Trắc nghiệm Dòng điện không đổi - nguồn điện Vật Lý Lớp 11
-
Câu 1:
Hai cực của pin điện hóa được ngâm vào chất điện phân là dung dịch:
A. Muối.
B. Axit.
C. Ba zơ.
D. một trong 3 loại trên.
-
Câu 2:
Người ta tạo ra một pin điện hóa bằng cách ngâm trong dung dịch muối ăn:
A. Hai thanh nhôm.
B. Hai thanh đồng.
C. Hai thanh chì.
D. 1 thanh nhôm và 1 thanh kẽm.
-
Câu 3:
Hiệu điện thế điện hóa có giá trị ( dấu và độ lớn ) phụ thuộc ( các ) yếu tố nào ?
A. Bản chất kim loại.
B. Bản chất dung dịch điện phân.
C. Nồng độ dd điện phân
D. Cả A,B,C
-
Câu 4:
Nhận xét không đúng trong các nhận xét sau về acquy chì là:
A. Ác quy chì có một cực làm bằng chì vào một cực là chì đioxit.
B. Hai cực của acquy chì được ngâm trong dung dịc axit sunfuric loãng.
C. Khi nạp điện cho acquy, dòng điện đi vào cực âm và đi ra từ cực dương.
D. Ác quy là nguồn điện có thể nạp lại để sử dụng nhiều lần.
-
Câu 5:
Trong trường hợp nào sau đây ta có một pin điện hóa?
A. Một cực nhôm và một cực đồng cùng nhúng vào nước muối;
B. Một cực nhôm và một cực đồng nhúng vào nước cất;
C. Hai cực cùng bằng đồng giống nhau nhúng vào nước vôi;
D. Hai cực nhựa khác nhau nhúng vào dầu hỏa.
-
Câu 6:
Cấu tạo pin điện hóa là
A. gồm hai cực có bản chất giống nhau ngâm trong dung dịch điện phân
B. gồm hai cực có bản chất khác nhau ngâm trong dung dịch điện phân
C. gồm 2 cực có bản chất khác nhau ngâm trong điện môi.
D. gồm hai cực có bản chất giống nhau ngâm trong điện môi.
-
Câu 7:
Điểm khác nhau căn bản giữa Pin và ác quy là
A. Kích thước.
B. Hình dáng
C. Nguyên tắc hoạt động.
D. Số lượng các cực.
-
Câu 8:
Hai điện cực kim loại trong pin điện hóa phải:
A. có cùng khối lượng
B. khác nhau về kích thước.
C. có cùng bản chất.
D. khác nhau về phương diện hóa học.
-
Câu 9:
Giữa 2 đầu đoạn mạch điện có mắc song song 3 dây dẫn có điện trở R1 = 4 \(\Omega \); R2 = 5\(\Omega \) ; R3 = 20\(\Omega \) . Biết cường độ dòng điện trong mạch chính là 5A. Tính cđdđ qua R1.
A. 0,5A.
B. 1,5A
C. . 2,5A.
D. 3,5A.
-
Câu 10:
Giữa 2 đầu đoạn mạch điện có mắc song song 3 dây dẫn có điện trở R1 = 4\(\Omega\) ; R2 = 5\(\Omega\) ; R3 = 20\(\Omega\). Biết cường độ dòng điện trong mạch chính là 2,2A. Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch.
A. 8,8V
B. 4,4V.
C. 2,2V.
D. 1,1V.
-
Câu 11:
Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 \(\Omega \) nối tiếp với điện trở R2 = 200 \(\Omega \) . Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch là 12V. Hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R1 là :
A. 16 v
B. 12 V
C. 8 V
D. 4 V
-
Câu 12:
Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 = 100 \(\Omega\) và điện trở R2 = 200 \(\Omega\) nối tiếp nhau. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U, khi đó hđt giữa 2 đầu điện trở R1 là 6V. Hiệu điện thế giữa 2 đầu mạch là:
A. 18V.
B. 24V
C. 12V.
D. 6V.
-
Câu 13:
Hiệu điện thế giữa 2 đầu 1 dây dẫn là 10V thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 2A. Nếu hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn đó là 15V thì cường độ dòng điện qua dây là bao nhiêu?
A. 2/3 A.
B. 3 A
C. 4/3 A
D. Không đủ dữ kiện
-
Câu 14:
Một tụ điện có điện dung 6 μF được tích điện bằng một hiệu điện thế 3V. Sau đó nối hai cực của bản tụ lại với nhau, thời gian điện tích trung hòa là 10-4 s. Cường độ dòng điện trung bình chạy qua dây nối trong thời gian đó là:
A. 1,8 A
B. 180 mA.
C. 600 mA
D. 1/2 A.
-
Câu 15:
Qua một nguồn điện có suất điện động không đổi, để chuyển một điện lượng 10C thì lực là phải sinh một công là 20mJ. Để chuyển một điện lượng 15C qua nguồn thì lực là phải sinh một công là:
A. 10 mJ.
B. 15 mJ.
C. 20 mJ.
D. 30 mJ.
-
Câu 16:
Một nguồn điện có suất điện động 200 mV. Để chuyển một điện lượng 10C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là:
A. 20 J
B. 0,05 J.
C. 2000 J
D. . 2 J.
-
Câu 17:
Một dòng điện không đổi trong thời gian 10s có một điện lượng 1,6C chạy qua. Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian 1s là:
A. 1018 electron
B. 10-18 electron
C. 1020 electron.
D. 10-20 electron
-
Câu 18:
Trong dây dẫn kim loại có một dòng điện không đổi chạy qua có cường độ là 1,6 mA chạy qua. Trong một phút số lượng electron chuyển qua một tiết diện thẳng là:
A. 6.1020 electron.
B. 6.1019 electron.
C. 6.1018 electron.
D. 6.1017 electron.
-
Câu 19:
Một dòng điện không đổi có cường độ 3A thì sau một khoảng thời gian có một điện lượng 4C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cùng thời gian đó, với dòng điện 4,5A thì có một điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng là:
A. 4C
B. 8C
C. 4,5C
D. 6C
-
Câu 20:
Một dòng điện không đổi, sau 2 phút có một điện lượng 24C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cường độ của dòng điện đó là:
A. 12A
B. 1/12A
C. 0,2 A
D. 48 A
-
Câu 21:
Cho một dòng điện không đổi trong 10s, điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng là 2C. Sau 50s, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng đó là:
A. 5C
B. 10C
C. 50 C
D. 25 C
-
Câu 22:
Nếu trong thời gian = 0,1s đầu có điện lượng 0,5C và trong thời gian = 0,1s tiếp theo có điện lượng 0,1C chuyển qua tiết diện của vật dẫn thì cường độ dòng điện trong cả hai khoảng thời gian đó là:
A. 6A.
B. 3A.
C. 4A
D. 2A
-
Câu 23:
Câu nào sau đây là sai khi nói về lực lạ trong nguồn điện:
A. Lực lạ có bản chất khác với lực tĩnh điện.
B. Lực lạ chỉ có thể là lực hóa học.
C. Điện năng tiêu thụ trong toàn mạch bằng công của lực lạ bên trong nguồn
D. Sự tích điện ở 2 cực khác nhau của nguồn điện là do lực lạ thực hiện công làm dịch chuyển các điện tích đó.
-
Câu 24:
Xét các tính chất liệt kê sau đây:
(1): chỉ tồn tại bên trong nguồn điện. (1’): tồn tại trong nguồn và cả mạch ngoài.
(2): tác dụng lên điện tích. ( 2’): không tác dụng lên điện tích.
(3): thực hiện công cho nguồn điện. (3’): thực hiện công cho mạch ngoài.
Lực lạ có các tính chất nào?
A. (1). B. (1) + (2’). C. (1) + (2). D. (1) + (2) + ( 3)
A. 1
B. 1 2'
C. 1 2
D. 1 2 3
-
Câu 25:
Xét các tính chất liệt kê sau đây:
(1): chỉ tồn tại bên trong nguồn điện. (1’): tồn tại trong nguồn và cả mạch ngoài.
(2): tác dụng lên điện tích. ( 2’): không tác dụng lên điện tích.
(3): thực hiện công cho nguồn điện. (3’): thực hiện công cho mạch ngoài.
Lực điện trường ( lực tĩnh điện ) có các tính chất nào?
A. 1'
B. 1' 2
C. 1' 3'
D. 1' 2 3'
-
Câu 26:
Cho các từ và cụm từ sau đây:
1. các e tự do. 2. hiệu điện thế. 3. lực tĩnh điện. 4. ngược chiều điện trường.
Từ hay cụm từ điền vào chổ trống thích hợp: “ Lực lạ thực hiện công thắng công cản của ……..bên trong nguồn điện” là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 27:
Cho các từ và cụm từ sau đây:
1. các e tự do. 2. hiệu điện thế. 3. lực tĩnh điện. 4. ngược chiều điện trường.
Từ hay cụm từ điền vào chổ trống thích hợp: “ Lực lạ tác dụng lên điện tích nhưng không phải là…” là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 28:
Cho các từ và cụm từ sau đây:
1. các e tự do. 2. hiệu điện thế. 3. lực tĩnh điện. 4. ngược chiều điện trường.
Từ hay cụm từ điền vào chổ trống thích hợp “Giữa 2 cực của nguồn điện có một …… . được duy trì” là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 29:
Dòng điện không có tác dụng nào trong các tác dụng sau:
A. Tác dụng cơ.
B. Tác dụng nhiệt.
C. Tác dụng hoá học.
D. Tác dụng từ.
-
Câu 30:
Hạt nào sau đây không thể tải điện?
A. Prôtôn.
B. Êlectron
C. Iôn.
D. Phôtôn.
-
Câu 31:
Ngoài đơn vị là Vôn, suất điện động còn có đơn vị là:
A. Cu lông/s.
B. Jun/Cu lông.
C. Jun/s.
D. Ampe.giây.
-
Câu 32:
Câu nào sau đây là sai khi nói về suất điện động của nguồn điện?
A. Suất điện động có đơn vị là Vôn.
B. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.
C. Do suất điện động bằng tổng độ giảm thế ở mạch ngoài và mạch trong nên khi mạch ngoài hở thì sđđ bằng 0
D. Số Vôn ghi trên mỗi nguồn điện cho biết trị số của sđđ của nguồn đó.
-
Câu 33:
Các lực lạ bên trong của nguồn không có tác dụng:
A. Làm cho điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
B. Tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện.
C. Tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn điện.
D. Tạo ra sự tích điện khác nhau giữa 2 cực của nguồn điện.
-
Câu 34:
Đại lượng đặc trưng của nguồn điện là:
A. cường độ dòng điện tạo được.
B. hiệu điện thế tạo được.
C. . suất điện động và điện trở trong.
D. công của nguồn.
-
Câu 35:
Trong các nhận định về suất điện động, nhận định không đúng là:
A. Suất điện động là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện.
B. Suất điện động được đo bằng thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích ngược chiều điện trường và độ lớn điện tích dịch chuyển
C. Đơn vị của suất điện động là Jun.
D. Suất điện động của nguồn có trị số bằng hiệu điện thế giữa hai cực khi mạch ngoài hở.
-
Câu 36:
Kết luận nào sau đây là sai khi nói về nguồn điện?
A. Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì 1 hđt nhằm duy trì dòng điện trong mạch.
B. Nguồn điện bao giờ cũng có 2 cực là cực dương và cực âm
C. . Lực bên trong nguồn điện có tác dụng tách các điện tích dương và điện tích âm trong nguồn để tạo thành 2 cực của nguồn có bản chất không phải là lực tĩnh điện gọi là lực lạ.
D. Trong các loại nguồn điện khác nhau, lực lạ có cùng bản chất.
-
Câu 37:
Chọn câu sai:
A. Đơn vị của suất điện động là Vôn
B. Suất điện động là một đại lượng luôn luôn dương.
C. Mổi nguồn điện có một suất điện động nhất định, thay đổi được.
D. Mổi nguồn điện có một suất điện động nhất định, không thay đổi được.
-
Câu 38:
Nguồn điện tạo ra hiệu điện thế giữa hai cực bằng cách
A. tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển electron và ion về các cực của nguồn
B. sinh ra electron ở cực âm.
C. sinh ra ion dương ở cực dương
D. làm biến mất electron ở cực dương.
-
Câu 39:
Điều kiện để có dòng điện là:
A. chỉ cần có hđt.
B. chỉ cần duy trì 1 hđt giữa 2 đầu 1 vật dẫn.
C. chỉ cần có nguồn điện.
D. chỉ cần có các vật dẫn điện nối liên nhau tạo thành mạch điện kín.
-
Câu 40:
Điều kiện để có dòng điện là
A. có hiệu điện thế
B. có điện tích tự do.
C. có hiệu điện thế và điện tích tự do.
D. có nguồn điện.
-
Câu 41:
Trong các nhận định dưới đây, nhận định không đúng về dòng điện là:
A. Đơn vị của cường độ dòng điện là Am pe
B. Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế.
C. Cường độ dòng điện càng lớn thì trong một đơn vị thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn càng nhiều.
D. Dòng điện không đổi là dòng điện chỉ có chiều không thay đổi theo thời gian.
-
Câu 42:
(1) chỉ chịu tác dụng của điện trường, các hạt mang điện dương và âm chuyển động ngược chiều nhau.
Nên (2): chiều dòng điện trong kim loại ngược với chiều chuyển động của các electron.
A. Phát biểu (1) đúng, phát biểu (2) sai
B. Phát biểu (1) sai, phát biểu (2) đúng.
C. Phát biểu (1) đúng, phát biểu (2) đúng, hai phát biểu có tương quan.
D. Phát biểu (1) đúng, phát biểu (2) đúng, hai phát biểu không có tương quan.
-
Câu 43:
(1): Có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm.
Nên: (2): dòng điện qua mổi vật dẫn là dòng chuyển dời có hướng của 2 loại điện tích này.
A. Phát biểu (1) đúng, phát biểu (2) sai.
B. Phát biểu (1) sai, phát biểu (2) đúng.
C. Phát biểu (1) đúng, phát biểu (2) đúng, hai phát biểu có tương quan.
D. Phát biểu (1) đúng, phát biểu (2) đúng, hai phát biểu không có tương quan.
-
Câu 44:
Chọn câu sai:
A. Đo cường độ dđ bằng Am pe kế.
B. Am pe kế được mắc nối tiếp vào đoạn mạch cần đo cđdđ chạy qua.
C. Dòng điện chạy qua Ampe kế có chiều đi vào chốt dương và đi ra từ chốt âm.
D. Dòng điện chạy qua Ampe kế có chiều đi vào chốt âm và đi ra từ chốt dương.
-
Câu 45:
Đơn vị đo điện lượng là:
A. Vôn.
B. Jun.
C. Oát.
D. Culong
-
Câu 46:
Ngoài đơn vị Ampe, đơn vị của cường độ dòng điện còn là:
A. Jun.
B. Cu-lông.
C. Vôn
D. Cu-lông/giây.
-
Câu 47:
Đơn vị đo cường độ dòng điện là:
A. Jun.
B. Oát.
C. Ampe.
D. Vôn.
-
Câu 48:
Cường độ dòng điện được đo bằng:
A. Nhiệt kế.
B. Lực kế.
C. công tơ điện.
D. Ampe kế
-
Câu 49:
Cường độ của dòng điện được tính bằng công thức nào sau đây?
A. I = q2/t
B. I = q/t.
C. I = q2t
D. I=qt
-
Câu 50:
Cường độ dòng điện qua vật dẫn phụ thuộc vào:
A. Hiệu điện thế giữa 2 đầu vật dẫn.
B. Độ dẫn điện của vật dẫn và thời gian dòng điện qua vật dẫn.
C. Độ dẫn điện của vật dẫn và hđt giữa 2 đầu vật dẫn.
D. Độ dẫn điện của vật dẫn, hđt giữa 2 đầu vật dẫn và thời gian dòng điện qua vật dẫn.