Trắc nghiệm Clo Hóa Học Lớp 10
-
Câu 1:
Khí Clo không tác dụng được với chất nào sau đây?
A. Fe
B. H2
C. O2
D. H2O
-
Câu 2:
Trước đây CFC được sử dụng làm chất sinh hàn trong các thiết bị làm lạnh, nhưng hiện nay chất này đã bị cấm do gây phá huỷ tầng ozon. Chất sinh hàn trong các thiết bị làm lạnh hiện nay là
A. tuyết cacbonic
B. freon
C. metan
D. amoniac
-
Câu 3:
Trước đây, Freon được dùng làm chất sinh hàn trong tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ. Từ năm 1996, Freon đã bị cấm sử dụng, nguyên nhân chính là do khi thải vào khí quyển:
A. freon phá hủy tầng ozon
B. freon gây ra hiệu ứng nhà kính
C. freon gây ra mưa axit
D. freon gây ra hiện tượng El Nino
-
Câu 4:
Trước đây, Freon được dùng làm chất sinh hàn trong tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ. Từ năm 1996, Freon đã bị cấm sử dụng, nguyên nhân chính là do khi thải vào khí quyển:
A. freon phá hủy tầng ozon
B. freon gây ra hiệu ứng nhà kính
C. freon gây ra mưa axit
D. freon gây ra hiện tượng El Nino
-
Câu 5:
Khi để bột clorua vôi trong không khí, phản ứng xảy ra là
A. \({CaOC{l_2}\; + \;{H_2}O\; \to \;Ca{{\left( {OH} \right)}_2}\; + \;C{l_2}}\)
B. \({2CaOC{l_2}\; + \;C{O_2}\; \to \;CaC{O_3}\; + \;CaC{l_2}\; + \;C{l_2}O}\)
C. \({2CaOC{l_2}\; + \;C{O_2}_\; + \;{H_2}O\; \to \;CaC{O_{3\;\;}} + \;CaC{l_2}\; + \;2HCl}\)
D. \(CaOC{l_2}\; \to \;CaC{l_2}\; + \;O\)
-
Câu 6:
Khi để dung dịch clorua vôi trong không khí, ta quan sát thấy
A. có kết tủa trắng xuất hiện
B. có xuất hiện khí không màu
C. không có hiện tượng gì
D. có xuất hiện kết tủa và khí
-
Câu 7:
Khi sục khí Cl2 vào bột CaCO3 dư trong H2O, tạo ra sản phẩm là
A. \(CaC{l_2},{\rm{ }}C{O_2},{\rm{ }}{O_2}\)
B. \(CaOC{l_2},{\rm{ }}C{O_2}\)
C. \(CaC{l_2},{\rm{ }}C{O_2},{\rm{ }}HClO\)
D. \(CaC{l_2},HClO,{H_2}O,C{O_2}\)
-
Câu 8:
Khi mở lọ đựng dung dịch HCl đậm đặc trong không khí ẩm thấy có khói trắng bay ra do
A. HCl phân hủy tạo ra H2, Cl2.
B. HCl dễ bay hơi.
C. HCl dễ bay hơi, hút ẩm tạo ra các giọt nhỏ axit.
D. HCl đã tan trong nước đến mức bão hòa.
-
Câu 9:
Khi mở lọ đựng dung dịch axit clohiđric đặc trong không khí ẩm thấy hiện tượng
A. Bốc khói (do HCl bay hơi ra kết hợp với hơi nước).
B. Lọ đựng axit nóng lên nhiều (do axit HCl đặc hấp thụ hơi nước toả ra nhiều nhiệt).
C. Khối lượng lọ đựng axit tăng (do axit HCl đặc hút ẩm mạnh).
D. Dung dịch xuất hiện màu vàng (do sự oxi hoá HCl bởi oxi tạo ra nước clo có màu vàng).
-
Câu 10:
Khí CO2 điều chế trong phòng thí nghiệm thường lẫn khí HCl. Để loại bỏ HCl ra khỏi hỗn hợp,ta dùng
A. Dung dịch NaHCO3 bão hoà dư
B. Dung dịch Na2CO3 bão hoà
C. Dung dịch NaOH đặc
D. Dung dịch H2SO4 đặc
-
Câu 11:
Muối được ứng dụng làm bột nở trong thực phẩm là
A. NH4Cl
B. (NH4)2CO3
C. NH4HCO3
D. Na2CO3
-
Câu 12:
Phản ứng của NH3 với Cl2 tạo ra “khói trắng” , chất này có công thức hoá học là
A. HCl
B. N2
C. NH4Cl
D. NH3
-
Câu 13:
Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch NH3
C. Dung dịch H2SO4
D. Dung dịch NaCl
-
Câu 14:
Khẳng định nào đúng trong các khẳng định sau? Giải thích?
A. Khi điều chế clo trong phòng thí nghiệm, để thu khí clo người ta dẫn khí Clo qua bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình 2 để đứng, miệng bình có bông tẩm xút.
B. Khi điều chế clo trong phòng thí nghiệm, để thu khí clo người ta dẫn khí Clo qua bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình 2 để nằm ngang
C. Muốn quả mau chín người ta thường xếp quả xanh và quả chín gần nhau.
D. Cả A và C
-
Câu 15:
Có thể thu khí clo bằng cách nào?
A. Đẩy nước
B. Đẩy không khí, đặt bình đứng, miệng bình hướng lên
C. Đẩy không khí, đặt bình đứng, miệng bình hướng xuống
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 16:
Sau khi điều chế, thu khí clo bằng phương pháp đẩy không khí, ta phải đặt bình thu khí như thế nào?
A. Đặt đứng, miệng bình hướng lên
B. Đặt đứng, miệng bình hướng xuống
C. Đặt nghiêng, miếng bình hướng sang phải
D. Đặt nghiêng, miếng bình hướng sang trái
-
Câu 17:
Khi điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm, để không cho khí clo thoát ra ngoài, có thể thực hiện bằng cách
A. trên miệng bình thu khí có đặt bông tẩm xút.
B. thu khí clo vào bình có nút kín.
C. thu khí clo vào bình, rồi nhanh chóng nút kín.
D. cả A, B, C đều được.
-
Câu 18:
Khi điều chế clo trong phòng thí nghiệm, ở miệng bình thu khí clo có bông tẩm xút, để
A. không cho khí clo khuếch tán vào không khí.
B. loại bỏ hơi nước có lẫn trong khí clo
C. loại bỏ khí hiđro clorua có lẫn trong khí clo
D. nhận biết khí clo đã thu đầy hay chưa.
-
Câu 19:
Khí sau đây có thể được làm khô bằng H2SO4 đặc:
A. HBr
B. : HCl
C. HI
D. Cả A, B và C
-
Câu 20:
Có hai ống nghiệm, một ống đựng dung dịch Na2SO4, một ống đựng dung dịch Na2CO3. Chỉ dùng một hóa chất trong số các chất sau: dung dịch HCl, dung dịch BaCl2, dung dịch NaHSO4, dung dịch NaHSO3, dung dịch AlCl3, khí SO3, khí clo, thì số hóa chất có thể phân biệt hai dung dịch trên là
A. 5
B. 7
C. 4
D. 6
-
Câu 21:
Không được dùng phương pháp nào sau đây để nhận biết khí clo?
A. Quan sát màu sắc của khí.
B. Ngửi mùi của khí.
C. Dùng quỳ tím ẩm.
D. Hoà tan vào nước tạo ra dung dịch màu vàng lục làm mất màu quỳ tím.
-
Câu 22:
Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp
A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực
B. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực
C. điện phân NaCl nóng chảy
D. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực
-
Câu 23:
Cho phản ứng điện phân dung dịch, có màng ngăn xốp: NaCl + H2O →
Sản phẩm của phản ứng trên làA. NaOH và H2
B. Cl2 và H2
C. NaOH, Cl2 và H2
D. NaOH và Cl2
-
Câu 24:
Điện phân(với cực điện trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Sản phẩm thu được anot là
A. Khí Cl2 và O2
B. Khí H2 và O2
C. Khí Cl2 và H2
D. Chỉ có khí Cl2
-
Câu 25:
Trong bình điện phân dung dịch NaCl để sản xuất NaOH, khí Cl2 và H2 trong công nghiệp, có
A. catot bằng than chì, anot bằng sắt.
B. catot bằng sắt, anot bằng than chì.
C. catot và anot đều bằng than chì.
D. catot và anot đều bằng sắt.
-
Câu 26:
Dung dịch muối ăn có lẫn tạp chất NaI và NaBr. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch
A. Khí flo
B. Khí clo
C. Khí oxi
D. Khí hiđro clorua
-
Câu 27:
Trong quá trình điều chế clo trong phòng thí nghiệm, khí clo thường lẫn khí HCl. Phương pháp nào sau đây dùng để loại bỏ khí HCl?
A. Dẫn khí thu được qua bình đựng Ca(OH)2 khan
B. Dẫn khí thu được qua bình đựng H2SO4 đặc
C. Dẫn khí thu được qua bình đựng CuSO4 khan
D. Dẫn khí thu được qua bình đựng dung dịch NaCl
-
Câu 28:
Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây thu được khí clo ?
A. MnO2 và H2SO4
B. MnCl2 và NaCl
C. MnO2 và HCl
D. NaCl và H2SO4
-
Câu 29:
Cho các nhận định sau:
(1) Để loại bỏ tạp chất của khí clo với khí hidro clorua và hơi nước, người ta dẫn hỗn hợp này lần lượt qua NaCl và Ca(OH)2
(2) Hidro clorua là chất khí màu vàng nhạt, mùi xốc, nặng hơn không khí
(3) Hidro clorua là hợp chất cộng hóa trị có cực
(4) Khí hidro clorua tan nhiều trong nước
(5) Axit clohidric là chất lỏng không màu, xùi xốc
(6) Axit clohidric là axit mạnh, có tính khử
Số nhận định đúng là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 30:
Khí clo được điều chế trong phòng thí nghiệm thường bị lẫn tạp chất là khí hiđro clorua và hơi nước
Để loại bỏ tạp chất, cần dẫn khí clo lần lượt qua các bình rửa khí chứa các dung dịch tương ứng là:
A. NaHCO3 và H2SO4 đặc
B. HCl đặc và H2SO4 đặc
C. H2SO4 đặc và NaCl bão hòa
D. NaCl bão hòa và H2SO4 đặc
-
Câu 31:
Để làm sạch khí clo khi điều chế từ MnO2 và HCl đặc, cần dẫn khí thu được lần lượt qua các bình rửa khí
A. (1) chứa H2SO4 đặc và (2) chứa dung dịch NaCl.
B. (1) chứa dung dịch NaCl và (2) chứa H2SO4 loãng.
C. (1) chứa dung dịch NaCl và (2) chứa H2SO4 đặc.
D. (1) chứa H2SO4 đặc và (2) chứa nước cất.
-
Câu 32:
Kim loại tác dụng với dung dịch HCl và tác dụng với khí Cl2 đều thu được cùng một muối là
A. Fe
B. Zn
C. Cu
D. Ag
-
Câu 33:
Cho các kim loại sau : Li, Mg, Al, Zn, Fe, Ni. Có bao nhiêu kim loại tác dụng với HCl và Cl2 thu được cùng một muối ?
A. 6
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 34:
Khí clo là khí độc. Để hạn chế khí clo thoát ra từ ống nghiệm trong thí nghiệm điều chế khí clo người ta nút ống nghiệm bằng:
(a) bông khô. (b) bông có tẩm nước. (c) bông có tẩm nước vôi. (d) bông có tẩm giấm ăn.
Trong 4 biện pháp trên, biện pháp có hiệu quả nhất làA. d
B. a
C. c
D. b
-
Câu 35:
Nguyên tắc điều chế khí clo là dựa vào phản ứng nào sau đây
A. \(2C{l^-}\; \to \;C{l_2}\; + \;2e\)
B. \(NaCl\;\;\;\mathop \to \limits^{dp{\rm{dd}}} \;\;\;Na\; + \;\frac{1}{2}C{l_2} \uparrow \)
C. \(4HCl\; + \;Mn{O_2}\;\mathop \to \limits^{{t^0}} C{l_2} \uparrow \; + \;MnC{l_2}\; + \;2{H_2}O\)
D. \(\;2NaCl\; + \;2{H_2}O\;\mathop \to \limits^{dpnc,m.n} \;\;C{l_2} + \;{H_2}\; + \;2NaOH\)
-
Câu 36:
Muối clorua thường được dùng để chống mục gỗ và bôi lên bề mặt kim loại trước khi hàn nhằm mục đích tẩy gỉ và chắc mối hàn là:
A. AlCl3
B. BaCl2
C. ZnCl2
D. CuCl2
-
Câu 37:
Chỉ ra đâu không phải là ứng dụng của axit clohiđric ?
A. Dùng để sản xuất một số muối clorua.
B. Dùng quét lên gỗ để chống mục.
C. Dùng để tẩy gỉ, làm sạch bề mặt những vật liệu bằng gang, thép trước khi sơn hoặc mạ.
D. Dùng trong công nghiệp thực phẩm và y tế.ùng quét lên gỗ để chống mục.
-
Câu 38:
Clorua vôi là muối của kim loại canxi với 2 loại gốc axit là clorua Cl- và hipoclorit ClO-. Vậy clorua vôi gọi là muối gì?
A. Muối trung hoà
B. Muối kép
C. Muối của 2 axit
D. Muối hỗn tạp
-
Câu 39:
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về clorua vôi?
A. Công thức phân tử của clorua vôi là CaOCl2.
B. Clorua vôi là muối hỗn hợp.
C. Ca(OCl)2 là công thức hỗn tạp của clorua vôi
D. Clorua vôi có hàm lượng hipoclorit cao hơn nước Gia-ven.
-
Câu 40:
Chất nào sau đây được dùng để tẩy uế chuồng trại chăn nuối, cống rãnh, hố rác…?
A. Clo.
B. Axit clohiđric.
C. Natri clorua.
D. Clorua vôi.
-
Câu 41:
Tại sao người ta thường chọn clorua vôi để tẩy uế mà không chọn nước Giaven?
A. Vì clorua vôi có tính oxi hóa mạnh hơn.
B. Vì clorua vôi rẻ hơn, hàm lượng hipoclorit cao hơn.
C. Vì clorua vôi có thể tác dụng với các chất hữu cơ.
D. Vì tất cả các lý do trên.
-
Câu 42:
Chỉ ra đâu không phải là ứng dụng của clorua vôi?
A. Dùng trong tinh chế dầu mỏ.
B. Tẩy trắng vải, sợi, giấy
C. Tẩy uế cống rãnh, chuồng trại.
D. Dùng để diệt khuẩn, bảo vệ môi trường.
-
Câu 43:
Chỉ ra đâu không phải là ứng dụng của clo
A. Xử lí nước sinh hoạt.
B. Sản xuất nhiều hoá chất hữu cơ (dung môi, thuốc diệt côn trùng, nhựa, cao su tổng hợp, sợi tổng hợp).
C. Sản xuất NaCl, KCl trong công nghiệp.
D. Dùng để tẩy trắng, sản xuất chất tẩy trắng.
-
Câu 44:
Một lượng lớn clo được dùng để
A. diệt trùng nước sinh hoạt
B. sản xuất các hoá chất hữu cơ
C. sản xuất nước Gia-ven, clorua vôi
D. sản xuất axit clohiđric, kali clorat. . .
-
Câu 45:
Ứng dụng nào sau đây không phải của clo?
A. Diệt trùng nước sinh hoạt, nước bể bơi
B. Sản xuất muối ăn
C. Sản xuất các hóa chất hữu cơ
D. Sản xuất các chất tẩy trắng, sát trùng
-
Câu 46:
Nguyên tố nào sau đây được dùng để diệt trùng nước sinh hoạt, trong bể bơi?
A. Flo
B. Clo
C. Iot
D. Brom
-
Câu 47:
Trong tự nhiên, clo chỉ ở trạng thái tự do trong :
A. không khí trên tầng bình lưu.
B. khí phun ra từ mỏ khí thiên nhiên.
C. khí phun ra từ mỏ dầu.
D. khí phun ra từ miệng núi lửa.
-
Câu 48:
Khoáng chất không chứa nguyên tố clo:
A. Muối mỏ
B. Khoáng cacnalit.
C. Khoáng đôlômit.
D. Khoáng sinvinit.
-
Câu 49:
Thả một mảnh giấy quỳ tím vào dung dịch NaOH loãng. Sau đó sục khí Cl2 vào dung dịch đó, hiện tượng xảy ra là
A. Giấy quỳ từ màu tím chuyển sang màu xanh.
B. Giấy quỳ từ màu xanh chuyển về màu tím.
C. Giấy quỳ từ màu xanh chuyển sang màu hồng.
D. Giấy quỳ từ màu xanh chuyển sang không màu.
-
Câu 50:
Hiện tượng xảy ra khi đốt natri nóng chảy trong khí clo
A. Xuất hiện khói màu nâu.
B. Có ngọn lửa sáng chói.
C. Nghe thấy tiếng nổ lách tách.
D. Tất cả đều đúng.