Trắc nghiệm Công dân bình đẳng trước pháp luật GDCD Lớp 12
-
Câu 1:
Trong cùng điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu được cho phụ thuộc vào
A. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
B. Năng lực, điều kiện và ý thức của mỗi người.
C. Điều kiện, hoàn cảnh và quyết tâm của mỗi người.
D. Hoàn cảnh, niềm tin, điều kiện cụ thể của mỗi người.
-
Câu 2:
Ngoài việc bình đẳng về hưởng quyền, công dân được cho còn bình đẳng trong việc
A. Thi hành nghĩa vụ.
B. Thực hiện trách nhiệm.
C. Thực hiện nghĩa vụ.
D. Thi hành trách nhiệm.
-
Câu 3:
Đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật được cho là trách nhiệm của
A. Tất cả mọi công dân.
B. Tất cả mọi cơ quan nhà nước.
C. Nhà nước và công dân.
D. Nhà nước và xã hội.
-
Câu 4:
Mọi công dân, nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật được cho là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Công bằng trước pháp luật.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Công dân trước pháp luật.
D. Trách nhiệm trước pháp luật.
-
Câu 5:
Cảnh sát giao thông xử phạt người tham gia giao thông vi phạm pháp luật, bất kể người vi phạm là ai đã thể hiện sự bình đẳng về
A. nghĩa vụ của công dân.
B. trách nhiệm pháp lí.
C. trách nhiệm khi tham gia giao thông.
D. quyền lợi của người tham gia giao thông.
-
Câu 6:
Bạn N và M (18 tuổi) cùng một hành vi chạy xe máy vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông. Mức xử phạt nào sau đây thể hiện sự bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?
A. Chỉ phạt bạn M, còn bạn N thì không do N là con Chủ tịch huyện
B. Mức phạt của M cao hơn bạn N
C. Bạn M và bạn N đều bị phạt với mức phạt như nhau
D. Bạn M và bạn N đều không bị xử phạt
-
Câu 7:
Nhận định nào sau đây không đúng khi nói đến quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?
A. Pháp luật luôn có sự phân biệt, đối xử giữa các công dân trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lí.
B. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí.
C. Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nhau.
D. Mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của công dân đến đâu còn phụ thuộc vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.
-
Câu 8:
Cảnh sát giao thông xử phạt nguời tham gia giao thông đường bộ vi phạm trật tự an toàn giao thông, bất kể người đó là ai. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây ?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.
D. Bình đẳng khi tham gia giao thông.
-
Câu 9:
Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Công dân được hưởng quyền tùy thuộc vào địa vị xã hội
B. Công dân nam được hưởng quyền nhiều hơn so với công dân nữ
C. Công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ
D. Công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ
-
Câu 10:
Lựa chọn đáp án vào chỗ trống phù hợp:
Công dân bình đẳng về ......(1)..... là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước ......(2).....và xã hội theo qui định của PL. Quyền của công dân không tách rời ......(3)........ công dân
A. Quyền và trách nhiệm, nhân dân, trách nhiệm
B. Trách nhiệm và nghĩa vụ, cộng đồng, đóng góp
C. Quyền và nghĩa vụ, nhà nước, nghĩa vụ
D. Nghĩa vụ pháp lí, pháp luật, lợi ích
-
Câu 11:
Khi tranh luận với các bạn về quyển bình đăng giữa nam và nữ, A cho rằng các bạn nam phải có nhiều quyền hơn các bạn nữ. Nếu em là bạn của A, em sẽ xử sự như thế nào cho A hiểu về quyền bình đẳng của công đân?
A. Đồng tình với quan điểm của A vì nam phải được coi trọng hơn nữ nên phải có nhiều quyền hơn.
B. Đồng tình với quan điểm của A vì nam phải được coi trọng hơn nữ nên phải có nhiều quyền hơn.
C. Khuyên các bạn bỏ đi nơi khác không tranh luận với A nữa.
D. Giải thích cho A hiểu về mọi công dân đều được bình đẳng như nhau về quyền và nghĩa vụ.
-
Câu 12:
Điều 52 – Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định mọi công dân đều:
A. Bình đẳng trước nhà nước
B. Bình đẳng trước pháp luật
C. Bình đẳng về quyền lợi
D. Bình đẳng về nghĩa vụ
-
Câu 13:
Trong giờ sinh hoạt lớp, giáo viên chủ nhiệm bắt các bạn nam phải lao động dọn vệ sinh còn các bạn nữ thì được ngồi chơi. Nhiều bạn nam bất bình nhưng không dám có ý kiến gì. Nếu là học sinh trong lớp, ern sẽ xử sự như thế nào cho phù hợp với quyền bình đẳng của công dân?
A. Đồng tỉnh với giáo viên chủ nhiệm vì có nói cũng chẳng ích gì khi giáo viên chủ nhiệm đã quyết định như vậy.
B. Miễn cường lao động nhưng ấm ức trong lòng và tìm cách chống đối với giáo viên chủ nhiệm.
C. Khuyên các bạn không lao động vì thấy quá bất đồng với các bạn nam và thiên vị cho các bạn nữ.
D. Trao đổi với giáo viên về việc mọi công dân đều được bình đẳng như nhau nên các bạn nữ cũng cần phải tham gia lao động.
-
Câu 14:
Cả 4 người đi xe máy vượt đèn đỏ đều bị Cảnh sát giao thông xử phạt với mức phạt khác nhau. Điều này thể hiện, công dân bình đẳng về?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Bình đẳng trước pháp luật.
C. Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.
D. Bình đẳng khi tham gia giao thông.
-
Câu 15:
M – 13 tuổi đi xe đạp và N – 18 tuổi đi xe máy cùng vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe; N bị phạt tiền và M chỉ bị nhắc nhở. Việc làm này của Cảnh sát giao thông có thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý không ? Vì sao ?
A. Không, vì cả hai đều vi phạm như nhau.
B. Không, vì cần phải xử phạt nghiêm minh.
C. Có, vì M chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý.
D. Có, vì M chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý.
-
Câu 16:
Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, X được tuyển chọn vào trường đại học lớn của thành phố, còn Y thì được vào trường bình thường. Trong trường hợp này, X và Y có bình đẳng với nhau hay không ? Nếu có thì là bình đẳng nào dưới đây ?
A. Có, bình đẳng về chính sách học tập.
B. Có, bình đẳng về học không hạn chế.
C. Có, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
D. Có, bình đẳng trong tuyển sinh.
-
Câu 17:
Tòa án nhân dân tỉnh T xét xử vụ án kinh tế trong tỉnh không phụ thuộc vào người bị xét xử là cán bộ lãnh đạo hay nhân viên. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về ?
A. Xét sử của Tòa án.
B. Nghĩa vụ pháp lý.
C. Trách nhiệm pháp lý
D. Quyền và nghĩa vụ
-
Câu 18:
M được tuyển chọn vào trường đại học có điểm xét tuyển cao hơn, còn N thì được vào trường có điểm xét tuyển thấp hơn. Theo em, trường hợp này giữa 2 bạn có bình đẳng không? Nếu có thì bình đẳng nào dưới đây ?
A. Không bình đẳng
B. Có, bình đẳng về học tập không hạn chế.
C. Có, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
D. Có, bình đẳng trong tuyển sinh.
-
Câu 19:
Chủ thể nào sau đây không thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước?
A. Chính phủ
B. UBND các cấp
C. Bộ khoa học và công nghệ
D. Toà hành chính Toà án nhân dân
-
Câu 20:
Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của nhà nước có quan hệ với nhau như thế nào?
A. chức năng đối nội mâu thuẫn với chức năng đối ngoại
B. chức năng đối nội quyết định chức năng đối ngoại
C. chức năng đối nội và chức năng đối ngoại có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động ảnh hưởng lẫn nhau
D. chức năng đối nội và chức năng đối ngoại độc lập với nhau, không có quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau
-
Câu 21:
Trong nhà nước Xã hội chủ nghĩa, nhà nước thực hiện chức năng chủ yếu nào sau đây?
A. đại diện cho lợi ích của mọi cá nhân trong xã hội.
B. bảo vệ lợi ích của mọi cá nhân trong xã hội.
C. duy trì chế độ dân chủ, bình đẳng trong xã hội, dựa trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
D. bảo đảm việc thu thuế đối với mọi tổ chức và cá nhân.
-
Câu 22:
Trong các nhà nước bóc lột, nhà nước thực hiện chức năng chủ yếu nào sau đây?
A. duy trì chế độ tư hữu, duy trì quan hệ bóc lột.
B. duy trì chế độ bình đẳng
C. duy trì chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
D. chỉ duy trì việc thu thuế đối với mọi tổ chức và công dân.
-
Câu 23:
Khái niệm “chế độ chính trị” được hiểu như thế nào?
A. là cơ cấu, tổ chức của các Đảng chính trị trong hệ thống chính trị.
B. là toàn Bộ phương pháp, cách thức, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
C. là hoạt động của các Đảng chính trị trong hệ thống chính trị
D. tất cả những nhận định trên đều đúng.
-
Câu 24:
Chủ thể nào sau đây có quyền ban hành pháp luật?
A. nhà nước
B. Đảng chính trị
C. mặt trận tổ quốc
D. tổ chức tôn giáo.
-
Câu 25:
Chủ thể của quyền lực nhà nước là chủ thể nào sau đây?
A. giai cấp công nhân
B. nhân dân lao động
C. giai cấp giữ vị trí thống trị về kinh tế, chính trị và trong nhà nước
D. các Đảng chính trị
-
Câu 26:
Một người có “ý thức pháp luật mang tính lý luận” là người như thế nào?
A. là người có sự hiểu biết sâu sắc, có tính hệ thống về pháp luật và tồn tại dưới dạng các học thuyết, quan điểm khoa học về pháp luật.
B. là người có những kiến thức nhất định về pháp luật, có kinh nghiệm trong việc giải quyết một số vụ việc pháp lý cụ thể, nhưng kiến thức pháp luật của người này mới chỉ dừng lại ở những hiểu biết bên ngoài, chưa đi vào bản chất bên trong của pháp luật.
C. là người có những hiểu biết nhất định về pháp luật và có kinh nghiệm trong việc giải quyết một số́ vụ việc pháp lý cụ thể.
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 27:
Một người mang “ý thức pháp luật thông thường” là người đáp ứng điều kiện nào sau đây?
A. là người có những kiến thức nhất định về pháp luật, có kinh nghiệm trong việc giải quyết một số vụ việc pháp lý cụ thể, nhưng kiến thức pháp luật của người này mới chỉ dừng lại ở những hiểu biết bên ngoài, chưa đi vào bản chất bên trong của pháp luật.
B. là người có kiến thức sâu sắc, có tính hệ thống về pháp luật
C. là người có trình độ cao về pháp luật nhưng chưa đạt đến trình độ để đưa ra được các học thuyết, quan điểm khoa học về pháp luật.
D. cả ba nhận định trên đều sai.
-
Câu 28:
Tâm lý pháp luật được biểu hiện dưới hình thức nào sau đây?
A. là tổng thể các quan điểm, học thuyết về pháp luật
B. là tổng thể tư tưởng, học thuyết về pháp luật
C. là cách thức xử sự của con người đối với pháp luật
D. là tâm trạng, xúc cảm, thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác.
-
Câu 29:
Khái niệm “ý thức pháp luật” được hiểu như thế nào?
A. là thái độ của nhà nước đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý
B. là thái độ, sự đánh giá của con người đối với pháp luật và hệ tư tưởng pháp luật.
C. là thái độ của các nhà lập pháp đối với pháp luật hiện hành
D. là thái độ của cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật đối với pháp luật.
-
Câu 30:
Để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, cần tăng cường công tác nào sau đây?
A. chỉ cần tăng cường công tác lập pháp
B. chỉ cần tăng cường công tác hành pháp
C. chỉ cần tăng cường công tác tư pháp
D. phải tăng cường tất cả các mặt công tác nêu trên.
-
Câu 31:
Hoạt động áp dụng pháp luật có tính chất nào sau đây?
A. là hoạt động mang tính tổ chức - quyền lực nhà nước.
B. là hoạt động mang tính xã hội
C. là hoạt động mang tính chất chính trị
D. cả ba nhận định trên đều đúng.
-
Câu 32:
Chủ thể nào sau đây có thẩm quyền áp dụng pháp luật?
A. mọi chủ thể pháp luật
B. chỉ có chủ thể là tổ chức
C. chỉ có chủ thể là cá nhân
D. chỉ có chủ thể là nhà nước (cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền)
-
Câu 33:
Khái niệm “sử dụng pháp luật” được hiểu như thế nào?
A. là trường hợp chủ thể pháp luật vận dụng pháp luật.
B. là trường hợp cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng pháp luật.
C. là trường hợp chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình được pháp luật quy định hoặc cho phép.
D. cả ba nhận định trên đều đúng.
-
Câu 34:
Khái niệm “thi hành pháp luật” được hiểu như thế nào?
A. là trường hợp chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực.
B. là trường hợp cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp trách nhiệm pháp lý với chủ thể vi phạm pháp luật.
C. là trường hợp cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
D. là trường hợp chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình sau khi có sự cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
-
Câu 35:
Khái niệm “tuân thủ pháp luật” được hiểu như thế nào?
A. là trường hợp cơ quan có thẩm quyền xây dựng văn bản hướng dẫn các đạo luật của quốc hội.
B. là trường hợp chủ thể pháp luật thực hiệnc ác nhiệm vụ do pháp luật quy định.
C. là trường hợp chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm.
D. cả ba nhận định trên đều đúng.
-
Câu 36:
Khái niệm “thực hiện pháp luật” được hiểu như thế nào?
A. là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành xử sự thực tế của các chủ thể pháp luật
B. là quá trình ban hành các văn bản luật.
C. là quá trình hướng dẫn pháp luật
D. cả ba nhận định trên đều đúng.
-
Câu 37:
Sự thống trị giai cấp trong xã hội có nhà nước thể hiện trên lĩnh vực nào sau đây?
A. chỉ thống trị về kinh tế
B. chỉ thống trị về chính trị
C. chỉ thống trị về tư tưởng
D. thống trị cả ba lĩnh vực nêu trên
-
Câu 38:
Tìm hiểu bản chất giai cấp của nhà nước là tìm hiểu yếu tố nào sau đây?
A. nhà nước đó ra đời như thế nào?
B. nhà nước đó thuộc về giai cấp nào, do giai cấp nào tổ chức lên và phục vụ trước hết lợi ích cho giai cấp nào
C. nhà nước thuộc kiểu nhà nước nào
D. tất cả những nhận định trên đều đúng
-
Câu 39:
Điều 35 luật dạy nghề quy định về hợp đồng dạy nghề:
A. Hợp đồng dạy nghề là sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ giữa cơ sở dạy nghề với người học nghề
B. Hợp đồng dạy nghề chỉ được giao kết bằng văn bản
C. Hợp đồng dạy nghề không được giao kết bằng lời nói
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 40:
Điều 34 luật dạy nghề quy định về tuyển sinh học nghề là:
A. Tuyển sinh sơ cấp, trung cấp được thực hiện theo hình thức thi tuyển
B. Tuyển sinh sơ cấp, trung cấp được thực hiện theo hình thức xét tuyển
C. Tuyển sinh học nghề chỉ được tuyển một lần trong năm
D. Tuyển sinh cao đẳng nghề chỉ được thực hiện theo hình thức thi tuyển
-
Câu 41:
Điều 4 luật dạy nghề quy định về mục tiêu dạy nghề là:
A. Đào tạo nhân lực kỹ thuật cao, nhằm phục vụ cho sản xuất, dịch vụ
B. Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ
C. Tạo cho người học nghề có thu nhập để bảo đảm cuộc sống cho mình
D. Tạo cho người học nghề có khả năng làm được mọi công việc theo yêu cầu
-
Câu 42:
Điều 6 luật dạy nghề quy định có mấy trình độ đào tạo dạy nghề?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 43:
Trong quan hệ lao động, tiền lương là dựa trên:
A. Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với quy định của pháp luật
B. Sự đề nghị của người lao động
C. Sự quyết định của người sử dụng lao động
D. Căn cứ của pháp luật về mức lương căn bản và tối thiểu của xã hội
-
Câu 44:
Luật lao động quy định độ tuổi tối thiểu để tham gia quan hệ lao động là:
A. Cá nhân từ 16 tuổi trở lên
B. Cá nhân từ 15 tuổi trở lên
C. Cá nhân từ 18 tuổi trở lên
D. Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên
-
Câu 45:
Khi nghiên cứu về hợp đồng lao động, thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Hợp đồng lao động là căn cứ duy nhất điều chỉnh quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động
B. Hợp đồng lao động chỉ có hiệu lực khi lập thành văn bản giữa người lao động và người sử dụng lao động
C. Hợp đồng lao động có thời hạn là nhằm bảo vệ người lao động
D. Hợp đồng lao động không có thời hạn có lợi cho người lao động nhất
-
Câu 46:
Luật lao động điều chỉnh mối quan hệ giữa:
A. Người sử dụng lao động với cơ quan nhà nước
B. Người làm công ăn lương với người sử dụng lao động
C. Người lao động, người sử dụng lao động và tổ chức Công đoàn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 47:
Trình tự, thủ tục giải quyết một vụ án dân sự nói chung là:
A. Thụ lý vụ án – hòa giải – xét xử – thi hành án dân sự
B. Xét xử sơ thẩm – xét xử phúc thẩm – xét lại bản án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
C. Hòa giải – xét xử sơ thẩm – xét xử phúc thẩm
D. Xét xử sơ thẩm – xét xử phúc thẩm
-
Câu 48:
Năng lực hành vi đầy đủ của công dân khi tham gia quan hệ tố tụng dân sự là:
A. Người không mắc bệnh tâm thần, đủ 18 tuổi trở lên
B. Người không mắc bệnh tâm thần, chưa thành niên
C. Người không mắc bệnh tâm thần, đủ 16 tuổi trở lên
D. Người không mắc bệnh tâm thần, đủ 21 tuổi trở lên
-
Câu 49:
Khi tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Vợ, chồng có trách nhiệm ngang nhau đối với tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng
B. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng
C. Vợ chồng có quyền ủy quyền cho nhau trong mọi vấn đề
D. Khi ly hôn thì toàn bộ tài sản của vợ, chồng phải chia đôi
-
Câu 50:
Khi nghiên cứu về quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Trong thời kỳ hôn nhân vợ, chồng không có quyền yêu cầu chia tài sản
B. Mọi tài sản có trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ, chồng
C. Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung để tự kinh doanh riêng; thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc khi có lý do chính đáng khác
D. Mọi tài sản có trước thời kỳ hôn nhân đều là tài sản riêng của vợ hoặc chồng