Trắc nghiệm Các mạch điện xoay chiều Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện?
A. Dòng điện sớm nha hơn điện áp một góc \(\frac{\pi }{2}.\)
B. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc \(\frac{\pi }{4}.\)
C. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc \(\frac{\pi }{2}.\)
D. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc \(\frac{\pi }{4}.\)
-
Câu 2:
Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm?
A. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc \(\frac{\pi }{2}.\)
B. Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc \(\frac{\pi }{4}.\)
C. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc \(\frac{\pi }{2}.\)
D. Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc \(\frac{\pi }{4}.\)
-
Câu 3:
Đặt điện áp \(u={{U}_{0}}cos100\pi t\) ( t tính bằng s) vào hai đầu một tụ điện có điện dung \(C=\frac{{{10}^{-4}}}{\pi }\,\,F.\) Dung kháng của tụ điện là
A. \(150\,\,\Omega .\)
B. \(200\,\,\Omega .\)
C. \(50\,\,\Omega .\)
D. \(100\,\,\Omega .\)
-
Câu 4:
Đặt điện áp \(u={{U}_{0}}cos\omega t\) vào hai đầu điện trở thuần R. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu R có giá trị cực đại thì cường độ dòng điện qua R bằng
A. \(\frac{{{U}_{0}}}{R}.\)
B. \(\frac{{{U}_{0}}\sqrt{2}}{2R}.\)
C. \(\frac{{{U}_{0}}}{2R}.\)
D. 0.
-
Câu 5:
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thì
A. cường độ dòng điện trong đoạn mạch cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B. cường độ dòng điện trong đoạn mạch trễ pha 0,5π với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
C. cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch phụ thuộc vào tần số của điện áp.
D. cường độ dòng điện trong đoạn mạch sớm pha 0,5π với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
-
Câu 6:
Ở đoạn mạch AB chỉ có 1 phần tử .Điện áp xoay chiều và dòng điện xoay chiều có dạng: \(u=\frac{400}{\sqrt{2}}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\,\,V;\,\,i=\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t-\frac{\text{ }\!\!\pi\!\!\text{ }}{\text{3}} \right)\,\,A.\) Xác định loại phần tử ở mạch.
A. Điện trở.
B. Cuộn dây thuần cảm.
C. Tụ điện.
D. Cuộn dây có điện trở thuần.
-
Câu 7:
Một cuộn dây không thuần cảm có độ tự cảm L, điện trở thuần r. Nếu dòng diện xoay chiều qua cuộn dây này có tần số góc ω thì công thức tính tổng trở của cuộn dây này là
A. \(Z=\sqrt{{{r}^{2}}+{{L}^{2}}.{{\omega }^{2}}}.\)
B. \(Z=r+L\omega .\)
C. Z = r.
D. \(Z=L\omega .\)
-
Câu 8:
Đặt điện áp \(u={{U}_{0}}cos\omega t\) vào hai đầu cuộn cảm có độ tự cảm L. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có độ lớn cực đại thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm bằng
A. \(\frac{{{U}_{0}}}{\sqrt{2\omega L}}.\)
B. \(\frac{{{U}_{0}}}{2\omega L}.\)
C. \(\frac{{{U}_{0}}}{\omega L}.\)
D. 0.
-
Câu 9:
Cho đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần cảm \(L=\frac{1}{3\pi }\,\,H.\) Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều \(u=200\sqrt{2}~cos\left( 120\pi t+\frac{\pi }{3} \right)\,\,\left( V \right).\) Biểu thức cường độ dòng điện cuộn dây là
A. \(i=5cos\left( 120\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\,\,\left( A \right).\)
B. \(i=5\sqrt{2}cos\left( 120\pi t-\frac{\pi }{6} \right)\,\,\left( A \right).\)
C. \(i=5cos\left( 120\pi t+\frac{\pi }{3} \right)\,\,\left( A \right).\)
D. \(i=5\sqrt{2}cos\left( 120\pi t+\frac{5\pi }{6} \right)\,\,\left( A \right).\)
-
Câu 10:
Đặt điện áp xoay chiều \(u={{U}_{0}}cos2\pi ft\) (Uo không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch.
B. Cường độ hiệu dụng trong đoạn mạch càng lớn khi tần số f càng lớn.
C. Dung kháng của tụ điện càng lớn thì f càng lớn.
D. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch không đổi khi tần số thay đổi.
-
Câu 11:
Trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cường độ dòng điện trong mạch và điện áp ở hai đầu đoạn mạch luôn
A. lệch pha nhau 600.
B. ngược pha nhau.
C. cùng pha nhau.
D. lệch pha nhau 900.
-
Câu 12:
Đặt điện áp \(u=100\sqrt{2}cos100t\,\,\left( V \right)\) vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1 H thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm thuần có biểu thức
A. \(i=c\text{os100}\pi \text{t}\,\,\left( A \right).\)
B. \(i=\sqrt{2}cos 100\pi t\left( A \right).\)
C. \(i=cos\left( 100\pi t-0,5\pi \right)\left( A \right).\)
D. \(i=\sqrt{2}cos\left( 100\pi t-0,5\pi \right)\left( A \right).\)
-
Câu 13:
Một ấm điện đun nước có ghi 200 V – 800 W, có độ tự cảm nhỏ không đáng kể, được mắc vào nguồn có điện áp \(u=200\sqrt{2}cos100\pi t\text{ }V.\) Biểu thức cường độ dòng điện qua ấm có dạng
A. \(i=4sin(100\pi t+0,5\pi )\text{ }A.\)
B. \(i=4cos(100\pi t+0,5\pi )\text{ }A.\)
C. \(i=4\sqrt{2}sin(100\pi t)\text{ }A.\)
D. \(i=4cos100\pi t\text{ }A.\)
-
Câu 14:
Một đoạn mạch không phân nhánh có dòng điện luôn sớm pha hơn hiệu điện thế ở hai đầu đoạn mạch một góc nhỏ hơn π/2. Chọn đáp án đúng:
A. Nếu tăng tần số dòng điện lên một lượng nhỏ thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch giảm
B. Hệ số công suất đoạn mạch bằng không
C. Trong đoạn mạch không thể có cuộn cảm
D. Nếu tăng tần số dòng điện lên một lượng nhỏ thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch tăng
-
Câu 15:
Đối với đoạn mạch R, C ghép nối tiếp thì:
A. i nhanh pha hơn u
B. i nhanh pha hơn u một góc π/2
C. u nhanh pha hơn i
D. u nhanh pha hơn i một góc π/2