Trắc nghiệm Clo Hóa Học Lớp 10
-
Câu 1:
Clo có thể phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?
A. \(Cu,{\rm{ }}CuO,{\rm{ }}Ca{\left( {OH} \right)_2},{\rm{ }}AgN{O_3}.\)
B. \(NaBr,{\rm{ }}NaI,{\rm{ }}NaOH.\)
C. \(ZnO,{\rm{ }}N{a_2}S{O_4},{\rm{ }}Ba{\left( {OH} \right)_2}.\)
D. \(Fe,{\rm{ }}Cu,{\rm{ }}{O_2}\;,{\rm{ }}{N_2}.\)
-
Câu 2:
Khi mở vòi nước máy sẽ có mùi lạ hơi hắc. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của chất sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn của clo là do
A. clo độc nên có tính sát trùng
B. clo có tính oxi hóa mạnh
C. có HClO chất này có tính oxi hóa mạnh
D. nguyên nhân khác
-
Câu 3:
Nung đỏ 1 dây sắt rồi đưa nhanh vào bình chứa khí clo dư, phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được sản phẩm là
A. FeCl2
B. FeCl3
C. Fe và FeCl2
D. FeCl2 và FeCl3.
-
Câu 4:
Chất được dùng để làm khô khí clo ẩm là
A. CaO
B. Na2SO3 khan
C. NaOH khan
D. dung dịch H2SO4 đặc.
-
Câu 5:
Để khử độc khí clo dư đã thoát ra trong phòng thí nghiệm, người ta dùng hóa chất nào sau đây là tối ưu nhất?
A. dung dịch NaOH.
B. khí NH3
C. dung dịch Ca(OH)2
D. dung dịch NaCl
-
Câu 6:
Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch KOH loãng dư, ở nhiệt độ phòng thu được dung dịch chứa
A. \(KCl,{\rm{ }}KCl{O_3},{\rm{ }}C{l_2}.\)
B. \(KCl,{\rm{ }}KCl{O_3},{\rm{ }}KOH.\)
C. \(KCl,{\rm{ }}KClO,{\rm{ }}KOH.\)
D. \(KCl,{\rm{ }}KCl{O_3}.\)
-
Câu 7:
Phản ứng hóa học giữa hiđro và clo xảy ra ở điều kiện
A. có chiếu sáng
B. nhiệt độ thấp
C. trong bóng tối.
D. trong bóng tối, ở nhiệt độ thường
-
Câu 8:
Tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố clo là gì?
A. Tính oxi hóa mạnh.
B. Tính khử mạnh.
C. Tính oxi hóa và tính khử.
D. Tính oxi hóa trung bình.
-
Câu 9:
Tính chất vật lí của khí clo là
A. Chất khí, màu vàng lục, mùi hắc, nặng gấp 2,5 lần không khí và tan được trong nước, clo là khí độc.
B. Chất khí có mùi trứng thối.
C. Chất khí độc, không tan trong nước.
D. Là chất khí không màu, tan nhiều trong nước.
-
Câu 10:
Ở điều kiện thường chất nào sau đây là khí màu vàng lục?
A. F2
B. Cl2
C. Br2
D. I2
-
Câu 11:
Khi sục Cl2 vào nước thu được nước clo có màu vàng nhạt. Trong nước clo có chứa các chất
A. Cl2, H2O.
B. HCl, HClO
C. HCl, HClO, H2O
D. Cl2, HCl, HClO, H2O
-
Câu 12:
Trong tự nhiên clo có mấy đồng vị bền, là những đồng vị nào?
A. Có 2 đồng vị bền là 35Cl và 37Cl.
B. Có 2 đồng vị bền là 36Cl và 37Cl.
C. Có 3 đồng vị bền là 35Cl, 36Cl và 37Cl.
D. Có 1 đồng vị bền là 35,5Cl.
-
Câu 13:
Khối lượng Cl2 đủ để tác dụng với kim loại nhôm tạo thành 26,7g AlCl3 là
A. 22g
B. 21g
C. 23g
D. 24g
-
Câu 14:
Số mol Cl2 thu được khi cho 0,2 mol KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là
A. 0,2
B. 0,4
C. 0,5
D. 0,6
-
Câu 15:
Cho 2 nguyên tố X và Y thuộc hai chu kì liên tiếp (ZX<ZY) và cùng số thứ tự của nhóm trong bảng tuần hoàn (nhóm A và nhóm B). Nguyên tố X tạo thành hợp chất ion với clo ứng với công thức XCl. Nguyên tố Y cũng tạo thành hợp chất với clo hợp chất YCl trong đó khối lượng của clo chiếm 24,7%. Xác định các nguyên tố X và Y
A. X:Ag; Y:K
B. X:K; Y:Ag
C. X:Al; Y:K
D. X:K; Y:Al
-
Câu 16:
Phản ứng dùng điều chế clo ở phòng thí nghiệm là phản ứng nào trong 4 phản ứng A, B, C và D?
A. 2NaCl -dpnc→ 2Na + Cl2
B. 2NaCl + 2H2O -dpnc→ H2 + 2NaOH + Cl2
C. MnO2 + 4HClđặc -t0→ MnCl2 + Cl2 + 2H2O
D. F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2
-
Câu 17:
Sục clo vào KBr thì hiện tượng được mô tả như thế nào?
A. dung dịch từ không màu chuyển sang màu vàng, sau đó lại mất màu.
B. dung dịch có màu vàng nâu.
C. không có hiện tượng gì.
D. dung dịch có màu xanh nhạt.
-
Câu 18:
Số e ngoài cùng Cl?
A. 7
B. 6
C. 5
D. 4
-
Câu 19:
Câu nào diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng sau đây: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl?
A. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử.
B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
C. Cl2 là chất oxi hoá, H2S là chất khử.
D. Cl2 là chất oxi hoá. H2O là chất khử.
-
Câu 20:
Cl2 không tác dụng được với một chất nào trong 4 chất sau?
A. khí O2.
B. dung dịch NaOH.
C. H2O.
D. dung dịch Ca(OH)2.
-
Câu 21:
Những cách điều chế clo?
A. Điện phân muối NaCl nóng chảy hoặc dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn.
B. Cho KMnO4 hoặc MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
C. Cho KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc.
D. A hoặc B hoặc C.
-
Câu 22:
Khí Cl2 vào KOH đặc, nóng, dư được những chất nào?
A. KCl, KClO3, Cl2
B. KCl, KClO, KOH
C. KCl, KClO3, KOH
D. KCl, KClO3
-
Câu 23:
Cho khí clo dư tác dụng với 9,2 gam kim loại sinh ra 23,4 gam muối kim loại nào sau đây biết nó có hoá trị I?
A. NaCl.
B. KCl.
C. LiCl.
D. Kết quả khác
-
Câu 24:
Vị trí của Cl (z = 17) trong bảng tuần hoàn là ý nào?
A. ô 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA.
B. ô 17, chu kỳ 3, nhóm VA.
C. ô 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA.
D. ô 17, chu kỳ 4, nhóm VA.
-
Câu 25:
m natri và thể tích khí clo ở điều kiện tiêu chuẩn cần để điều chế 9,36 gam muối NaCl là mấy?
A. 3,68 gam và 2,24 lít.
B. 3,68 gam và 1,792 lít.
C. 4,6 gam và 1,792 lít.
D. 4,6 gam và 2,24 lít.
-
Câu 26:
Cho 3 lít Cl2 phản ứng với 2 lít H2; hiệu suất phản ứng đạt 80%. % Cl2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là: (các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện t0, p)
A. 28%.
B. 64%.
C. 60%.
D. 8%.
-
Câu 27:
Cho 6,03 gam gồm 2 muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng của NaX trong hỗn hợp ban đầu?
A. 47,2%.
B. 52,8%.
C. 58,2%.
D. 41,8%.
-
Câu 28:
Hãy tìm M biết cho 7,5 gam hỗn hợp X gồm kim loại M và Mg (tỉ lệ mol 2 : 3) tác dụng với 3,36 lít Cl2 thu chất rắn Y. Hòa tan Y trong HCl, thu được 1,12 lít H2.
A. Al.
B. Na.
C. Ca.
D. K.
-
Câu 29:
Bạn hãy tìm M biết 10,8g M tác dụng với khí Cl2 dư được 53,4 gam muối clorua?
A. Mg.
B. Al.
C. Fe.
D. Zn.
-
Câu 30:
Cho 24,4 gam gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol 1 : 2) vào một lượng nước (dư) được X. Cho AgNO3 (dư) vào dung dịch X thu được mấy gam chất rắn.
A. 68,2 gam.
B. 28,7 gam.
C. 10,8 gam.
D. 57,4 gam.
-
Câu 31:
Cho AgNO3 vào 0,1 mol NaF và 0,1 mol NaCl thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 14,35 gam.
B. 10,8 gam.
C. 21,6 gam.
D. 27,05 gam.
-
Câu 32:
10 gam 2 muối cacbonat của KL hóa trị II và III bằng dung dịch HCl thu được A và 0,672 lít khí bay ra ở đktc. Khi cô cạn A thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?
A. 10,33 gam.
B. 9,33 gam.
C. 11,33 gam.
D. 12,33 gam.
-
Câu 33:
Trung hoà 200 ml NaOH 1,5M thì thể tích HCl 0,5M cần dùng là nhiêu?
A. 0,5 lít.
B. 0,4 lít.
C. 0,3 lít.
D. 0,6 lít.
-
Câu 34:
37,6 gam gồm CaO, CuO và Fe2O3 tác dụng với 0,6 lít HCl 2M, rồi cô cạn thu được bao gam muối khan?
A. 80,2.
B. 70,6.
C. 49,3.
D. 61,0.
-
Câu 35:
23,7g KMnO4 phản ứng với HCl đặc (dư), thu được bao nhiêu lít khí Cl2 (đktc)?
A. 6,72.
B. 8,4.
C. 3,36.
D. 5,6.
-
Câu 36:
Cho 52,2 gam MnO2 vào trong HCl đặc, nóng, dư thì được bao nhiêu lít khí Cl2 ở đktc?
A. 11,2.
B. 13,44.
C. 8,96.
D. 6,72.
-
Câu 37:
Cho 9,95 gam X gồm Na, K và Ba vào 100 ml HCl 1M thu được Y và 2,24 lít khí H2 (đo ở đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là?
A. 15,2.
B. 13,5.
C. 17,05.
D. 11,65.
-
Câu 38:
Hỗn hợp X gồm NaBr và NaI. Cho hỗn hợp X tan trong nước thu được dung dịch A. Nếu cho brom dư vào dung dịch A, sau phản ứng hoàn toàn, cô cạn thấy khối lượng muối khan thu được giảm 7,05 gam. Nếu sục khí clo dư vào dung dịch A, phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thấy khối lượng muối khan giảm 22,625 gam. Thành phần % khối lượng của một chất trong hỗn hợp X là:
A. 64,3%.
B. 39,1%.
C. 47,8%.
D. 35,9%.
-
Câu 39:
Sục clo dư vào NaBr và KBr thu được NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam. Thể tích khí clo đã tham gia phản ứng với 2 muối trên?
A. 4,48 lít.
B. 3,36 lít.
C. 2,24 lít.
D. 1,12 lít.
-
Câu 40:
Cho 7,84 lít X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng với 11,1 gam Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y?
A. 75,68%.
B. 24,32%.
C. 51,35%.
D. 48,65%.
-
Câu 41:
Đốt 11,9 gam gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng?
A. 8,96 lít.
B. 6,72 lít.
C. 17,92 lít.
D. 11,2 lít.
-
Câu 42:
Cho 34,8 gam MnO2 tác dụng với HCl đặc dư. Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra vào 250ml dung dịch NaOH 2M. Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể, nồng độ mol các chất trong sau phản ứng là
A. 1M
B. 0,3M
C. 0,6M
D. 2M.
-
Câu 43:
Hòa tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg, Zn vào 450ml dung dịch HCl 2M (vừa đủ) thu được dung dịch X và V lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là
A. 57,55 gam.
B. 56,75 gam.
C. 75,55 gam
D. 55,75 gam.
-
Câu 44:
Tính m muối thu được khi lấy hai miếng sắt có cùng khối lượng 2,8 gam cho tác dụng với Cl2 và dung dịch HCl?
A. 14,475g
B. 16,475g
C. 12,475g
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 45:
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: \(C{l_2} \to X \to Y \to Z \to X \to C{l_2}\).
Trong đó X, Y, Z là chất rắn, Y và Z đều chứa natri. X, Y,Z lượt là.
A. NaCl, NaBr, Na2CO3
B. NaBr, NaOH, Na2CO3
C. NaCl, NaBr, NaOH
D. NaCl, NaOH, Na2CO3
-
Câu 46:
Khi đun nóng 25,28 gam kali penmanganat thu được 23,52 gam hỗn hợp rắn. Hãy tính thể tích khí clo (đktc) thu được khi cho hỗn hợp rắn đó tác dụng hoàn toàn với axit clohiđric đậm đặc, dư?
A. 6,496 lít
B. 6,72 lít
C. 2,224 lít
D. 6.048 lít
-
Câu 47:
Cho các phản ứng sau:
(1) NaOH + HCl → NaCl + H2O.
(2) K2CO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O.
(3) MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O.
(4) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.
(5) Fe + HCl → FeCl2 + H2 .
(6) HCl + CuO → CuCl2 + H2O.
Số phản ứng HCl chỉ thể hiện tính oxi hoá là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 6
-
Câu 48:
Cho các chất: Cu, NaOH, Fe2O3, MnO2 và Fe lần lượt tác dụng với HCl. Số phản ứng hoá học xảy ra là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 49:
Nhận định nào sau đây là chính xác về HCl:
A. Khí hidro clorua tan kém trong nước
B. Axit clohidric vừa có tính axit, tính oxi hoá lẫn tính khử.
C. Axit clohidric khó bay hơi.
D. Khí hidro clorua có đầy đủ tính chất hoá học của axit.
-
Câu 50:
Hấp thụ hết V lít khí Cl2 (đktc) vào 600 ml dung dịch NaOH 0,6M (ở nhiệt độ thường) thu được dung dịch Y chứa 3 chất tan có cùng nồng độ mol. Giá trị của V là
A. 5,376.
B. 2,688.
C. 4,032.
D. 1,344.