Trắc nghiệm Công dân bình đẳng trước pháp luật GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Thủ tục kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân – gia đình Việt Nam là:
A. Chỉ cần tổ chức tiệc cưới
B. Phải đăng ký kết hôn ở Ủy ban nhân dân nơi bên nam thường trú
C. Phải đăng ký kết hôn tại Tòa án
D. Phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân nơi bên nam hoặc bên nữ thường trú
-
Câu 2:
Theo quy định của luật hôn nhân – gia đình thì những trường hợp nào sau đây không bị cấm kết hôn:
A. Có quan hệ trong phạm vi ba đời, có cùng dòng máu về trực hệ
B. Kết hôn với người bị nhiễm HIV/AIDS
C. Người mất năng lực hành vi dân sự
D. Những người cùng giới tính
-
Câu 3:
Độ tuổi kết hôn theo quy định của luật hôn nhân - gia đình là:
A. Nữ từ 18 tuổi trở lên; nam từ 20 tuổi trở lên
B. Công dân từ 18 tuổi trở lên
C. Nam, nữ từ 20 tuổi trở lên
D. Nam từ đủ 20 tuổi; nữ từ đủ 18 tuổi
-
Câu 4:
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, hình thức di chúc gồm các loại:
A. Di chúc bằng miệng trong trường hợp một người bị cái chết đe dọa
B. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng hoặc không có người làm chứng
C. Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc có chứng thực
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 5:
Diện những người thừa kế theo pháp luật bao gồm:
A. Những người có tên trong nội dung của di chúc
B. Những người theo thứ tự hàng thừa kế được quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự
C. Vợ, chồng; cha, mẹ; các con; người giám hộ của người để lại di sản
D. Những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời với người để lại di sản
-
Câu 6:
Có mấy hình thức thừa kế theo pháp luật dân sự Việt Nam?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 7:
Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự là:
A. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội
B. Tự nguyện, bình đẳng
C. Không được vi phạm phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc
D. Cả ý 1 và 2 đều đúng
-
Câu 8:
Khách thể của quyền sở hữu bao gồm:
A. Tài sản là vật có thực
B. Tiền và giấy tờ trị giá được bằng tiền
C. Các quyền về tài sản
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 9:
Nội dung của quyền sở hữu bao gồm:
A. Quyền chiếm hữu
B. Quyền sử dụng
C. Quyền định đoạt
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 10:
Luật dân sự điều chỉnh những quan hệ nào?
A. Quan hệ nhân thân và quan hệ kinh tế
B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản
C. Quan hệ tài sản và quan hệ gia đình
D. Tất cả các quan hệ xã hội có liên quan đến tài sản
-
Câu 11:
Bộ luật dân sự hiện hành của Việt Nam được ban hành vào năm nào?
A. Năm 1995, có hiệu lực từ 1/7/1996
B. Năm 2005, có hiệu lực từ 1/7/2006
C. Năm 2005, có hiệu lực từ 1/1/2006
D. Năm 1995, được sửa đổi bổ sung năm 2005
-
Câu 12:
Thủ tục tố tụng giải quyết một vụ án hình sự là:
A. Khởi tố – điều tra – truy tố – xét xử – thi hành án hình sự
B. Điều tra – xét xử sơ thẩm – xét xử phúc thẩm
C. Thụ lý vụ án – điều tra – xét xử – thi hành án
D. Điều tra – truy tố – xét xử sơ thẩm – xét xử phúc thẩm – xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
-
Câu 13:
Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự là:
A. Cơ quan điều tra – Tòa án – Cơ quan thi hành án
B. Viện kiểm sát – Tòa án – Cơ quan thi hành án
C. Tòa án - Viện kiểm sát – Cơ quan điều tra
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 14:
Người từ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi loại tội phạm:
A. 15
B. 16
C. 17
D. 18
-
Câu 15:
Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự là:
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên
B. Từ đủ 15 tuổi trở lên
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên
-
Câu 16:
Khi nghiên cứu về tội phạm thì:
A. Tội phạm là một hiện tượng mang tính tự nhiên
B. Tội phạm là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử
C. Tội phạm là một hiện tượng tồn tại vĩnh viễn
D. Tội phạm là một hiện tượng mang tính bẩm sinh
-
Câu 17:
Khi một người bị coi là có tội khi:
A. Bị cơ quan công an bắt theo lệnh bắt của Viện kiểm sát
B. Bị cơ quan công an khởi tố, điều tra về hành vi vi phạm pháp luật
C. Bị Tòa án đưa ra xét xử công khai
D. Bị Tòa án ra bản án kết tội có hiệu lực pháp luật
-
Câu 18:
Mục đích của hình phạt trong luật hình sự Việt Nam hiện nay là:
A. Trừng trị người phạm tội và đấu tranh phòng chống tội phạm
B. Bắt người phạm tội bồi thường thiệt hại đã gây ra
C. Trừng trị người phạm tội
D. Giáo dục phòng ngừa chung
-
Câu 19:
Theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam thì hệ thống hình phạt gồm:
A. Hình phạt tù giam và các hình phạt khác
B. Hình phạt cơ bản và hình phạt không cơ bản
C. Hình phạt chủ yếu và hình phạt không chủ yếu
D. Các hình phạt chính và các hình phạt bổ sung
-
Câu 20:
Theo Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, tội phạm được chia thành các loại:
A. Tội ít nghiêm trọng; tội nghiêm trọng; tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng
B. Tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng
C. Tội ít nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng
D. Tội không nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng
-
Câu 21:
Chủ thể của tội phạm là:
A. Chỉ có thể là tổ chức
B. Chỉ có thể là cá nhân
C. Có thể là tổ chức và cũng có thể là cá nhân
D. Chỉ có thể là công dân Việt Nam
-
Câu 22:
Các dấu hiệu để phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác là:
A. Tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội của hành vi
B. Tính có lỗi của người thực hiện hành vi
C. Tính phải chịu trách nhiệm pháp lý
D. Xâm hại quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
-
Câu 23:
Luật hình sự điều chỉnh:
A. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với người vi phạm pháp luật
B. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
C. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với người thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự
D. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với tổ chức phạm tội
-
Câu 24:
Mỗi hành vi vi phạm pháp luật phải chịu ít nhất một loại trách nhiệm pháp lý. Phát biểu trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Quyền của công dân.
B. Nghĩa vụ của công dân.
C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
D. Quyền và nghĩa vụ của công dân.
-
Câu 25:
Khi công dân vi phạm pháp luật với mức độ và tính chất vi phạm như nhau thì phải
A. chịu trách nhiệm dân sự như nhau.
B. chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.
C. chịu trách nhiệm pháp lí khác nhau.
D. chịu trách nhiệm dân sự khác nhau.
-
Câu 26:
Những hành vi vi phạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều được xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội là thể hiện
A. nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
B. trách nhiệm bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.
C. nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trong xã hội.
D. trách nhiệm đảm bảo quyền bình đẳng của cá nhân, tổ chức trước pháp luật.
-
Câu 27:
Việc xét xử các công dân vi phạm pháp luật một cách bình đẳng và đúng luật cho dù họ là ai là biểu hiện công dân bình đẳng trước pháp luật. Vậy công dân bình đẳng trước pháp luật được hiểu là
A. công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
B. công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
C. công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
D. công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
-
Câu 28:
Phát biểu nào dưới đây không đúng với quyền bình đẳng của công dân về quyền và nghĩa vụ?
A. Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau.
B. Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình.
C. Bất kì công dân nào đều được hưởng các quyền bình đẳng như quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền thừa kế...
D. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần và địa vị xã hội.
-
Câu 29:
Một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
A. quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
B. mọi người đều có quyền ưu tiên như nhau.
C. ai cũng có quyền và nghĩa vụ như nhau.
D. quyền và nghĩa vụ công dân là một thể thống nhất.
-
Câu 30:
Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là
A. bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
B. bình đẳng về các quyền tự do của cá nhân và nghĩa vụ với xã hội.
C. bình đẳng về quyền lợi xã hội đem lại và mọi nghĩa vụ phải thực hiện với gia đình và xã hội.
D. bình đẳng về mọi mặt trong đời sống xã hội.
-
Câu 31:
Theo quy định của pháp luật, đối tượng nào được hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Những người có trình độ.
B. Những người có tài sản.
C. Mọi công dân.
D. Những người từ đủ 18 tuổi.
-
Câu 32:
Khi nói đến bình đẳng có thể hiểu là vấn đề nào được đề cập trước hết?
A. Trách nhiệm.
B. Nghĩa vụ.
C. Cách đối xử.
D. Quyền lợi.
-
Câu 33:
Mỗi hành vi vi phạm pháp luật phải chịu ít nhất một loại trách nhiệm pháp lý. Phát biểu trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Quyền của công dân.
B. Nghĩa vụ của công dân.
C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
D. Quyền và nghĩa vụ của công dân.
-
Câu 34:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người chưa thành niên có độ tuổi là bao nhiêu?
A. Chưa đủ 14 tuổi.
B. Chưa đủ 16 tuổi.
C. Chưa đủ 18 tuổi.
D. Chưa đủ 20 tuổi.
-
Câu 35:
Chủ tịch A của một xã sẽ chịu trách nhiệm gì khi ăn hối lộ, làm tổn thất quyền lợi trong cơ quan?
A. Phạt tiền.
B. Giáng chức.
C. Bãi nhiệm, miễn nhiệm.
D. Bãi nhiệm, miễn nhiệm, giáng chức.
-
Câu 36:
Công dân có quyền cơ bản nào sau đây:
A. Quyền bầu cử, ứng cử.
B. Quyền tổ chức lật đổ.
C. Quyền lôi kéo, xúi giục.
D. Quyền tham gia tổ chức phản động .
-
Câu 37:
Bình đẳng trước pháp luật là một trong những ......... của công dân.
A. Quyền chính đáng
B. Quyền thiêng liêng
C. Quyền cơ bản
D. Quyền hợp pháp
-
Câu 38:
C và L là cán bộ được giao quản lí tài sản của Nhà nước nhưng đã lợi dụng vị trí công tác, tham ô hàng chục tỉ đồng. Cả hai đều bị tòa án xử phạt tù. Quyết định xử phạt của Tòa án là biểu hiện công dân bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây?
A. Về nghĩa vụ cá nhân.
B. Về trách nhiệm công vụ.
C. Về trách nhiệm pháp lí.
D. Về nghĩa vụ quản lí.
-
Câu 39:
Cơ quan thuế xử phạt hành chính hai doanh nghiệp chậm nộp thuế, trong đó có một doanh nghiệp nhà nước và một doanh nghiệp tư nhân. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. Bình đẳng trong kinh doanh.
-
Câu 40:
Qua kiểm tra việc buôn bán của các gia đình trong thị trấn, đội quản lý thị trường huyện M đã lập biên bản xử phạt một số hộ kinh doanh do kinh doanh nhiều mặt hàng không có trong giấy phép. Hình thức xử lí vi phạm được áp dụng là thể hiện điều gì dưới đây?
A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ và trách nhiệm.
D. Mọi người bình đẳng trước tòa án.
-
Câu 41:
Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Trừng trị nghiêm khắc nhất đối với người vi phạm pháp luật.
B. Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.
C. Xác định được người xấu và người tốt.
D. Cách li người vi phạm với những người xung quanh.
-
Câu 42:
Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội, thể hiện ở
A. công dân bình đẳng về quyền.
B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
D. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 43:
Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi:
A. dân tộc, giới tính, tôn giáo.
B. thu nhập, tuổi tác, địa vị.
C. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.
D. dân tộc, độ tuổi, giới tính.
-
Câu 44:
Bình đẳng trước pháp luật là một trong những ......... của công dân.
A. quyền chính đáng
B. quyền thiêng liêng
C. quyền cơ bản
D. quyền hợp pháp
-
Câu 45:
P được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì đang học đại học, còn Q thì nhập ngũ phục vụ quân đội, nhưng cả hai vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.
C. Bình đẳng về trách nhiệm với tổ quốc.
D. Bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.
-
Câu 46:
Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây của mình?
A. Không cẩn thận.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Thiếu suy nghĩ.
D. Thiếu kế hoạch.
-
Câu 47:
Bác hồ nói: “ Hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử, không chia gái, trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái”. Câu nói của Bác Hồ nghĩa là công dân bình đẳng về:
A. Trách nhiệm với đất nước.
B. Quyền của công dân.
C. Quyền và nghĩa vụ.
D. Trách nhiệm pháp lí.
-
Câu 48:
Điền vào chỗ trống: “Công dân ...............có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.”
A. Được hưởng quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. Có quyền bình dẳng và tự do về quyền và nghĩa vụ.
D. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
-
Câu 49:
Việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của:
A. Nhà nước.
B. Nhà nước và xã hội.
C. Nhà nước và pháp luật.
D. Nhà nước và công dân.
-
Câu 50:
Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật, là thể hiện công dân bình đẳng về:
A. Trách nhiệm kinh tế.
B. Trách nhiệm pháp lí.
C. Trách nhiệm xã hội.
D. Trách nhiệm chính trị.