dòng tế bào đột biến (2n+1) và (2n-1).
C. 1 dòng tế bào bình thường (n) và 2 dòng tế bào đột biến (n+1) và (n-1).
D. 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 2 dòng tế bào đột biến (2n+2) và (2n-2).
-
Câu 20:
Ở một loài thực vật (2n = 22), cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4, người ta đếm được trong các tế bào con có 336 crômatít. Hợp tử bị đột biến thuộc dạng
A. Thể bốn.
B. Thể ba.
C. Thể một.
D. Thể không.
-
Câu 21:
Những tế bào mang bộ NST lệch bội (dị bội) nào sau đây được hình thành trong nguyên phân?
A. 2n + 1 ; 2n – 1 ; 2n + 2 ; n – 2.
B. 2n + 1 ; 2n – 1 ; 2n + 2 ; 2n – 2.
C. 2n + 1 ; 2n – 1 ; 2n + 2 ; n + 2.
D. 2n + 1 ; 2n – 1 ; 2n + 2 ; n + 1.
-
Câu 22:
Loại đột biến NST nào dưới đây được sử dụng để xác định vị trí gen trên nhiễm sắc thể?
A. Chuyển đoạn.
B. Dị đa bội.
C. Lặp đoạn.
D. Dị bội (lệch bội).
-
Câu 23:
Cơ chế nào sau đây dẫn đến đột biến lệch bội?
A. Trong quá trình phân bào, một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể nào đó không phân li.
B. Trong quá trình phân bào, xảy ra trao đổi chéo không cân trong cặp nhiễm sắc kép tương đồng.
C. Trong quá trình phân bào, tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li.
D. Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó bị đứt và được nối vào một nhiễm sắc thể khác trong tế bào.
-
Câu 24:
Một loài có 8 nhóm gen liên kết thì trong tế bào của thể tứ nhiễm kép có số NST là
A. 40.
B. 16.
C. 20.
D. 12.
-
Câu 25:
Ở một loài thực vật lưỡng bội có bộ NST 2n = 20. Xét 3 thể đột biến NST là thể đột biến đảo đoạn, lệch bội thể một và thể tam bội. Số lượng NST có trong mỗi tế bào của mỗi thể đột biến khi các tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân theo thứ tự là
A. 20, 21, 30.
B. 40, 38, 30.
C. 40, 19, 30.
D. 20, 19, 30.
-
Câu 26:
Ở phép lai P: ♀AaBbDd X ♂AaBbdd. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lý thuyết, phép lai trên tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen đột biến dạng một nhiễm?
A. 16
B. 8
C. 12
D. 2
-
Câu 27:
Tế bào sinh giao tử chứa cặp NST tương đồng mang cặp gen dị hợp. Gen trội có 420 Ađênin và 380 Guanin, gen lặn có 550 Ađênin và 250 Guanin. Nếu tế bào trên giảm phân bị đột biến lệch bội liên quan đến cặp nhiễm sắc thể đã cho thì số lượng từng loại nuclêôtit trong loại giao tử thừa NST là:
A. A = T = 970, G = X = 630
B. A = T = 420, G = X = 360
C. A = T = 550, G = X = 250
D. A = T = 970, G = X = 360
-
Câu 28:
Ở thể đột biến của một loài thực vật, sau khi 1 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 đợt đã tạo ra số tế bào có tất cả 208 NST.Trả lời phương án sai:
A. Bộ NST 2n của loài có thể là 12 nếu thể lêch bội là 2n + 1 = 13
B. Bộ NST 2n của loài có thể là 14 nếu thể lêch bội là 2n - 1 = 13
C. Nếu ĐB ở dạng 2n-1 (14-1) thì có 7 dạng giao tử thừa 1NST
D. Nếu ĐB ở dạng 2n+1 (12+1) thì có 6 dạng giao tử thừa 1NST
-
Câu 29:
Tế bào của một thai nhi chứa 47 nhiễm sắc thể và quan sát thấy 2 thể Barr. Có thể dự đoán:
A. Thai nhi sẽ phát triển thành bé trai không bình thường.
B. Chưa thể biết được giới tính.
C. Thai nhi sẽ phát triển thành bé gái không bình thường.
D. Hợp tử không phát triển được.
-
Câu 30:
Ở một loài thực vật, alen B quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn, alen b hoa trắng. Trong một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa đỏ có kiểu gen Bb, ở đời con thu được phần lớn các cây hoa đỏ và một vài cây hoa trắng. Biết rằng sự biểu hiên màu sắc hoa không phụ thuộc vào điều kiện môi trường, không xẩy ra đột biến gen, đột biến NST. các cây hoa trắng này là
A. thể một
B. thể không
C. thể ba
D. thể bốn
-
Câu 31:
Ở 1 loài thực vật, gen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen b quy định thân thấp. Trong phép lai giữa các cây bố mẹ có kiểu gen BB x Bb, thấy xuất hiện ở F1 một số cây có kiểu hình thân thấp. Giả sử chỉ xảy ra đột biến số lượng nhiễm sắc thể thì có thể dự đoán các cây thân thấp đó sẽ là:
A. Thể một nhiễm
B. Thể tam nhiễm
C. Thể tứ nhiễm
D. Thể khuyết nhiễm
-
Câu 32:
Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ ở hai nhiễm sắc thể thuộc hai cặp tương đồng số 3 và số 5 (các NST khác đều bình thường). Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử mang nhiễm sắc thể đột biến ở cả hai nhiễm sắc thể trong tổng số giao tử đột biến là
A. 1/4.
B. 1/3
C. 1/2.
D. 2/3.
-
Câu 33:
Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Hãy cho biết số loại thể ba nhiễm tối đa được tạo ra từ loài này?
A. 66
B. 25
C. 24
D. 12
-
Câu 34:
Một hợp tử lưỡng bội tiến hành nguyên phân, trong lần nguyên phân thứ 3, ở 1 tế bào có cặp NST số 1 không phân li, các cặp NST khác phân li bình thường. Hợp tử này phát triển thành phôi, phôi này có bao nhiêu tế bào khác nhau về bộ NST?
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
-
Câu 35:
Ở ngô, bộ NST 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng NST đơn trong một tế bào của thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân?
A. 80
B. 20
C. 44
D. 22
-
Câu 36:
Một người có 47 NST, NST giới tính gồm 3 chiếc trong đó có hai chiếc giống nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Người này là nam, mắc hội chứng Claiphentơ
B. Người này là nam, mắc hội chứng Đao
C. Người này là nữ, mắc hội chứng Claiphentơ
D. Người này là nữ, mắc hội chứng Đao
-
Câu 37:
Ở những loài lưỡng bội, khi tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành trong nguyên phân tạo thành tế bào
A. mang bộ NST đa bội
B. mang bộ NST tứ bội
C. mang bộ NST tam bội.
D. mang bộ NST đơn bội.
-
Câu 38:
Một loài có bộ NST 2n=14. Hãy cho biết số lượng NST ở thể một nhiễm là
A. 12
B. 15
C. 13
D. 16
-
Câu 39:
Ở một loài thực vật, xét cặp gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể thường. Do đột biến đã tạo thành cơ thể lệch bội. Theo lí thuyết kiểu gen của cơ thể lệch bội là một trong (x) kiểu gen. (x) là:
A. 3
B. 4
C. 6
D. 12
-
Câu 40:
Ở một loài sinh vật số nhóm gen liên kết bằng 7. Theo lí thuyết số NST trong một tế bào thể ba ở loài này là
A. 8
B. 21
C. 15
D. 13
-
Câu 41:
Hội chứng Đao ở người do đột biến dạng nào gây ra?
A. Mất đoạn ở NST số 21.
B. Dị bội, có một NST số 21.
C. Chuyển đoạn ở NST số 21.
D. Dị bội, có ba NST số 21.
-
Câu 42:
Có 2 loài thực vật, loài A có n=9 và loài B có n=10. Nhận xét nào sau đây đúng về thể song nhị bội được hình thành giữa loài A và loài B?
A. Thể song nhị bội có số NST là 19, số nhóm gen liên kết là 38.
B. Thể song nhị bội có số NST là 38, số nhóm gen liên kết là 19.
C. Thể song nhị bội có số NST và số nhóm gen liên kết đều là 19.
D. Thể song nhị bội có số NST và số nhóm gen liên kết đều là 38.
-
Câu 43:
Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 5 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
A. 1620.
B. 324
C. 100.
D. 1024
-
Câu 44:
Quan sát tế bào sinh vật ở một loài người ta thấy bộ NST có dạng kí hiệu AABbDDdEE. Tế bào có kí hiệu NST trên là dạng:
A. Lưỡng bội
B. Tam bội
C. Tam nhiễm
D. Tứ bội.
-
Câu 45:
Một loài có bộ NST 2n=36. Một tế bào sinh dục chín của thể đột biến một nhiễm kép tiến hành giảm phân. Nếu các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau của giảm phân I, trong tế bào có số lượng NST là
A. 34
B. 38
C. 68
D. 36
-
Câu 46:
Người mắc bệnh, hội chứng nào sau đây thuộc thể một (2n – 1)?
A. Hội chứng Đao.
B. Hội chứng Tơcno
C. Bệnh hồng cầu hình liềm.
D. Hội chứng AIDS.
-
Câu 47:
Lúa tẻ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của cây lúa tẻ lệch bội thể một kép là
A. 22
B. 21
C. 23
D. 26
-
Câu 48:
Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là
A. 24
B. 25
C. 48
D. 12
-
Câu 49:
Nhiễm sắc thể giới tính ở động vật
A. có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
B. chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
C. chỉ có trong các tế bào sinh dục.
D. không tiến hành trao đổi chéo trong giảm phân.
-
Câu 50:
Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 40 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào lưỡng bội là 8pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến NST được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng NST và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thế đột biến này là:
Thể đột biến A B C D Số lượng NST 41 40 60 40 Hàm lượng ADN 8,1pg 8,1pg 12pg 7,9pg Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cơ thể A thường có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
B. Người ta có thế sử dụng dạng đột biến ở thể đột biến B để chuyến gen từ loài này sang loài khác.
C. Các thế đột biến này thường xảy ra khá phổ biến ở các loài động vật bậc cao.
D. Thể đột biến D thường dẫn tới làm tăng số lượng gen trên NST.