Trắc nghiệm Dòng điện không đổi - nguồn điện Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Ba dòng điện cùng chiều, cùng cường độ I = 10A chạy qua ba dây dẫn thẳng đặt đồng phẳng và dài vô hạn. Biết rằng khoảng cách giữa dây 1 và dây 2 là 10cm, giữa dây 2 và dây 3 là 5cm, giữa dây 1 và dây 3 là 15cm. Xác định lực từ do dây 1 và dây 2 tác dụng lên dây 3
A. \(\frac{{16}}{3}{.10^{ - 4}}N\)
B. \({4.10^{ - 4}}N\)
C. \(\frac{8}{3}{.10^{ - 4}}N\)
D. \({2.10^{ - 4}}N\)
-
Câu 2:
Hai dòng điện thẳng dài, đặt song song ngược chiều cách nhau 20cm trong không khí có I1=I2=12A. Xác định cảm ứng từ tổng hợp tại điểm M cách I1 là 16cm và cách I2 là 12cm.
A. 6,25.10−5T
B. 2,5.10−5T
C. 3,5.10−5T
D. 0,5.10−5T
-
Câu 3:
Một dây dẫn mang dòng điện I1 = 5A đặt tại điểm A. Tại điểm B cách A 5cm người ta đặt một dòng điện I2 ngược chiều với I1. Biết lực tương tác giữa hai dây dẫn là 2,5.10−4N. Giá trị của I2 là:
A. 12,5A
B. 6,25A
C. 25A
D. 4,16A
-
Câu 4:
Hai dây dẫn thẳng song song mang dòng điện I1 và I2 đặt cách nhau một khoảng r trong không khí. Trên mỗi đơn vị dài của mỗi dây chịu tác dụng của lực từ có độ lớn là:
A. \(F = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}{I_2}}}{{{r^2}}}\)
B. \(F = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}{I_2}}}{{{r^2}}}\)
C. \(F = {2.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}{I_2}}}{r}\)
D. \(F = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{I_1}{I_2}}}{r}\)
-
Câu 5:
Cho mạch điện như hình vẽ. Chọn đáp án đúng. Khi đóng khóa K thì:
A. Đèn (1) sáng ngay lập tức, đèn (2) sáng từ từ
B. Đèn (1) và đèn (2) đều sáng lên ngay
C. Đèn (1) và đèn (2) đều sáng từ từ
D. Đèn (2) sáng ngay lập tức, đèn (1) sáng từ từ
-
Câu 6:
Hai dây thẳng dài vô hạn đặt cách nhau 4cm, 2 dòng điện có chiều như hình vẽ, 2 dòng điện có cùng cường độ I = 5A
A. Lực hút; F = 1,25.10-4N
B. Lực đẩy: F = 1,25.10-4N
C. Lực hút; F = 2,5.10-5N
D. Lực đẩy: F = 2,5.10-5N
-
Câu 7:
Để xác định điện trở trong r của một nguồn điện, một học sinh mắc mạch điện như hình (H1). Đóng khóa K và điều chỉnh con chạy C, kết quả đo được mô tả bởi đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của số chỉ U của vôn kế V vào số chỉ I của ampe kế A như hình (H2). Điện trở của vôn kế rất lớn. Biết R0 = 20,3Ω. Giá trị của r được xác định bởi thí nghiệm này là
A. 0,49Ω
B. 0,85Ω
C. 1,0Ω
D. 1,5Ω
-
Câu 8:
Cho mạch điện như hình vẽ:
R1 = 20Ω, R2 = 30Ω, R3 = 10Ω, C1 = 20μF, C2 = 30μF, U = 50V
Ban đầu K mở, điện lượng qua R3 khi K - đóng là bao nhiêu?
A. 900μC
B. 600μC
C. 1400μC
D. 400μC
-
Câu 9:
Khi dòng điện chạy qua đoạn mạch ngoài nối giữa hai cực của nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực:
A. Cu - long
B. hấp dẫn
C. lực lạ
D. điện trường
-
Câu 10:
Một sạc dự phòng có thể cung cấp dòng điện 5A liên tục trong 2 giờ thì phải nạp lại. Suất điện động của acquy này nếu trong thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là 172,8kJ là?
A. 4,8
B. 4
C. 5,8
D. 5
-
Câu 11:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Dòng điện có tác dụng từ. Ví dụ: nam châm điện.
B. Dòng điện có tác dụng nhiệt. Ví dụ: bàn là điện.
C. Dòng điện có tác dụng hoá học. Ví dụ: acquy nóng lên khi nạp điện
D. Dòng điện có tác dụng sinh lý. Ví dụ: hiện tượng điện giật.
-
Câu 12:
Một sạc dự phòng có thể cung cấp dòng điện 5A liên tục trong 2 giờ thì phải nạp lại. Suất điện động của acquy này nếu trong thời gian hoạt động trên đây nó sản sinh ra một công là 172,8 kJ là ?
A. 9,6V
B. 5V
C. 2,4V
D. 4,8V
-
Câu 13:
Công của lực lạ làm dịch chuyển một lượng điện tích 7.10 –2 C bằng 840 mJ giữa hai cực của một nguồn điện. Tính suất điện động của của nguồn điện này
A. 15 V
B. 14 V
C. 13 V
D. 12 V
-
Câu 14:
Pin Lơclăngsê sản ra một công là 270 J khi dịch chuyển lượng điện tích là 180C giữa hai cực bên trong pin. Tính công mà pin sản ra khi dịch chuyển một lượng điện tích 40 (C) giữa hai cực bên trong pin.
A. 1215J
B. 1215mJ
C. 60mJ
D. 60J
-
Câu 15:
Số electron chuyển qua tiết diện trong thời gian t là?
A. \( n = \frac{{It}}{e}\)
B. \(n=It\)
C. \(n=qet\)
D. \( n = \frac{{I}}{et}\)
-
Câu 16:
Suất điện động của nguồn điện định nghĩa là đại lượng đo bằng:
A. Công của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương
B. Thương số giữa công và lực lạ tác dụng lên điện tích q dương
C. Thương số của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương và độ lớn điện tích ấy
D. Thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích q dương trong nguồn từ cực âm đến cực dương với điện tích đó
-
Câu 17:
Phát biểu đúng. Dòng điện không đổi là:
A. Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian
B. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
C. Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian
D. Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian
-
Câu 18:
Chọn đáp án đúng. Dấu hiệu tổng quát nhất để nhận biết dòng điện là
A. Tác dụng hóa học
B. Tác dụng từ
C. Tác dụng nhiệt
D. Tác dụng sinh lí
-
Câu 19:
Chọn phát biểu đúng. Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là:
A. Tác dụng nhiệt
B. Tác dụng hóa học
C. Tác dụng từ
D. Tác dụng cơ học
-
Câu 20:
Đáp án đúng. Dòng điện là::
A. Dòng dịch chuyển của điện tích
B. Dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích tự do
C. Dòng dịch chuyển của các điện tích tự do
D. Dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương và âm
-
Câu 21:
Dòng điện chạy qua bóng đèn hình của một ti vi thường dùng có cường độ 30 µA. Số electron tới đập vào màn hình của tivi trong mỗi giây là
A. 1,875.1014
B. 3,75.1014
C. 2,66.10-14
D. 0,266.10−14
-
Câu 22:
Bốn đồ thị a, b, c, d ở hình vẽ diễn tả sự phụ thuộc của đại lượng trên trục tung theo đại lượng trên trục hoành. Các trường hợp trong đó vật dẫn tuân theo định luật Ôm là:
A. Hình a
B. Hình d
C. Hình c
D. Hình b
-
Câu 23:
Tính số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây nếu có điện lượng 15 culông dịch chuyển qua tiết diện đó trong 30 giây.
A. 0,3125.1019 electron
B. 0,7125.1020 electron
C. 190,9125.1019 electron
D. 0,9125.1020 electron
-
Câu 24:
Phát biểu đúng là. Acquy chì gồm:
A. Hai bản cực bằng chì nhúng vào dung dịch điện phân là bazơ.
B. Bản dương bằng PbO2và bản âm bằng Pb nhúng trong dung dịch chất điện phân là axit sunfuric loãng.
C. Bản dương bằng PbO2 và bản âm bằng Pb nhúng trong dung dịch chất điện phân là bazơ.
D. Bản dương bằng Pb và bản âm bằng PbO2 nhúng trong dung dịch chất điện phân là axit sunfuric loãng.
-
Câu 25:
Chọn đáp án đúng. Trong trường hợp nào sau đây ta có một pin điện hóa?
A. Một cực nhôm và một cực đồng cùng nhúng vào nước muối.
B. Một cực nhôm và một cực đồng nhúng vào nước cất.
C. Hai cực cùng bằng đồng giống nhau nhúng vào nước vôi
D. Hai cực nhựa khác nhau nhúng vào dầu hỏa.
-
Câu 26:
họn đáp án đúng. Điểm khác nhau chủ yếu giữa acquy và pin vôn ta là
A. Sử dụng các dung dịch điện phân khác nhau.
B. Chất dùng làm hai cực khác nhau.
C. Phản ứng hóa học trong acquy có thể xảy ra thuận nghịch.
D. Sự tích điện khác nhau ở hai cực.
-
Câu 27:
Nguồn điện tạo ra điện thế giữa hai cực bằng cách
A. Tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển eletron và ion ra khỏi các cực của nguồn.
B. Sinh ra eletron ở cực âm
C. Sinh ra eletron ở cực dương.
D. Làm biến mất eletron ở cực dương
-
Câu 28:
Chọn phát biểu đúng. Có thể tạo ra một pin điện hoá bằng cách ngâm trong dung dịch muối ăn
A. Hai mảnh nhôm.
B. Hai mảnh đồng.
C. Một mảnh nhôm và một mảnh kẽm.
D. Hai mảnh tôn.
-
Câu 29:
Acquy hoạt động như thế nào để có thể sử dụng được nhiều lần?
A. Acquy hoạt động dựa trên phản ứng hóa học thuận nghịch, nó giải phóng năng lượng khi được nạp và tích trữ năng lượng khi phát điện.
B. Acquy hoạt động dựa trên phản ứng hóa học không thuận nghịch, nó giải phóng năng lượng khi được nạp và tích trữ năng lượng khi phát điện.
C. Acquy hoạt động dựa trên phản ứng hóa học không thuận nghịch, nó tích trữ năng lượng khi được nạp và giải phóng năng lượng khi phát điện.
D. Acquy hoạt động dựa trên phản ứng hóa học thuận nghịch, nó tích trữ năng lượng khi được nạp và giải phóng năng lượng khi phát điện.
-
Câu 30:
Chọn phát biểu đúng. Hai cực của pin Vôn-ta được tích điện khác nhau là do:
A. Các êlectron dịch chuyển từ cực đồng tới cực kẽm qua dung dịch điện phân.
B. Chỉ có các ion hiđrô trong dung dịch điện phân thu lấy êlectron của cực đồng.
C. Các ion dương kẽm đi vào dung dịch điện phân và cả các ion hiđrô trong dung dịch thu lấy êlectron của cực đồng.
D. Chỉ có các ion dương kẽm đi vào dung dịch điện phân.
-
Câu 31:
Tại sao có thể nói acquy là một pin điện hóa?
A. Vì hai cực của acquy sau khi nạp là hai vật dẫn cùng chất.
B. Vì acquy sau khi nạp có cấu tạo gồm hai cực khác bản chất nhúng trong chất điện phân giống như pin điện hóa
C. Vì trong acquy có sự chuyển hóa điện năng thành hóa năng.
D. Vì hai cực của acquy và pin điện hóa đều được nhúng vào trong nước nguyên chất.
-
Câu 32:
Khi nói về nguồn điện, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Mỗi nguồn có hai cực luôn ở trạng thái nhiễm điện khác nhau.
B. Nguồn điện là cơ cấu để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong đoạn mạch.
C. Để tạo ra các cực nhiễm điện, cần phải có lực thực hiện công tách và chuyển các electron hoặc ion dương ra khỏi điện cực, lực này gọi là lực lạ.
D. Nguồn là pin có lực lạ là lực tĩnh điện.
-
Câu 33:
Một bộ acquy có suất điện động 12V. KHi được mắc vào mạch điện, trong thời gian 5 phút, acquy sinh ra một công là 720J. Cường độ dòng điện chạy qua acquy khi đó là
A. 2A
B. 28,8A
C. 3A
D. 0,2A
-
Câu 34:
Một bộ acquy có thể cung cấp một dòng điện có cường độ 3A lien tục trong 1 giờ thì phải nạp lại. Cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp nếu nó được sử dụng liên tục trong 15 giờ thì phải nạp lại là
A. 45A
B. 5A
C. 0,2A
D. 2A
-
Câu 35:
Một pin Vôn-ta có suất điện động 1,1V, công của pin này sản ra khi có một điện lượng 27C dịch chuyển qua pin là
A. 0,04J
B. 29,7 J
C. 25,54J
D. 0 ,4J
-
Câu 36:
Đặt hiệu điện thế 24 V vào hai đầu điện trở 20 Ω trong khoảng thời gian 10s. Điện lượng chuyển qua điện trở này trong khoảng thời gian đó là
A. 12C
B. 24C
C. 0,83C
D. 2,4C
-
Câu 37:
Một điện lượng 5.10-3C dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 2s. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này là:
A. 10 mA
B. 2,5mA
C. 0,2mA
D. 0,5mA
-
Câu 38:
Dòng điện có cường độ 0,32 A đang chạy qua một dây dẫn. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫ đó trong 20s là:
A. 4.1019
B. 1,6.1018
C. 6,4.1018
D. 4.1020
-
Câu 39:
Công của lực lạ làm dịch chuyển điện lượng 4C từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện là 24J. Suất điện động của nguồn là:
A. 6V
B. 96V
C. 12V
D. 9,6V
-
Câu 40:
Trong nguồn điện hoá học (pin, acquy) có sự chuyển hoá từ
A. Cơ năng thành điện năng
B. Nội năng thành điện năng
C. Hoá năng thành điện năng
D. Quan năng thành điện năng
-
Câu 41:
Chọn phát biểu đúng. Ngoài đơn vị ampe (A), đơn vị cường độ dòng điện có thể là
A. Culông (C)
B. Vôn (V)
C. Culong trên giây (C/s)
D. Jun (J)
-
Câu 42:
Công thức xác định cường độ dòng điện không đổi là:
A. \(I=qt\)
B. \(I = q/t\)
C. \(I = t/q\)
D. \(I = q/e\)
-
Câu 43:
Chọn phát biểu đúng. Cường độ dòng điện được đo bằng
A. Vôn kế
B. Lực kế
C. Công tơ điện
D. Ampe kế
-
Câu 44:
Các lực lạ bên trong nguồn điện không có tác dụng
A. tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện
B. tạo ra và duy trì sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện
C. tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện
D. làm các điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện
-
Câu 45:
Dòng điện không có tác dụng nào trong các tác dụng sau.
A. Tác dụng cơ.
B. Tác dụng nhiệt.
C. Tác dụng hoá học
D. Tác dụng từ
-
Câu 46:
Hạt nào sau đây không thể tải điện
A. Prôtôn.
B. Êlectron.
C. Iôn.
D. Nơtron.
-
Câu 47:
Hai nguồn điện có ghi 20V và 40V, nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Hai nguồn này luôn tạo ra một hiệu điện thế 20V và 40V cho mạch ngoài.
B. Khả năng sinh công của hai nguồn là 20J và 40J.
C. Khả năng sinh công của nguồn thứ nhất bằng một nửa nguồn thứ hai.
D. Nguồn thứ nhất luôn sinh công bằng một nửa nguồn thứ hai.
-
Câu 48:
Chọn câu trả lời sai. Trong mạch điện, nguồn điện có tác dụng?
A. Tạo ra và duy trì một hiệu điện thế
B. Chuyển điện năng thành các dạng năng lượng khác
C. Tạo ra dòng điện lâu dài trong mạch
D. Chuyển các dạng năng lượng khác thành điện năng
-
Câu 49:
Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Dòng điện có tác dụng từ, ví dụ: nam châm điện
B. Dòng điện có tác dụng nhiệt, ví dụ: bàn là điện
C. Dòng điện có tác dụng hóa học, ví dụ: acquy nóng lên khi nạp điện
D. Dòng điện có tác dụng sinh lí, ví dụ: hiện tượng điện giật
-
Câu 50:
Cường độ dòng điện không đổi qua vật dẫn phụ thuộc vào:
I. Hiệu điện thế giữa hai vật dẫn. II. Độ dẫn điện của vật dẫn.
III. Thời gian dòng điện qua vật dẫn.
A. I và II.
B. I.
C. I, II, III.
D. II và III.