Trắc nghiệm Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Bộ NST lưỡng bội của loài = 24. Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra?
A. 12
B. 13
C. 24
D. 48
-
Câu 2:
Trong bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân Tơcnơ có bao nhiêu nhiễm sắc thể X?
A. 1 nhiễm sắc thể.
B. 2 nhiễm sắc thể.
C. 3 nhiễm sắc thể.
D. 4 nhiễm sắc thể.
-
Câu 3:
Người bị bệnh đao thuộc dạng đột biến:
A. số lượng NST- Thể dị bội dạng 2n – 1
B. số lượng NST- Thể dị bội dạng 2n+1
C. Gen – dạng mất 1 cặp nuclêôtit C
D. Gen – dạng thêm 1 cặp nuclêôtit
-
Câu 4:
Ở người hiện tượng dị bội thể được tìm thấy ở:
A. Chỉ có NST giới tính
B. Chỉ có ở các NST thường
C. Cả ở NST thường và NST giới tính
D. Không tìm thấy thể dị bội ở người
-
Câu 5:
Ở người sự tăng thêm 1 NST ở cặp NST thứ 21 gây ra:
A. Bệnh Đao
B. Bệnh Tơcnơ
C. Bệnh bạch tạng
D. Bệnh câm điếc bẩm sinh
-
Câu 6:
Một loài thực vật có bộ NST 2n = 48. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm. Tính số NST ở kì sau I trong tế bào loài?
A. 49 NST đơn
B. 49 NST kép
C. 51 NST đơn
D. 51 NST kép
-
Câu 7:
Cơ chế phát sinh thể dị bội là do sự phân li không bình thường của một cặp NST trong giảm phân, tạo nên:
A. Giao tử có 3 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng.
B. Giao tử có 2 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng
C. Hai giao tử đều có 1 NST của cặp tương đồng.
D. Hai giao tử đều không có NST nào của cặp tương đồng.
-
Câu 8:
Ở Tinh Tinh có 2n = 48, thể dị bội 2n-1 có số NST trong tế bào sinh dưỡng là
A. 48 NST
B. 47 NST
C. 46 NST
D. 49 NST
-
Câu 9:
Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là
A. 47 NST
B. 48 NST
C. 45 NST
D. 46 NST
-
Câu 10:
Một hội chứng ung thư máu ở người là biểu hiện của một dạng đột biến NST. Đó là dạng đột biến cấu trúc NST nào dưới đây?
A. Lặp đoạn
B. Mất đoạn
C. Đảo đoạn
D. Chuyển đoạn
-
Câu 11:
Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến:
A. Phá vỡ cấu trúc NST
B. Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST
C. NST gia tăng số lượng trong tế bào
D. Cả A và B đều đúng
-
Câu 12:
Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc của NST là:
A. Do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào
B. Do tác động của các tác nhân vật lí, hoá học của ngoại cảnh
C. Hiện tượng tự nhân đôi của NST
D. Sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào
-
Câu 13:
Nguyên nhân chủ yếu tạo ra đột biến cấu trúc NST là:
A. Các tác nhân vật lí của ngoại cảnh
B. Các tác nhân sinh học của ngoại cảnh
C. Các tác nhân vật lí và hoá học của ngoại cảnh
D. Hoạt động co xoắn và tháo xoắn của NST trong phân bào
-
Câu 14:
Dạng đột biến dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia là:
A. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzimamilaza thuỷ phân tinh bột.
B. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan.
C. Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt.
D. Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan.
-
Câu 15:
Hoạt tính của enzim amylaza tăng, làm hiệu suất chế tạo mạch nha, kẹo, bia, rượu tăng lên là ứng dụng của loại đột biến nào sau đây:
A. Mất đoạn NST
B. Chuyển đoạn trên 1 NST
C. Lặp đoạn NST
D. Chuyển đoạn tương hỗ
-
Câu 16:
Dạng đột biến nào làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng
A. Lặp đoạn NST
B. Mất đoạn NST
C. Thể dị bội
D. Đảo đoạn NST
-
Câu 17:
Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến nào được sử dụng để xác định vị trí gen trên nhiễm sắc thể:
A. Mất đoạn NST
B. Đảo đoạn NST
C. Lặp đoạn NST
D. Chuyển đoạn NST
-
Câu 18:
Trong chọn giống, con người đã ứng dụng đột biến mất đoạn để:
A. Tăng cường mức biểu hiện của một gen
B. Tổ hợp các gen mong muốn vào một nhóm liên kết
C. Chuyển gen của sinh vật khác vào
D. Loại bỏ những gen không mong muốn
-
Câu 19:
Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào? ABCDEFGH → ABCDEFG
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
-
Câu 20:
Cho NST có trình tự các gen như sau, xác định dạng đột biến:
A B C D ¤ E F → A B E ¤ D C E
A. đảo đoạn
B. lặp đoạn
C. chuyển đoạn không tương hỗ
D. chuyển đoạn tương hỗ
-
Câu 21:
Những dạng đột biến cấu trúc làm giảm số lượng gen trên 1 NST là
A. Mất đoạn, lặp đoạn
B. Đảo đoạn, chuyển đoạn
C. Mất đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ
D. Chuyển đoạn tương hỗ và chuyển đoạn không tương hỗ
-
Câu 22:
Đột biến làm biến đổi cấu trúc của NST được gọi là:
A. Đột biến gen
B. Đột biến cấu trúc NST
C. Đột biến số lượng NST
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 23:
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
1. Đột biến mất đoạn lớn thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến lặp đoạn.
2. Đột biến đảo đoạn được sử dụng để chuyển gen từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác.
3. Đột biến mất đoạn thường làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
4. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho hai alen của một gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 24:
Khi nói về đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến lặp đoạn có thể có hại cho thể đột biến
B. Đột biến lặp đoạn dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen
C. Đột biến lặp đoạn luôn làm tăng khả năng sinh sản của thể đột biến
D. Đột biến lặp đoạn làm tăng chiều dài của nhiễm sắc thể
-
Câu 25:
Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất 1 đoạn NST luôn dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể đột biến.
II. Đột biến lặp đoạn NST luôn dẫn tới làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.
III. Đột biến chuyển đoạn NST có thể sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
IV. Đột biến đảo đoạn NST không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào nên không gây hại cho thể đột biến.
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
-
Câu 26:
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST), nhận định nào sau đây là đúng?
A. Đột biến cấu trúc NST chỉ xảy ra ở NST thường mà không xảy ra ở NST giới tính.
B. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên NST.
C. Đột biến lặp đoạn không làm thay đổi số lượng, thành phần gen trên NST.
D. Đột biến đảo đoạn thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một NST.
-
Câu 27:
Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi số lượng gen mà không làm thay đổi thành phần gen trên một nhiễm sắc thể?
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể
B. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể
C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể
D. Lặp đoạn nhiễm sắc thể
-
Câu 28:
Cho các phát biểu sau về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Đột biến mất đoạn luôn có hại.
(2) Lặp đoạn có thể tạo ra alen mới cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
(3) Đảo đoạn làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể.
(4) Chuyển đoạn là dạng đột biến chỉ tác động đến một nhiễm sắc thể.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 29:
Trên một nhiễm sắc thể xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là AB = 1,5cM; BC = 16,5cM; BD = 3,5cM; CD = 20cM và AC = 18cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể là
A. ABCD.
B. CABD.
C. BACD.
D. DABC.
-
Câu 30:
Cà độc dược có bộ NST 2n = 24. Giả sử một thể đột biến của loài này chứa cặp NST số 2 có một chiếc bị mất đoạn nhỏ không chứa tâm động, cặp NST số 5 có một chiếc bị đảo đoạn. Biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?
I. Giao tử bình thường tạo ra từ thể đột biến này chiếm tỉ lệ 1/4.
II. Sự hoạt động của các gen trên NST bị đảo của cặp số 5 có thể bị thay đổi.
III. Giao tử chứa NST bị mất đoạn chiếm tỉ lệ 1/3 trong số giao tử đột biến.
IV. Các gen còn lại trên NST mất đoạn của cặp số 2 nhân đôi với số lần khác nhau.
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 31:
Đột biến mất đoạn có bao nhiêu đặc điểm trong các đặc điểm sau đây?
(1). Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
(2). Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.
(3). Không phải là biến dị di truyền.
(4). Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
-
Câu 32:
Ở người, có sự chuyển đoạn tương hỗ xảy ra ở NST số 13 và NST số 18. Tế bào giảm phân sinh giao tử sẽ có tối đa bao nhiêu loại giao tử đột biến khác nhau có thể có?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 33:
Ở ruồi giấm 2n = 8 có một thể đột biến, trong đó ở cặp NST số 1 có một chiếc bị mất đoạn, một chiếc của NST số 3 bị đảo 1 đoạn, ở NST số 4 bị lặp đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp NST phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra giao tử mang 2 NST bị đột biến chiếm tỷ lệ?
A. 0,375
B. 0.5
C. 0,75
D. 1
-
Câu 34:
Một thể đột biến chuyển đoạn không tương hỗ giữa cặp NST số 1 và số 3, cặp NST số 5 bị mất một đoạn các cặp NST khác bình thường. Trong cơ quan sinh sản thấy 1200 tế bào bước vào vùng chín thực hiện giảm phân tạo tinh trùng. Số giao tử không mang NST đột biến là
A. 0,125
B. 600
C. 150
D. 4200
-
Câu 35:
Xét 3 cặp NST tương đồng, mỗi cặp đều có 1 NST bình thường và 1 NST đột biến đảo đoạn. Cá thể mang 3 cặp NST nói trên giảm phân bình thường và không có trao đổi đoạn NST sẽ cho tỉ lệ giao tử mang cả 3 NST đột biến chiếm tỉ lệ
A. 1/4
B. 1/2
C. 1/8
D. 3/4
-
Câu 36:
Ở một loài động vật người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gen trên NST số III như sau:
1. ABCDEFGHI 2. HEFBAGCDI
3. ABFEDCGHI 4. ABFEHGCDI
Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại đều được phát sinh do 1 đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng sự phát sinh các nòi trên là:
A. 1 → 3 → 2 → 4
B. 1 → 3 → 4 → 2
C. 1 → 4 → 2 → 3
D. 1 → 2 → 4 → 3
-
Câu 37:
Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 20. Trong một tế bào sinh dưỡng của một cá thể có tổng số NST là 19, nhưng hàm lượng ADN không thay đổi so với tế bào lưỡng bội bình thường. Tế bào đó đã xảy ra hiện tượng
A. chuyển đoạn NST.
B. sát nhập hai NST với nhau.
C. lặp đoạn NST.
D. mất NST.
-
Câu 38:
Ở một loài thực vật, trên nhiễm sắc thể số 1 có trình tự các gen ABCDEGHIK. Sau đột biến nhiễm sắc thể có trình tự ABHGEDCIK. Đây là dạng đột biến
A. đảo đoạn nhiễm sắc thể
B. mất đoạn nhiễm sắc thể
C. lặp đoạn nhiễm sắc thể
D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể
-
Câu 39:
Sơ đồ sau đây minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc NST nào?
(1): ABCD*EFGH →ABGFE*DCH (2): ABCD*EFGH → AD*EFGBCH
A. (1) đảo đoạn chứa tâm động – (2) chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể
B. (1) và (2) đều đảo đoạn chứa tâm động
C. (1) chuyển đoạn không chứa tâm động (2) chuyển đoạn trong một NST
D. (1) đảo đoạn chứa tâm động – (2) đảo đoạn không chứa tâm động
-
Câu 40:
Xét các phát biểu sau:
1 – Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể luôn biểu hiện thành kiểu hình.
2 – Đột biến lặp đoạn (lặp gen) làm thay đổi nhóm gen liên kết.
3– Đột biến chuyển đoạn không tương hỗ không làm thay đổi nhóm gen liên kết.
4 – Các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường có xu hướng làm giảm khả năng sinh sản của sinh vật.
Số nhận định đúng là
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 41:
Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào dưới đây là không chính xác?
A. Quá trình trao đổi chéo không cân xảy ra giữa các crômatit không chị em trong cặp NST tương đồng làm xuất hiện đột biến lặp đoạn NST.
B. Đột biến đảo đoạn NST có thể làm xuất hiện loài mới
C. Trong một số trường hợp, đột biến mất đoạn nhỏ cho sinh vật vì nó giúp loại bỏ gen có hại cho quần thể.
D. Có thể sử dụng đột biến lặp đoạn NST để xây dựng bản đồ gen.
-
Câu 42:
Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Thường gây chết cho thể đột biến là đột biến mất đoạn lớn, đột biến chuyển đoạn lớn
B. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.
C. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển qua nhóm liên kết khác
D. Có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của một gen nào đó là đột biến chuyển đoạn hoặc đảo đoạn nhiễm sắc thể
-
Câu 43:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
(1) Sự trao đổi chéo không cân giữa hai nhiễm sắc thể cùng cặp tương đồng dẫn đến hiện tượng lặp đoạn và mất đoạn nhiễm sắc thể.
(2) Đột biến mất đoạn có thể không làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể.
(3) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể cũng có thể dẫn đến ung thư.
(4) Thường có lợi cho thể đột biến
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
-
Câu 44:
Khi nói về đột biến chuyển đoạn NST, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến chuyển đoạn NST làm thay đổi nhóm liên kết gen
B. Đột biến chuyển đoạn NST có thể làm giảm số lượng NST trong tế bào
C. Đột biến chuyển đoạn NST có thể làm thay đổi mức độ biểu hiện của gen
D. Đột biến chuyển đoạn NST thường làm tăng sức sống cho sinh vật do các gen có lợi được chuyển về nằm trên cùng một NST nên chúng có cơ hội di truyền cùng nhau
-
Câu 45:
Một nhóm tế bào sinh tinh của người tiến hành giảm phân tạo giao tử. Trong quá trình giảm phân xảy ra đột biến chuyển đoạn giữa NST số 13 và NST số 18. Trong các loại tinh trùng đột biến, tỉ lệ loại tinh trùng mang 1 NST đột biến chuyển đoạn là bao nhiêu?
A. 1/4
B. 1/3
C. 2/3
D. 1/2
-
Câu 46:
Ở lúa mạch, sự gia tăng hoạt tính của enzim amilaza xảy ra do
A. Có một đột biến đảo doạn NST
B. Có một đột biến lặp đoạn NST
C. Có một đột biến chuyển đoạn NST
D. Có một đột biến mất đoạn NST
-
Câu 47:
Ở người, mất đoạn NST số 5 gây ra
A. Bệnh ung thư máu
B. Bệnh thiếu máu
C. Bệnh máu khó đông
D. Hội chứng tiếng mèo kêu
-
Câu 48:
Ở người, mất đoạn NST số 22 gây ra
A. Bệnh ung thư máu
B. Bệnh thiếu máu
C. Bệnh máu khó đông
D. Bệnh Đao
-
Câu 49:
Ở một loài sinh sản hữu tính có bộ NST lưõng bội 2n=6 và mỗi gen quy định một tính trạng. Trên ba cặp nhiễm sắc thể, xét các căp gen đươc kí hiệu . Giả sử có một thể đột biến cấu trúc NST có kiểu gen theo thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Thể đột biến phát sinh do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa 2 cromatit thuộc 2 cặp NST không tương đồng.
(2) Mức độ biểu hiện của gen Q có thể được tăng cường.
(3) Hình thái của các NST có thể không bị thay đổi.
(4) Thể đột biến có thể sẽ làm giảm sự biểu hiện của gen
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 50:
Hình vẽ dưới đây mô tả cơ chế phát sinh một dạng đột biến cấu trúc NST. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dạng đột biến đó?
A. Cơ chế phát sinh đột biến là do sự trao đổi chéo trong cặp NST tương đồng
B. Đột biến này đã làm thay đổi nhóm gen liên kết trên NST
C. Sức sinh sản của thể đột biến thuộc dạng này không bị ảnh hưởng
D. Đột biến này không làm thay đổi kích thước NST