Trắc nghiệm Bộ xương Sinh Học Lớp 8
-
Câu 1:
Tay bị “cán giá” do bị trật mỏm nào?
A. Mỏm trâm trụ
B. Mỏm trâm quay
C. Mỏm khuỷu
D. Mỏm vẹt.
-
Câu 2:
Khi bị ngã, tay chống xuống đất, thường bị gãy xương nào?
A. Xương đòn
B. Xương cánh tay
C. Xương trụ
D. Xương quay
-
Câu 3:
Gân cơ nào nằm trong rãnh gian củ?
A. Cơ quạ cánh tay
B. Cơ ngực lớn
C. Cơ nhị đầu
D. Cơ tam đầu
-
Câu 4:
Động mạch và thần kinh trên vai đi qua khuyết vai nằm ở phần nào của xương vai?
A. Bờ trong xương vai.
B. Bờ ngoài xương vai.
C. Bờ trên xương vai
D. Góc trên ngoài
-
Câu 5:
Khớp khuỷu gồm có bao nhiêu khớp?
A. 1 khớp.
B. 2 khớp.
C. 3 khớp
D. 4 khớp.
-
Câu 6:
Chỏm xương cánh tay khớp với phần nào của xương vai, tạo nên khớp vai?
A. Mỏm cùng vai.
B. Mỏm quạ xương vai.
C. Ổ chảo xương vai.
D. Gai vai
-
Câu 7:
Xương đòn thường gãy ở điểm nào?
A. Điểm nối 1/3 trong và 2/3 ngoài.
B. Điểm nối 2/3 trong và 1/3 ngoài.
C. Trung điểm xương đòn
D. Bất cứ điểm nào
-
Câu 8:
Chọn câu SAI khi nói về cấu tạo xương dài?
A. Xương dài gồm có: thân xương hình ống và 2 đầu phình to gọi là đầu xương.
B. Thân xương cấu tạo bởi chất xương đặc.
C. Đầu xương được cấu tạo bởi chất xương xốp.
D. Xương dài ra là nhờ thân xương có buồng tủy tạo tế bào xương.
-
Câu 9:
Khớp gối được tạo bởi bao nhiêu xương?
A. 3 xương
B. 4 xương
C. 5 xương
D. 6 xương
-
Câu 10:
Mấu nhọn ở đầu dưới xương chày gọi là gì?
A. Lồi củ chày
B. Mắt cá trong
C. Mắt cá ngoài
D. Diện khớp sên.
-
Câu 11:
Phần nào sau đây thuộc xương chậu làm sản phụ sanh khó?
A. Gò chậu mu
B. Cành trên xương mu
C. Ụ ngồi
D. Gai ngồi
-
Câu 12:
Chọn câu SAI khi nói về chức năng của xương?
A. Bảo vệ
B. Nâng đỡ
C. Vận động
D. Tạo mỡ
-
Câu 13:
Hệ xương người gồm có bao nhiêu xương?
A. 206 xương
B. 216 xương
C. 226 xương
D. 236 xương
-
Câu 14:
Cơ thể người thiếu Vitamin D sẽ gây bệnh:
A. Tê phù.
B. Thiếu máu.
C. Còi xương ở trẻ và loãng xương ở người lớn.
D. Khô giác mạc ở mắt.
-
Câu 15:
Đáp án nào sau đây không phải là chức năng của xương?
A. Bảo vệ
B. Vận động
C. Nâng đỡ
D. Vận chuyển
-
Câu 16:
Dựa vào hình dạng và cấu tạo, xương được chia làm mấy loại?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 6
-
Câu 17:
Đặc điểm nào không phù hợp với tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân ở người?
A. Cột sống có 04 chỗ cong
B. Có sự phân hóa giữa xương tay và xương chân
C. Lồng ngực nở rộng sang hai bên
D. Xương gót chân nhỏ
-
Câu 18:
Đặc điểm nào không đúng với sự tiến hóa xương đầu của người so với thú?
A. Hộp sọ phát triển
B. Tỉ lệ sọ/ mặt lớn
C. Xương hàm lớn
D. Hình thành lồi cằm
-
Câu 19:
Khớp bất động ở người là?
A. Khớp xương hộp sọ
B. Khớp khuỷa tay
C. Khớp giữa các đốt sống
D. Khớp giữa hai xương háng
-
Câu 20:
Khớp bán động ở người là?
A. Khớp xương sọ
B. Khớp khuỷa tay
C. Khớp giữa các đốt sống
D. Khớp giữa hai xương háng
-
Câu 21:
Khớp động ở người là?
A. Khớp xương sọ
B. Khớp khuỷa tay
C. Khớp giữa các đốt sống
D. Khớp giữa hai xương háng
-
Câu 22:
Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động
B. Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não
C. Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não
D. Sống trên mặt đất và quá trình lao động
-
Câu 23:
Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà không tồn tại ở các loài động vật khác?
A. Xương cột sống hình cung
B. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên
C. Bàn chân phẳng
D. Xương đùi bé
-
Câu 24:
Ở người già, trong khoang xương có chứa gì?
A. Máu
B. Mỡ
C. Tủy đỏ
D. Nước mô
-
Câu 25:
Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ?
A. Mô xương xốp và khoang xương
B. Mô xương cứng và mô xương xốp
C. Khoang xương và màng xương
D. Màng xương và sụn bọc đầu xương
-
Câu 26:
Xương nào dưới đây có hình dạng và cấu tạo có nhiều sai khác với các xương còn lại?
A. Xương đốt sống
B. Xương bả vai
C. Xương cánh chậu
D. Xương sọ
-
Câu 27:
Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài?
A. Xương hộp sọ
B. Xương đùi
C. Xương cánh chậu
D. Xương đốt sống
-
Câu 28:
Phần cẳng chân có bao nhiêu xương?
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 29:
Loại xương nào dưới đây không tham gia cấu tạo nên lồng ngực?
A. Xương cột sống
B. Xương đòn
C. Xương ức
D. Xương sườn
-
Câu 30:
Xương duy nhất của đầu còn cử động được là:
A. Xương hàm trên
B. Xương bướm
C. Xương hàm dưới
D. Xương mũi
-
Câu 31:
Xương có nhiều biến đổi do sự phát triển tiếng nói ở người là:
A. Xương trán
B. Xương mũi
C. Xương hàm trên
D. Xương hàm dưới
-
Câu 32:
Khớp bất động có chức năng
A. bảo vệ.
B. đảm bảo cho cơ thể có thể vận động dễ dàng.
C. hạn chế hoạt động của các khớp.
D. cả A và B.
-
Câu 33:
Khớp bán động có chức năng
A. bảo vệ
B. đảm bảo cho cơ thể vận động dễ dàng
C. hạn chế hoạt động của các khớp
D. cả A và B.
-
Câu 34:
Loại khớp nào sau đây thuộc khớp bán động?
A. Khớp khuỷu tay
B. Khớp xương hộp sọ
C. Khớp giữa các đốt sống
D. Cả A và B.
-
Câu 35:
Khớp xương sau đây thuộc loại khớp bán động là:
A. Khớp giữa các đốt sống cùng
B. Khớp giữa các đốt sống ngực
C. Khớp giữa các đốt sống cụt
D. Khớp giữa xương cánh chậu với xương cùng
-
Câu 36:
Khớp động có chức năng
A. nâng đỡ và bảo vệ cơ thể
B. đảm bảo cho cơ thể vận động dễ dàng
C. hạn chế hoạt động của các khớp
D. tăng khả năng đàn hồi
-
Câu 37:
Các xương được gắn với nhau nhờ các khớp, có mấy loại khớp?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 38:
Đặc điểm khác nhau giữa xương tay và xương chân là:
A. Về kích thước (xương chân dài hơn).
B. Đai vai và đai hông có cấu tạo khác nhau.
C. Sự sắp xếp và đặc điểm hình thái của xương cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân.
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 39:
Xương đầu được chia thành 2 phần là:
A. Mặt và cổ
B. Mặt và não
C. Mặt và sọ
D. Đầu và cổ
-
Câu 40:
Đặc điểm cấu tạo xương đầu của người là:
A. Tỉ lệ sọ nhỏ hơn tỉ lệ mặt
B. Tỉ lệ sọ và mặt bằng nhau
C. Tỉ lệ sọ lớn hơn tỉ lệ mặt
D. Cả A, B đều sai
-
Câu 41:
Bộ xương người gồm những phần nào?
A. Phần thân và phần chân tay.
B. Phần đầu và phần thân.
C. Phần đầu, phần thân và phần tay chân
D. Phần mặt, phần thân và chân tay
-
Câu 42:
Nêu thành phần của bộ xương
A. Xương đầu
B. Xương thân
C. Xương các chi
D. Cả A, B và C
-
Câu 43:
Bộ xương người được chia thành xương
A. đầu, mình, ngực.
B. đầu, thân, chân và tay.
C. đầu, chân và tay.
D. đầu, cổ, bụng.
-
Câu 44:
Các khớp xương sọ thuộc kiểu:
A. Bất động
B. Bán động
C. Động
D. Cả A, B và C
-
Câu 45:
Loại khớp nào dưới đây không có khả năng cử động ?
A. Khớp giữa xương đùi và xương cẳng chân
B. Khớp giữa các xương hộp sọ
C. Khớp giữa các đốt sống
D. Khớp giữa các đốt ngón tay
-
Câu 46:
Khớp được cử động dễ dàng nhờ hai đầu xương có sụn đầu khớp nằm trong một hao chứa dịch khớp là:
A. Khớp bán động
B. Khớp động
C. Khớp bất động
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 47:
Khớp động linh hoạt hơn khớp bán động là do:
A. Khớp động có diện khớp ở hai đầu xương tròn và lớn, có sụn trơn bóng.
B. Giữa khớp có bao chứa dịch.
C. Diện khớp của khớp bán động phẳng và hẹp.
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 48:
Khớp động cử động dễ dàng là nhờ:
A. Hai đầu xương có sụn trơn, bóng, giữa có một bao chứa dịch khớp.
B. Phẳng, hẹp.
C. Hình răng cưa khớp với nhau.
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 49:
Loại khớp nào sau đây thuộc khớp động ?
A. Khớp khuỷu tay
B. Khớp xương hộp sọ
C. Khớp giữa các đốt sống
D. Cả A và B
-
Câu 50:
Trong các khớp sau: khớp ngón tay, khớp gối, khớp sọ, khớp đốt sống thắt lưng, khớp khuỷu tay. Có bao nhiêu khớp thuộc loại khớp động:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5