Trắc nghiệm Dòng điện không đổi - nguồn điện Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Trong các nhận định về suất điện động, nhận định không đúng là:
A. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện.
B. Suất điện động được đo bằng thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích q dương ngược chiều điện trường và độ lớn điện tích dịch chuyển.
C. Đơn vị của suất điện động là Jun.
D. Suất điện động của nguồn có trị số bằng hiệu điện thế giữa hai cực khi mạch ngoài hở.
-
Câu 2:
Nguồn điện tạo ra hiệu điện thế giữa hai cực bằng cách
A. tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển electron và ion về các cực của nguồn.
B. sinh ra electron ở cực âm.
C. sinh ra ion dương ở cực dương.
D. làm biến mất electron ở cực dương.
-
Câu 3:
Dòng điện chạy trong mạch điện nào dưới đây không phải là dòng điện không đổi?
A. Trong mạch điện kín của đèn pin
B. Trong mạch điện thắp sáng đèn xe đạp với nguồn điện là đinamô
C. Trong mạch điện kín thắp sáng với nguồn điện là acquy
D. Trong mạch điện kín thắp sáng đèn với nguồn điện là pin Mặt Trời
-
Câu 4:
Ngoài đơn vị là ampe (A), cường độ dòng điện có thể có đơn vị là
A. jun (J)
B. cu – lông (C)
C. Vôn (V)
D. Cu_lông trên giây (C/s)
-
Câu 5:
Trong thời gian t, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây là q. Cường độ dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào?
A. \(I = \frac{{{q^2}}}{t}\)
B. \(I{\rm{ }} = {\rm{ }}q.t\)
C. \(I = \frac{q}{t}\)
D. \(I = \frac{t}{q}\)
-
Câu 6:
Điều kiện để có dòng điện là
A. có hiệu điện thế.
B. có điện tích tự do.
C. có hiệu điện thế và điện tích tự do.
D. có nguồn điện.
-
Câu 7:
Suất điện động được đo bằng đơn vị nào sau đây?
A. Culông (C)
B. Jun (J)
C. Vôn (V)
D. Ampe (A)
-
Câu 8:
Chọn câu sai
A. Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế.
B. Ampe kế mắc nối tiếp vào mạch điện cần đo cường độ dòng điện chạy qua.
C. Dòng điện chạy qua ampe kế có chiều đi vào chốt dương (+) và đi ra từ (-).
D. Dòng điện chạy qua ampe kế có chiều đi vào chốt âm (-) và đi ra từ chốt (+).
-
Câu 9:
Trong các nhận định dưới đây, nhận định không đúng về dòng điện là:
A. Đơn vị của cường độ dòng điện là A.
B. Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế.
C. Cường độ dòng điện càng lớn thì trong một đơn vị thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn càng nhiều.
D. Dòng điện không đổi là dòng điện chỉ có chiều không thay đổi theo thời gian.
-
Câu 10:
Khi dòng điện chạy qua nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực:
A. Cu_lông
B. hấp dẫn
C. lực lạ
D. điện trường
-
Câu 11:
Dấu hiệu tổng quát nhất để nhận biết dòng điện là tác dụng
A. hóa học
B. từ
C. nhiệt
D. sinh lý
-
Câu 12:
Dòng điện không đổi là:
A. Dòng điện có chiều không thay đổi theo thời gian
B. Dòng điện có cường độ không thay đổi theo thời gian
C. Dòng điện có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian
D. Dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian
-
Câu 13:
Chọn câu phát biểu đúng.
A. Dòng điện là dòng chuyển dời của các điện tích.
B. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều không thay đổi.
C. Dòng điện không đổi là dòng điện có cường độ (độ lớn) không thay đổi.
D. Dòng điện có các tác dụng như: từ, nhiệt, hóa, sinh lý
-
Câu 14:
Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là:
A. Tác dụng nhiệt
B. Tác dụng hóa học
C. Tác dụng từ
D. Tác dụng cơ học
-
Câu 15:
Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của
A. các ion dương.
B. các electron.
C. các ion âm.
D. các nguyên tử.
-
Câu 16:
Dòng điện được định nghĩa là
A. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.
B. dòng chuyển động của các điện tích.
C. là dòng chuyển dời có hướng của electron.
D. là dòng chuyển dời có hướng của ion dương.
-
Câu 17:
Các lực lạ bên trong nguồn điện không có tác dụng
A. tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
B. tạo ra và duy trì sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện.
C. tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện.
D. làm các điện tích dương dịch chuyên ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
-
Câu 18:
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng
A. tạo ra điện tích dương trong một giây.
B. tạo ra các điện tích trog một giây.
C. thực hiện công của nguồn điện trong một giây.
D. thực hiện công của nguồn điện khi di chuyển một đơn vị điên tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
-
Câu 19:
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho:
A. khả năng tác dụng lực của nguồn điện.
B. khả năng thực hiện công của nguồn điện.
C. khả năng dự trừ điện tích của nguồn điện.
D. khả năng tích điện cho hai cực của nó.
-
Câu 20:
Chọn câu trả lời sai. Trong mạch điện nguồn điện có tác dụng
A. Tạo ra và duy trì một hiệu điện thế.
B. Tạo ra dòng điện lâu dài trong mạch.
C. Chuyển các dạng năng lượng khác thành điện năng.
D. Chuyển điện năng thành các dạng năng lượng khác.
-
Câu 21:
Trong thời gian t, điện lượng chuyên qua tiết diện thăng của dây dần là q. Cường độ dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào?
A. \(I{\rm{ }} = {\rm{ }}\frac{{{q^2}}}{t}\)
B. \(I{\rm{ }} = {\rm{ }}qt.\)
C. \(I{\rm{ }} = {\rm{ }}{q^2}t.\)
D. \(I{\rm{ }} = {\rm{ }}\frac{q}{t}\)
-
Câu 22:
Dòng điện chạy trong mạch điện nào dưới đây không phải là dòng điện không đổi?
A. Trong mạch điện thắp sáng đèn của xe đạp với nguồn điện là đinamô.
B. Trong mạch điện kín của đèn pin.
C. Trong mạch điện kín thắp sáng đèn với nguồn điện là acquy.
D. Trong mạch điện kín thắp sáng đèn với nguồn điện là pin mặt trời.
-
Câu 23:
Điều kiện để có dòng điện là:
A. Chỉ cần các vật dẫn điện có cùng nhiệt độ nối liền với nhau tạo thành mạch điện kín.
B. Chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
C. Chỉ cần có hiệu điện thế.
D. Chỉ cần có nguồn điện.
-
Câu 24:
Điều kiện để có dòng điện là:
A. Chỉ cần có các vật dẫn.
B. Chỉ cần có hiệu điện thế.
C. Chỉ cần có nguồn điện.
D. Chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
-
Câu 25:
Suất điện động được đo bằng đơn vị nào sau đây?
A. Cu lông (C).
B. Vôn (V).
C. Héc (Hz).
D. Ampe (A).
-
Câu 26:
Đo cường độ dòng điện bằng đơn vị nào sau đây?
A. Niu-tơn (N).
B. Jun (J).
C. Oát (W).
D. Ampe (A).
-
Câu 27:
Cường đô dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây?
A. Lực kế.
B. Công tơ điện.
C. Nhiệt kế.
D. Ampe kế.
-
Câu 28:
Một acquy có suất điện động 12V. Công suất của acqui là bao nhiêu nếu có 3,4.1018 electron dịch chuyển từ cực dương tới cực âm trong 1 giây?
A. 4,08W.
B. 6,528W.
C. 40,8W.
D. 65,28W.
-
Câu 29:
Một nguồn điện có suất điện động 2V thì khi thực hiện một công 10J, lực lạ đã dịch chuyển một điện lượng qua nguồn là:
A. 50 C
B. 20 C.
C. 40 C
D. 5 C
-
Câu 30:
Một bộ ac qui có suất điện động bao nhiêu nếu dung lượng ac quy là 5Ah và trong thời gian hoạt động nó sinh ra một công là 108KJ.
A. 2V
B. 4V
C. 6V
D. 8V
-
Câu 31:
Một bộ ac qui dung lượng 4Ah. Acqui này có thể sử dụng trong 20h thì phải nạp lại.Cường độ dòng điện mà ac quy này có thể cung cấp là bao nhiêu?
A. 0,1A.
B. 0,2A
C. 0,4A
D. 2A.
-
Câu 32:
Một bộ ac qui có suất điện động 12V và dung lượng 5Ah. Acqui này có thể sử dụng trong khoảng thời gian bao lâu nếu nó cung cấp dòng điện cường độ 0,25A.
A. 5h.
B. 10h.
C. 20h
D. 40h.
-
Câu 33:
Một bộ acqui có dung lượng 2Ah được sử dụng liên tục trong 24h. Cường độ dòng điện mà acqui cung cấp là:
A. 48A
B. 12A.
C. 0,0833A.
D. 0,0383A.
-
Câu 34:
Một bộ acqui có suất điện động 12V, dịch chuyển một lượng điện tích q = 350C ở bên trong và giữa 2 cực của acqui. Công do acqui sinh ra là:
A. 0,0342J.
B. 29,16J.
C. 420J.
D. 4200J.
-
Câu 35:
Một pin Vôn ta có suất điện động 1,1V, công của pin này sinh ra khi có một lượng điện tích 27C dịch chuyển bên trong và giữa 2 cực của pin là:
A. 2,97
B. 29,7J.
C. 0,04J.
D. 24,54J.
-
Câu 36:
Sau khi sử dụng một thời gian thì điện trở của pin Vôn ta sẽ:
A. Tăng lên, do có hiện tượng phân cực xảy ra
B. Tăng lên, do 2 cực của pin mòn dần.
C. Giảm xuống, do ddịch điện phân loãng dần
D. Giảm xuống, do ddịch điện phân cạn dần do có sự bay hơi.
-
Câu 37:
Các biểu hiện nào sau đây cho thấy sự phân cực của pin Vôn ta ( sau 1 thời gian sử dụng ) ?
A. Suất điện động giảm.
B. Điện trở trong tăng.
C. Có lớp H2 bao quanh cực Cu.
D. cả A,B,C
-
Câu 38:
Cho các cấu tạo kể sau của nguồn điện hóa học:
(1) Các cực: (Cu; Zn ) / dung dịch H2SO4.
(2) Các cực: (PbO2 ; Pb ) / dung dịch H2SO4.
(3) Các cực: (than chì; Zn ) / dung dịch NH4Cl.Ac qui chì có cấu tạo nào ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Khác
-
Câu 39:
Cho các cấu tạo kể sau của nguồn điện hóa học:
(1) Các cực: (Cu; Zn ) / dung dịch H2SO4.
(2) Các cực: (PbO2 ; Pb ) / dung dịch H2SO4.
(3) Các cực: (than chì; Zn ) / dung dịch NH4Cl.Pin Vôn ta có cấu tạo nào?
A. 1
B. 2
C. 3
D. Khác
-
Câu 40:
Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của pin Lơ lăng sê:
A. Cực dương là than, cực âm là kẽm.
B. Dung dịch điện phân là a môn clorua.
C. Cực than được bao bọc xung quanh bằng Mangan đioxit.
D. cả A,B,C đều đúng.
-
Câu 41:
Để acquy chì hoạt động tốt thì nồng độ dung dịch axit sunfuarit có trị số:
A. từ 10% đến 20%.
B. Từ 20% đến 30%.
C. Từ 30% đến 40%
D. Từ 40% đến 50%.
-
Câu 42:
Việc nạp điện cho acqui chì gây tác dụng nào sau đây?
A. Khử lớp PbSO4 bao quanh 2 cực
B. Ô xy hóa lớp khí H2 bao quanh cực dương (+)
C. Biến đổi Pb thành PbO.
D. Một tác dụng khác.
-
Câu 43:
Sau khi ac quy chì hết điện thì:
A. Hai cực đều là chì kim loại (Pb)
B. Hai cực đều được phủ bằng lớp chì sunfat
C. Cực (+) là PbO; cực (-) là Pb.
D. Cực (+) là PbO2; cực âm là Pb.
-
Câu 44:
Khi ac quy chì đã nạp điện xong và trở thành nguồn điện thì cực dương của acquy là:
A. Chì đioxit
B. Chì oxit
C. Chì kim loại
D. Kẽm oxit
-
Câu 45:
Đại lượng đặc trưng cho khả năng cung cấp điện của 1 ac quy là
A. Dung lượng.
B. Suất điện động.
C. Suất điện động và điện trở trong
D. cả A,B,C
-
Câu 46:
Trong các nguồn điện như pin hoặc ac qui, lực đóng vai trò lực lạ trong nguồn là:
A. Lực từ.
B. Lực hóa học.
C. Lực tĩnh điện
D. Lực khác với A,B,C
-
Câu 47:
Điểm khác nhau chủ yếu giữa ac quy và pin Vôn ta là:
A. Sự tích điện khác nhau ở 2 cực.
B. Sử dụng dung dịch điện phân khác nhau.
C. Chất dùng làm 2 cực khác nhau.
D. Phản ứng hóa học trong ac quy có thể xảy ra thuận nghịch.
-
Câu 48:
Kết luận nào dưới đây là sai:
A. Dòng điện qua acquy có chiều khác nhau khi acquy được nạp điện và phát điện.
B. Dòng điện qua acquy có chiều giống nhau khi acquy được nạp điện và phát điện.
C. . Nạp điện cho ac quy là quá trình chuyển hóa điện năng thành hóa năng.
D. Ac quy phát điện là quá trình chuyển hóa năng thành điện năng.
-
Câu 49:
Kết luận nào dưới đây là đúng khi nói về ac qui:
A. Ac quy là nguồn điện hóa học hoạt động dựa trên phản ứng hóa học thuận nghịch.
B. Ac quy tích trử năng lượng lúc nạp điện và giải phóng năng lượng này khi phát điện.
C. Dung lượng của ac quy là điện lượng lớn nhất mà ac quy có thể cung cấp được khi nó phát điện.
D. Cả 3 kết luận trên đều đúng.
-
Câu 50:
Cụm từ thích hợp điền vào chổ trống: “ Trong các pin điện hóa có sự chuyển hóa từ …thành điện năng”:
A. Nhiệt năng.
B. Thế năng đàn hồi.
C. Hóa năng
D. Cơ năng