Trắc nghiệm Dòng điện không đổi - nguồn điện Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Dòng điện 1 chiều có:
A. chiều không thay đổi.
B. cường độ thay đổi.
C. chiều và cường độ không đổi
D. cường độ không đổi.
-
Câu 2:
Kết luận nào dưới dây là sai:
A. Cường độ dòng điện qua đoạn mạch chỉ có R tỉ lệ nghịch với điện trở R.
B. Cường độ dòng điện là điện lượng đi qua 1 đơn vị tiết diện thẳng của dây dẫn trong 1 đơn vị thời gian.
C. Cường độ dòng điện qua 1 đoạn mạch tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa 2 đầu của đoạn mạch.
D. Khi nhiệt độ tăng thì điện trở của dây dẫn cũng tăng.
-
Câu 3:
Tác dụng đặc trưng của dòng điện là:
A. Tác dụng từ.
B. Tác dụng nhiệt.
C. Tác dụng hóa học.
D. Tác dụng sinh lí.
-
Câu 4:
Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của
A. các ion dương
B. các electron.
C. các ion âm.
D. các nguyên tử.
-
Câu 5:
Chiều của dòng điện là chiều dịch chuyển của các:
A. electron.
B. prô ton.
C. điện tích dương.
D. nơ tron.
-
Câu 6:
Dòng điện được định nghĩa là
A. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
B. dòng chuyển động của các điện tích.
C. là dòng chuyển dời có hướng của electron
D. là dòng chuyển dời có hướng của ion dương.
-
Câu 7:
Đặt giữa hai đầu đoạn mạch gồm 2 điện trở ghép nối tiếp hiệu điện thế U thì
A. độ giảm điện áp trên mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với các điện trở
B. độ giảm điện áp trên mỗi điện trở tỉ lệ thuận với các điện trở
C. cường độ dòng điện qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với các điện trở
D. cường độ dòng điện qua mỗi điện trở tỉ lệ thuận với các điện trở
-
Câu 8:
Đặt giữa hai đầu đoạn mạch gồm 2 điện trở ghép song song hiệu điện thế U thì
A. độ giảm điện áp trên mỗi điện trở tỉ lệ thuận với các điện trở
B. cường độ dòng điện qua mỗi điện trở tỉ lệ thuận với các điện trở
C. cường độ dòng điện qua mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với các điện trở
D. độ giảm điện áp trên mỗi điện trở tỉ lệ nghịch với các điện trở
-
Câu 9:
Điện trở của một vật dẫn kim loại phụ thuộc vào:
A. Bản chất, kích thước và nhiệt độ vật dẫn
B. Cường dộ dòng điện qua vật dẫn
C. Hiệu điện thế đặt vào vật dẫn
D. Số electron có trong vật dẫn
-
Câu 10:
Khi đặt vào hai đầu vật dẫn một hiệu điện thế, trong vật dẫn có dòng điện. Sự chuyển động của các hạt tải điện là dưới tác dụng của:
A. lực lạ
B. lực điện
C. lực tương tác Culông giữa các hạt tải điện
D. lực từ
-
Câu 11:
Để có dòng điện chạy qua một vật dẫn thì giữa hai đầu vật dẫn phải có sự chênh lệch về
A. điện thế
B. mật độ nguyên tử
C. độ cao
D. nhiệt độ
-
Câu 12:
Cường độ dòng điện đặc trưng cho
A. số hạt mang điện dịch chuyển trong vật dẫn nhiều hay ít
B. tốc độ lan truyền của điện trường trong vật dẫn
C. tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện
D. mức độ chuyển động nhanh hay chậm của các điện tích
-
Câu 13:
Chọn câu đúng nhất:
Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của
A. các hạt mang điện
B. các ion âm
C. các electron tự do
D. các ion dương
-
Câu 14:
Dùng một dây dẫn mắc bóng đèn vào mạng điện. Dây tóc bóng đèn nóng sáng, dây dẫn hầu như không sáng lên vì:
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
C. Điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.
D. Điện trở của dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn.
-
Câu 15:
Suất phản điện của máy thu đặc trưng cho sự:
A. chuyển hoá điện năng thành nhiệt năng của máy thu.
B. chuyển hoá nhiệt năng thành điện năng của máy thu.
C. chuyển hoá cơ năng thành điện năng của máy thu.
D. chuyển hoá điện năng thành dạng năng lượng khác, không phải là nhiệt của máy thu.
-
Câu 16:
Ngoài đơn vị là ampe (A), cường độ dòng điện có thể có đơn vị là
A. jun (J)
B. cu – lông (C)
C. Vôn (V)
D. Cu – lông trên giây (C/s)
-
Câu 17:
Dấu hiệu tổng quát nhất để nhận biết dòng điện là tác dụng.
A. hóa học
B. từ
C. nhiệt
D. sinh lý
-
Câu 18:
Đơn vị của điện lượng (q) là
A. ampe (A)
B. cu – lông (C)
C. vôn (V)
D. jun (J)
-
Câu 19:
Điều kiện để có dòng điện là chỉ cần
A. có các vật dẫn điện nối liền nhau thành mạch điện kín
B. duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
C. có hiệu điện thế.
D. nguồn điện.
-
Câu 20:
Đơn vị của cường độ dòng điện là
A. Vôn (V)
B. ampe (A)
C. Niutơn (N)
D. fara (F)
-
Câu 21:
Cường độ dòng điện được đo bằng
A. Nhiệt kế
B. Vôn kế
C. ampe kế
D. Lực kế
-
Câu 22:
Chọn câu phát biểu đúng.
A. Dòng điện là dòng chuyển dời của các điện tích.
B. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không thay đổi.
C. Dòng điện không đổi là dòng điện có cường độ (độ lớn) không thay đổi.
D. Dòng điện có các tác dụng như: từ, nhiệt, hóa, cơ, sinh lý…
-
Câu 23:
Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn là nguồn điện thì các hạt mang điện tham gia vào chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực
A. điện trường
B. cu - lông
C. lạ
D. hấp dẫn
-
Câu 24:
Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn là đoạn mạch nối giữa hai cực của nguồn điện thì các hạt mang điện tham gia vào chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực
A. Cu – lông
B. hấp dẫn
C. đàn hồi
D. điện trường
-
Câu 25:
Tác dụng cơ bản nhất của dòng điện là tác dụng
A. từ
B. nhiệt
C. hóa
D. cơ
-
Câu 26:
Một bộ acquy có suất điện động 12 V nối vào một mạch kín. Thời gian dịch chuyển lượng điện tích này là 5 phút. Tính cường độ dòng điện chạy qua acquy này.
A. 0,2 A
B. 0,2 mA
C. 2 A
D. 12 A
-
Câu 27:
Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của một bóng đèn là 0,64 A. Tính số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong khoảng thời gian 1 phút.
A. \({4.10^{19}}\) hạt
B. \({24.10^{18}}\) hạt
C. \({24.10^{19}}\) hạt
D. \({4.10^{18}}\) hạt
-
Câu 28:
Trong mỗi giây có 109 hạt electron đi qua tiết diện thẳng của một ống phóng điện. Biết điện tích mỗi hạt có độ lớn bằng \(1,{6.10^{ - 19}}\)C. Tính cường độ dòng điện qua ống
A. \(1,{6.10^{ - 10}}\)A
B. \(1,{6.10^{ - 19}}\)A
C. \(1,{6.10^{ - 11}}\)A
D. \(1,{6.10^{ - 9}}\)A
-
Câu 29:
Suất điện động được đo bằng đơn bị nào sau đây?
A. Héc (Hz).
B. Vôn (V)
C. Ampe (A)
D. Culông (C)
-
Câu 30:
Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của:
A. các ion dương
B. các electron
C. các ion âm.
D. các nguyên tử
-
Câu 31:
Dòng điện được định nghĩa là
A. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
B. dòng chuyển động của các điện tích.
C. là dòng chuyển dời có hướng của electron.
D. là dòng chuyển dời có hướng của ion dương.
-
Câu 32:
Điều kiện nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện không đổi :
A. có chiều thay đổi và cường độ không đổi
B. có chiều và cường độ không đổi.
C. có chiều không đổi và cường độ thay đổi
D. có chiều và cường độ thay đổi.
-
Câu 33:
Một dòng điện không đổi trong thời gian 10 s có một điện lượng 1,6 C chạy qua. Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1 s là
A. \(10^{18} e\)
B. \(10^{-18} e\)
C. \(10^{20} e\)
D. \(10^{-20} e\)
-
Câu 34:
Trong dây dẫn kim loại có một dòng điện không đổi chạy qua có cường độ là 1,6 mA chạy qua. Trong một phút số lượng electron chuyển qua một tiết diện thẳng là:
A. \(6.10^{20}\) e
B. \(6.10^{19}\) e
C. \(6.10^{18}\) e
D. \(6.10^{17}\) e
-
Câu 35:
Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ của dòng điện đó là:
A. 12 A
B. 1/12 A
C. 0,2 A
D. 48 A
-
Câu 36:
Cho một dòng điện không đổi trong 10 s, điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng là 2 C. Sau 50 s, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng đó là
A. 5 C
B. 10 C
C. 50 C
D. 25 C
-
Câu 37:
Trong trường hợp nào sau đây ta có một pin điện hóa?
A. Một cực nhôm và một cực đồng cùng nhúng vào nước muối.
B. Một cực nhôm và một cực đồng nhúng vào nước cất.
C. Hai cực cùng bằng đồng giống nhau nhúng vào nước vôi.
D. Hai cực nhựa khác nhau nhúng vào dầu hỏa.
-
Câu 38:
Cấu tạo pin điện hóa là:
A. gồm hai cực có bản chất giống nhau ngâm trong dung dịch điện phân.
B. gồm hai cực có bản chất khác nhau ngâm trong dung dịch điện phân
C. gồm 2 cực có bản chất khác nhau ngâm trong điện môi.
D. gồm hai cực có bản chất giống nhau ngâm trong điện môi.
-
Câu 39:
Điểm khác nhau căn bản giữa Pin và ác-quy là:
A. kích thước
B. hình dáng
C. nguyên tắc hoạt động
D. số lượng các cực.
-
Câu 40:
Câu nào sau đây sai khi nói về pin Lơ-Clan-sê:
A. điện cực dương là lõi than
B. chất điện phân là Manganđioxit.
C. điện cực âm là hộp kẽm
D. suất điện động của pin khoảng 1,5 V
-
Câu 41:
Dòng điện không có tác dụng nào trong các tác dụng sau:
A. tác dụng cơ
B. tác dụng nhiệt
C. tác dụng hoá học
D. tác dụng từ
-
Câu 42:
Cường độ dòng điện không đổi được tính bằng công thức:
A. \(I=q^2/t\)
B. \(I=q/t\)
C. \(I=qt\)
D. \(I=q^2t\)
-
Câu 43:
Hiệu điện thế 1V được đặt vào điện trở 10\(\Omega\) trong khoảng thời gian là 20s. Lượng điện tích dịch chuyển qua điện trở này khi đó là bao nhiêu?
A. 200C
B. 20C
C. 2C
D. 0,005C.
-
Câu 44:
Dòng điện chạy trong mạch điện nào dưới đây không phải là dòng điện không đổi?
A. Trong mạch điện thắp sáng đèn của xe đạp với nguồn điện là đinamô.
B. Trong mạch điện kín của đèn pin
C. Trong mạch điện kín thắp sáng đèn với nguồn điện là acquy.
D. Trong mạch điện kín thắp sáng đèn với nguồn điện là pin mặt trời
-
Câu 45:
Hai cực của pin Vôn-ta được tích điện khác nhau là do:
A. các electron dịch chuyển từ cực đồng đến cực kẽm qua dung dịch điện phân.
B. chỉ có các ion dương kẽm đi vào dung dịch điện phân.
C. chỉ có các ion hiđrô trong dung dịch điện phân thu lấy electron của cực đồng
D. các ion dương kẽm di vào dung dịch điện phân và cả các ion hiđrô trong dung dịch thu lấy electron của cực đồng
-
Câu 46:
Có thể tạo ra một pin điện hoá bằng cách ngâm trong dung dịch muối ăn:
A. hai mảnh đồng
B. hai mảnh nhôm
C. hai mảnh tôn
D. một mảnh nhôm và một mảnh kẽm.
-
Câu 47:
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng:
A. tạo ra điện tích dương trong một giây.
B. tạo ra các điện tích trong một giây.
C. thực hiện công của nguồn điện trong một giây.
D. Thực hiện công của nguồn điện khi di chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
-
Câu 48:
Suất điện động được đo bằng đơn vị nào sau đây ?
A. Culông (C)
B. Vôn (V)
C. Héc (Hz)
D. Ampe (A)
-
Câu 49:
Trong các pin điện hoá có sự chuyển hoá từ năng lượng nào sau đây thành điện năng ?
A. Nhiệt năng
B. Thế năng đàn hồi.
C. Hoá năng
D. Cơ năng
-
Câu 50:
Hai cực của pin điện hoá được ngâm trong chất điện phân là dung dịch nào sau đây ?
A. Dung dịch muối.
B. Dung dịch axit.
C. Dung dịch bazơ
D. Một trong các dung dịch kể trên