Trắc nghiệm Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa GDCD Lớp 11
-
Câu 1:
Đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân là nội dung nói về
A. Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ
B. Phương hướng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ
C. Nhiệm vụ của văn hóa
D. Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
-
Câu 2:
Đâu không phải là nội dung phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo ở nước ta?
A. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo
B. Chỉ phát triển giáo dục vùng trọng điểm kinh tế
C. Mở rộng quy mô giáo dục
D. Ưu tiên đầu tư giáo dục
-
Câu 3:
Đâu là nội dung không phải nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo?
A. Phát triển kinh tế
B. Nâng cao dân trí
C. Đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài nhằm phát triển tài năng trí tuệ
D. Cung cấp cho đất nước nguồn lao động có chất lượng cao
-
Câu 4:
Bạn M là người dân tộc Kinh thường chế nhạo, chê bai thức ăn và một số phong tục của các bạn người dân tộc thiểu số cùng lớp. Nếu em là bạn của M, em chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Khuyên M đừng nói trước mặt các bạn học sinh dân tộc thiểu số.
B. Khuyên M tôn trọng truyền thống văn hóa của người khác.
C. Tỏ thái độ thờ ơ, không quan tâm, mặc kệ việc làm của M.
D. Không chơi và kêu gọi bạn bè tẩy chay M.
-
Câu 5:
Bà A ốm nặng, gia đình đã mời thầy cúng đến để đuổi con ma bệnh cho bà. Việc làm trên đã thể hiện:
A. kế thừa truyền thống của dân tộc.
B. phong tục, tập quán của địa phương.
C. phát huy bản sắc dân tộc.
D. mê tín dị đoan.
-
Câu 6:
Học sinh trường PTDTNT tỉnh X mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình vào thứ 2 hàng tuần là thể hiện trách nhiệm của công dân đối với chính sách nào dưới đây?
A. Giáo dục và đào tạo.
B. Khoa học và công nghệ.
C. Văn hóa.
D. Dân tộc.
-
Câu 7:
Ông B là người say mê với các hoạt động phục dựng, truyền dạy các bài hát cổ của dân tộc mình cho con cháu và được nhà nước nhiều lần khen thưởng. Việc làm của ông B thể hiện nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện chủ yếu nào?
A. Văn hóa.
B. Chính trị.
C. Kinh tế.
D. Giáo dục.
-
Câu 8:
Việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân ở địa phương em là thể hiện việc gì?
A. kế thừa và phát huy những di sản truyền thống của dân tộc.
B. nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân.
C. làm đẹp hơn các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.
D. thu hút khách du lịch, tạo thêm việc làm cho nhân dân.
-
Câu 9:
Việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân ở địa phương em là thể hiện việc gì?
A. kế thừa và phát huy những di sản truyền thống của dân tộc.
B. nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa cho nhân dân.
C. làm đẹp hơn các di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.
D. thu hút khách du lịch, tạo thêm việc làm cho nhân dân.
-
Câu 10:
Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc được ghi nhận là nền văn hóa như thế nào?
A. bảo tồn mọi nét văn hóa của dân tộc.
B. bảo tồn các tập tục đặc trưng của dân tộc.
C. bảo tồn nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
D. bảo tồn nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
-
Câu 11:
Ông H có 2 người con một trai, một gái. Người con trai đã có việc làm ổn định, cô con gái đang chuẩn bị thi đại học. Ông H cho rằng con gái không cần học nhiều, nên ông không đồng ý cho con gái thi đại học mà bắt ở nhà lấy chồng. Theo em, ông H đã:
A. vi phạm quyền được tham gia vào đời sống xã hội của công dân.
B. vi phạm quyền tự do cơ bản của công dân.
C. vi phạm quyền bình đẳng nam nữ của công dân.
D. vi phạm quyền được bảo vệ của công dân.
-
Câu 12:
Các bạn học sinh trường THPT X tham gia tích cực cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp tỉnh. Việc làm đó thể hiện trách nhiệm nào của công dân đối với chính sách khoa học và công nghệ?
A. Tham gia nhiệt tình hoạt động phong trào.
B. Chiếm lĩnh kiến thức khoa học kỹ thuật.
C. Nâng cao trình độ học vấn.
D. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
-
Câu 13:
Khoa có năng khiếu về âm nhạc và thi đỗ vào trường Học viện âm nhạc quốc gia nhưng bố mẹ bắt Khoa nghỉ học và làm công nhân may để phụ giúp kinh tế gia đình. Bố mẹ Khoa đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Học tập.
B. Sáng tạo.
C. Thể hiện tài năng.
D. Phát triển.
-
Câu 14:
Trường X tặng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi là thực hiện phương hướng cơ bản nào sau đây của chính sách giáo dục và đào tạo?
A. Thực hiện công bằng trong giáo dục.
B. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
C. Mở rộng quy mô giáo dục.
D. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
-
Câu 15:
Do nhịp sống xã hội, sự đô thị hóa đang ngày càng cuốn người lao động vào vòng xoáy kiếm sống tất bật hơn, thường xuyên đi làm ăn xa nhà nên có một thực tế là một bộ phận sinh không được bố mẹ ở bên kèm cặp dẫn đến học hành xa sút, tham gia vào các trò chơi nguy hiểm, thậm chí mắc vào tệ nạn xã hội. Để khắc phục tình trạng này chính bản thân mỗi học sinh cần phải:
A. học hành chăm chỉ.
B. lao động giúp đỡ bố mẹ.
C. nỗ lực cố gắng vươn lên.
D. dựa vào thầy cô giáo.
-
Câu 16:
Việc các bậc phụ huynh học sinh đến trường tham gia nấu bữa trưa, tham gia chăm sóc y tế…… cho con em mình thể hiện nội dung nào trong phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo?
A. Thực hiện công bằng trong giáo dục-đào tạo.
B. Mở rộng quy mô, hình thức dạy và học.
C. Hợp tác quốc tế trong giáo dục-đào tạo.
D. Xã hội hóa giáo dục-đào tạo.
-
Câu 17:
Hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố kết quả sơ bộ tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 tổ chức ngày 11/7 tại Hà Nội cho biết: toàn quốc có khoảng 91,7% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện đang đi học. Tỉ lệ này của nữ cao hơn so với nam, tương ứng là 92,5% và 90,8%. Trong vòng 20 năm qua, tỉ trọng dân số trong độ tuổi đi học phổ thông hiện không đi học giảm đáng kể, từ 20,9% năm 1999 xuống còn 16,4% năm 2009 và còn 8,3% năm 2019. Thông tin trên cho biết nhân dân ta đã thực hiện tốt chính sách nào của Đảng và Nhà nước?
A. Chính sách dân số.
B. Chính sách giải quyết việc làm.
C. Chính sách giáo dục và đào tạo.
D. Chính sách văn hóa.
-
Câu 18:
Giáo viên bộ môn GDCD đề nghị học sinh A vào đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh môn GDCD. Để góp phần phát triển giáo dục và đào tạo, theo em bạn A nên:
A. tích cực tham gia.
B. từ chối vì bản thân không thích môn học đó.
C. chọn bộ môn khác vì thấy phù hợp với mình hơn.
D. tham gia để cho giáo viên đó không trù mình.
-
Câu 19:
Ban giám hiệu trường A có chủ trương mở lớp chất lượng cao của nhà trường. Theo em, chủ trương đó của BGH trường A đã thực hiện nhiệm vụ nào của giáo dục và đào tạo?
A. Nâng cao dân trí.
B. Đào tạo nhân lực.
C. Bồi dưỡng nhân tài.
D. Nâng cao hiệu quả của giáo dục và đào tạo.
-
Câu 20:
Sau khi bài thơ của Nga được báo thiếu niên tiền phong đăng. Nga được hưởng nhuận bút và quyền nào dưới đây của công dân?
A. Tác giả.
B. Chuyển giao công nghệ.
C. Sở hữu công nghiệp.
D. Sáng chế.
-
Câu 21:
Giờ ra chơi, An rủ Khánh chiều nay bọn mình đi xem triển lãm ảnh “Pháp - Việt Nam” của hai nhiếp ảnh gia Nguyễn Xuân Khánh và Nicolas Cornet, trong tuần lễ văn hóa Pháp năm 2019 ở thành phố An Giang chúng ta nhé. Khánh từ chối và giải thích: Biết gì về tiếng Pháp đau mà xem. Suy nghĩ của Khánh đã không thực hiện tốt nhiệm vụ nào trong phương hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc?
A. Phát huy tiềm năng sáng tạo của nhân dân.
B. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống của dân tộc.
C. Tiếp thu tinh hoa, văn hóa nhân loại.
D. Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
-
Câu 22:
Hiện nay, môi trường văn hóa cũng như những hình thức diễn xướng ca trù xưa không còn nữa. Thế hệ trẻ không biết diễn xướng ca trù, thậm trí không biết hưởng thụ loại hình nghệ thuật này. Trước tình hình đó chúng ta cần phải:
A. phát huy tiềm năng sáng tạo của nhân dân.
B. kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống của dân tộc.
C. tiếp thu tinh hoa, văn hóa nhân loại.
D. nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
-
Câu 23:
Làm thế nào để kế thừa và phát huy những di sản, truyền thống văn hóa của dân tộc ta?
A. Bảo tồn các giá trị chung của tất cả các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam.
B. Bảo tồn những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam.
C. Bảo tồn, phát huy những giá trị chung và nét đẹp riêng của các dân tộc trên đất nước Việt Nam.
D. Bảo tồn, phát huy những nét đẹp riêng của mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam.
-
Câu 24:
Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta cần phải làm những gì?
A. Xóa bỏ tất cả những gì thuộc quà khứ vì cần xây dựng nền văn hoá hiện đại mới tiến kịp xu hướng phát triển của thế giới.
B. Giữ nguyên truyền thống dân tộc làm nền tảng văn hóa tinh thần cho toàn xã hội.
C. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại bổ xung vào nền văn hóa nước nhà nhằm xây dựng nền văn hóa hiện đại.
D. Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc; tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại.
-
Câu 25:
Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc được xem là nền văn hóa như thế nào?
A. Nền văn hóa tạo ra sức sống của dân tộc.
B. Nền văn hóa thể hiện bản lĩnh dân tộc.
C. Nền văn hóa chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc.
D. Nền văn hóa kế thừa truyền thống.
-
Câu 26:
Việc ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất và đời sống của bà con nông dân nằm trong phương hướng nào của chính sách phát triển khoa học và công nghệ?
A. Đổi mới cơ chế quản lý và công nghệ.
B. Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ.
C. Xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ.
D. Tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm.
-
Câu 27:
Em hãy giúp K chỉ ra trong các hoạt động sau, đâu là hoạt động khoa học, công nghệ?
A. Đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu đề tài xử lí rác thải.
B. Mở rộng mạng lưới thư viện các trường học.
C. Khuyến khích tổ chức các ngày lễ hội truyền thống.
D. Tham gia các hội khuyến học ở các cấp xã, huyện, tỉnh.
-
Câu 28:
Nguồn lực tài chính cho phát triển khoa học và công nghệ (KH và CN) đã được bố trí tăng dần trong những năm gần đây, theo đó trong năm 2019, tổng chi sự nghiệp cho KH và CN đạt 12.825 tỷ đồng. Thông tin này chứng tỏ nhà nước ta đã:
A. đổi mới cơ chế quản lý và công nghệ.
B. tạo thị trường cho khoa học và công nghệ.
C. xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ.
D. tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm.
-
Câu 29:
Theo bài viết của Hương Giang trên tạp trí Tài chính ra ngày 13/3/2019 cho biết: Chất lượng lao động Việt Nam trong những năm qua cũng đã từng bước được nâng lên; Lao động qua đào tạo đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Lực lượng lao động kỹ thuật của Việt Nam đã làm chủ được khoa học - công nghệ, đảm nhận được hầu hết các vị trí công việc phức tạp trong sản xuất kinh doanh mà trước đây phải thuê chuyên gia nước ngoài. Thành tựu trên thể hiện Giáo dục và đào tạo đã thực hiện thành công nhiệm vụ nào sau đây?
A. Đào tạo nhân lực.
B. Phát triển tiềm năng trí tuệ.
C. Bồi dưỡng nhân tài.
D. Nâng cao dân trí.
-
Câu 30:
Tại kỳ thi Olympic Toán quốc tế 2019 lần thứ 60 tại Anh từ 15 đến 22/7/2019, cả 6/6 học sinh đội tuyển quốc gia Việt Nam dự thi đều giành huy chương. Trong đó có 2 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc. Đoàn học sinh Việt Nam lọt vào TOP 10 đội mạnh nhất thế giới với vị trí thứ 7/110 quốc gia dự thi. Kết quả này thể hiện Việt Nam thực hiện thành công nhiệm vụ giáo dục và đào tạo nào trong các nhiệm vụ sau đây?
A. Đào tạo nhân lực.
B. Phát triển tiềm năng trí tuệ.
C. Bồi dưỡng nhân tài.
D. Nâng cao dân trí.
-
Câu 31:
Tại làng chài ven phá Tam Giang huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế có 5 lớp học đặc biệt được Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Quảng Điền tổ chức tại nhà sinh hoạt cộng đồng thôn dành cho 102 cư dân vạn đò trên địa bàn huyện có độ tuổi từ 40 đến 55. Thông tin trên thể hiện nhiệm vụ nào sau đây cuả giáo dục và đào tạo?
A. Nâng cao dân trí.
B. Đào tạo nhân lực.
C. Bồi dưỡng nhân tài.
D. Phát triển tiềm năng trí tuệ.
-
Câu 32:
Hiện nay, học sinh là con em của các gia đình chính sách, gia đình nghèo, gia đình thiểu số, và các học sinh khuyết tật đều được hưởng chính sách ưu tiên trong giáo dục và đào tạo. Ngoài việc được miễn học phí, các em còn được hưởng học bổng, cho vay vốn đi học. Quy định này thể hiện phương hướng cơ bản nào dưới đây trong phát triển giáo dục và đào tạo?
A. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
B. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.
C. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
D. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
-
Câu 33:
Với mong muốn tích luỹ được những kiến thức thực tiễn, nâng cao trình độ ngoại ngữ và nắm bắt được cơ hội việc làm tốt nhất cho tương lai của mình. Tốt nghiệp THPT Nam không thi đại học mà đăng ký du học Nhật Bản theo chương trình vừa học vừa làm. Nam thực hiện được ước mơ đó là nhờ vào phương hướng cơ bản nào sau đây trong phát triển giáo dục và đào tạo của nước ta?
A. Mở rộng quy mô giáo dục.
B. Nâng cao chất lượng, hiệu quả GD và ĐT.
C. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục.
D. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
-
Câu 34:
Điều 96 Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 01/7/2020) quy định về ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục, cụ thể như sau: Nhà nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu là 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Quy định này thể hiện phương hướng cơ bản nào dưới đây trong phát triển giáo dục và đào tạo?
A. Mở rộng quy mô giáo dục.
B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
C. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
D. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
-
Câu 35:
Hiện nay có nhiều cá nhân, tập thể mua quần áo, đồ dùng học tập, thực phẩm mang tặng trẻ em nghèo miền núi. Việc làm trên thể hiện phương hướng cơ bản nào trong phát triển giáo dục và đào tạo?
A. Mở rộng quy mô giáo dục.
B. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
C. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
D. Ưu tiên đầu tư cho giáo dục.
-
Câu 36:
Gia đình bạn A thuộc hộ nghèo, do vậy bạn A đi học được Nhà nước miễn đóng học phí. Điều này thể hiện phương hướng nào trong các phương hướng cơ bản sau đây của chính sách giáo dục và đào tạo?
A. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.
B. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.
C. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.
D. Mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo.
-
Câu 37:
Do lực học trung bình nên H muốn học nghề sau khi thi THPT quốc gia. Theo em, việc làm này của H là:
A. phù hợp với năng lực và định hướng nghề nghiệp.
B. không phù hợp vì cần học đại học để nâng cao trình độ.
C. không phù hợp vì muốn xin được việc làm phải có trình độ đại học.
D. phù hợp vì có học đại học ở những trường tốp dưới thì ra trường cũng thất nghiệp.
-
Câu 38:
Sau ngày khai giảng, trẻ em miền núi, vùng sâu, vùng xa nô nức đến trường. Thông tin này nói đến nội dung nào trong phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo dưới đây?
A. Thực hiện công bằng trong giáo dục-đào tạo.
B. Mở rộng quy mô, hình thức dạy và học.
C. Hợp tác quốc tế trong giáo dục-đào tạo.
D. Xã hội hóa giáo dục-đào tạo.
-
Câu 39:
Khi đến Văn Miếu Quốc Tử Giám, các bạn rủ em ngồi lên hiện vật để chụp ảnh. Trong trường hợp này, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây góp phần thực hiện chính sách văn hóa?
A. Cổ vũ việc làm đó của các bạn.
B. Đứng xem các bạn chụp ảnh.
C. Tham gia chụp ảnh làm kỉ niệm.
D. Ngăn cản các bạn không ngồi lên hiện vật.
-
Câu 40:
Khi địa phương tiến hành tư bổ, tôn tạo di tích lịch sử, nếu phát hiện việc làm của lãnh đạo không đúng với nội dung mà Cục Di sản văn hóa đã cho phép, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?
A. Lờ đi, coi như không biết.
B. Thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Thông báo cho nhân dân địa phương.
D. Đe dọa lãnh đạo địa phương.
-
Câu 41:
Khi đào móng xây nhà, gia đình ông A phát hiện thấy một chiếc bình cổ. Theo em, gia đình ông A nên chọn cách làm nào sau đây?
A. Giữ lại để trưng bày ở gia đình.
B. Giao nộp di vật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
C. Đem bán để có tiền.
D. Cất giấu kín để không ai biết.
-
Câu 42:
Khi đến tham quan di tích lịch sử, nếu bắt gặp một bạn đang khắc tên mình lên di tích, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây để góp phần thực hiện chính sách văn hóa?
A. Kệ bạn vì khắc tên lên đó là việc làm ý nghĩa.
B. Góp ý, nhắc nhở bạn nên tôn trọng, giữ gìn di tích.
C. Cũng tham gia khắc tên mình làm kỉ niệm.
D. Chụp ảnh và bêu xấu bạn đó trên facebook.
-
Câu 43:
Nơi em ở có một số người hoạt động mê tín dị đoan như sau: bói toán, lên đồng, xóc thẻ, cúng ma, trừ tà, phù phép. Việc làm đó được xem là vi phạm chính sách nào sau đây?
A. Chính sách dân số.
B. Chính sách văn hóa.
C. Chính sách an ninh và quốc phòng.
D. Chính sách giáo dục và văn hóa.
-
Câu 44:
Việc làm nào dưới đây là góp phần bảo tồn di tích lịch sử?
A. Tu bổ, phục hồi giá trị di tích lịch sử.
B. Tháo dỡ, phá hủy di tích lịch sử.
C. Cải tạo, thay thế di tích lịch sử.
D. Giữ nguyên hiện trạng di tích lịch sử.
-
Câu 45:
Nhà nước bảo vệ và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dâ tộc ở Việt Nam được xem là thể hiện ở điều gì?
A. Chính sách giáo dục và đào tạo.
B. Chính sách văn hóa.
C. Chính sách khoa học và công nghệ.
D. Chính sách dân tộc.
-
Câu 46:
Nhà nước nghiêm cấm các hành vi nào sau đây?
A. Khôi phục và giữ gìn các di sản văn hóa.
B. Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa.
C. Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
D. Tôn tạo, nghiên cứu các di tích lịch sử.
-
Câu 47:
Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, được gọi là như thế nào?
A. Di sản văn hóa vật thể.
B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Di tích lịch sử - văn hóa.
D. Sản phẩm văn hóa.
-
Câu 48:
Tổ chức lễ hội Đến Hùng hang năm là việc làm thể hiện những điều gì?
A. Kế thừa, phát huy long yêu nước của dân tộc.
B. Phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc.
C. Bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc.
D. Phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân.
-
Câu 49:
Hoạt động nào sau đây thể hiện chính sách văn hóa?
A. Vận động học sinh vùng sâu, vùng xa đến trường.
B. Giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
C. Tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ em.
D. Sáng chế công cụ sản xuất.
-
Câu 50:
Hành vi nào sau đây góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa ở Việt Nam?
A. Phá bỏ những di sản văn hóa cũ.
B. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ.
C. Sưu tầm di vật, cổ vật.
D. Mua bán, trao đổi trái phép bảo vật quốc gia.