Trắc nghiệm Amin Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất?
A. NH3
B. CH3NH2
C. C2H5NH2
D. (CH3)2NH
-
Câu 2:
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Các amin đều có thể kết hợp với proton.
B. Metylamin có tính bazơ mạnh hơn anilin.
C. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.
D. CTTQ của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk.
-
Câu 3:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C6H5NH2 (D = 1,02g/cm3) vào ống nghiệm có sẵn 2 ml H2O, lắc đều, sau đó để yên ống nghiệm.
Bước 2: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch HCl đặc (10M) vào ống nghiệm, lắc đều sau đó để yên.
Bước 3: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch NaOH 2M vào ống nghiệm, lắc đều sau đó để yên.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sau cả ba bước, dung dịch trong ống nghiệm đều tách thành hai lớp.
B. Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm đồng nhất, trong suốt
C. Sau bước 3, có kết tủa trắng lắng xuống đáy ống nghiệm.
D. Thay NaOH bằng cách sục khí CO2, sau bước 3, thu được dung dịch ở dạng nhũ tương.
-
Câu 4:
C2H5NH2 trong nước không phản ứng với chất nào trong số các chất sau ?
A. HCl
B. H2SO4
C. NaOH
D. Quỳ tím
-
Câu 5:
Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin
A. \(F{e^{3 + }}\; + {\rm{ }}3C{H_3}N{H_2}\; + {\rm{ }}3{H_2}O{\rm{ }} \to Fe{\left( {OH} \right)_3}\; + {\rm{ }}3C{H_3}N{H_3}^ + \)
B. \(C{H_3}N{H_2}\; + {\rm{ }}{H_2}O{\rm{ }} \to {\rm{ }}C{H_3}N{H_3}^ + \; + {\rm{ }}O{H^ - }\)
C. \(C{H_3}N{H_2}\; + {\rm{ }}HN{O_2} \to {\rm{ }}C{H_3}OH{\rm{ }} + {\rm{ }}{N_2}\; + {\rm{ }}{H_2}O\)
D. \({C_5}{H_5}N{H_2}\; + {\rm{ }}HCl{\rm{ }} \to {\rm{ }}{C_5}{H_5}N{H_3}Cl\)
-
Câu 6:
Dung dịch anilin (C6H5NH2) không thể phản ứng được với dung dịch chất nào sau đây?
A. Br2
B. NaOH
C. HCl
D. HCOOH
-
Câu 7:
Cho các dung dịch \({C_6}{H_5}N{H_2}\;\left( {anilin} \right),{\rm{ }}C{H_3}N{H_2},{\rm{ }}{C_2}{H_5}OH,{\rm{ }}NaOH,{\rm{ }}{K_2}C{O_3},{\rm{ }}{\left( {{C_2}{H_5}} \right)_2}NH,{\rm{ }}N{H_4}Cl.\) Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là:
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
-
Câu 8:
Cho các dung dịch riêng biệt sau \(C{H_3}N{H_2},{\rm{ }}{\left( {C{H_3}} \right)_2}NH,{\rm{ }}{\left( {C{H_3}} \right)_3}N,{\rm{ }}{C_6}{H_5}N{H_2}\). Số dung dịch làm xanh giấy quỳ tím là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 9:
Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tính chuyển sang màu xanh?
A. Anilin
B. Etylamin
C. amoni clorua
D. p-nitroanilin
-
Câu 10:
Có 4 hóa chất : metylamin (1), phenylamin (2), điphenylamin (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng dần lực bazơ là
A. (3) < (2) < (1) < (4)
B. (2) < (3) < (1) < (4)
C. (2) < (3) < (4) < (1)
D. (4) < (1) < (2) < (3)
-
Câu 11:
Cho 5 chất \(\left( 1 \right){\rm{ }}N{H_3},{\rm{ }}\left( 2 \right){\rm{ }}C{H_3}N{H_2},{\rm{ }}\left( 3 \right){\rm{ }}KOH,{\rm{ }}\left( 4 \right){\rm{ }}{C_6}{H_5}N{H_2},{\rm{ }}\left( 5 \right){\rm{ }}{\left( {C{H_3}} \right)_2}NH.\) Dãy sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazơ là
A. (4), (2), (1), (5), (3)
B. (3), (5), (2), (1), (4).
C. (3), (1), (5), (2), (4)
D. (4), (1), (2), (5), (3).
-
Câu 12:
Cho các chất sau : (1) amoniac, (2) anilin, (3) p-nitroanilin, (4) p-metylanilin, (5) metylamin, (6) đimetylamin. Dãy sắp xếp các chất theo thứ tự lực bazơ tăng dần là
A. 3 < 2 < 4 < 1 < 5 < 6
B. 2 > 3 > 4 > 1 > 5 > 6
C. 2 < 3 < 4 < 1 < 5 < 6
D. 3 < 1 < 4 < 2 < 5 < 6.
-
Câu 13:
Trong các chất dưới đây, chất nào có tính bazơ yếu nhất?
A. \({C_6}{H_5}N{H_2}\)
B. \({({C_6}{H_5})_2}NH\)
C. \({C_6}{H_5}C{H_2}N{H_2}\)
D. \(p - C{H_3}{C_6}{H_4}N{H_2}\)
-
Câu 14:
Cho các chất: \(\left( 1 \right){\rm{ }}{C_6}{H_5}N{H_2},{\rm{ }}\left( 2 \right){\rm{ }}{\left( {{C_6}{H_5}} \right)_3}N,{\rm{ }}\left( 3 \right){\rm{ }}{\left( {{C_6}{H_5}} \right)_2}NH,{\rm{ }}\left( 4 \right){\rm{ }}N{H_3}\;({C_6}{H_5} - \)là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm là
A. (4), (1), (3), (2).
B. (3), (1), (2), (4).
C. (4), (1), (2), (3).
D. (4), (2), (3), (1).
-
Câu 15:
Tính bazơ của metylamin mạnh hơn anilin vì
A. Nhóm metyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ, nhóm phenyl làm giảm mật độ electron của nguyên tử nitơ.
B. Nhóm metyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ.
C. Nhóm metyl làm giảm mật độ electron của nguyên tử nitơ, nhóm phenyl làm tăng mật độ electron của nguyên tử nitơ.
D. Phân tử khối của metylamin nhỏ hơn.
-
Câu 16:
So sánh tính bazơ của các hợp chất hữu cơ sau \(N{H_3},{\rm{ }}C{H_3}N{H_2},{\rm{ }}{\left( {{C_2}{H_5}} \right)_2}NH,{\rm{ }}{C_2}{H_5}N{H_2},{\rm{ }}{\left( {C{H_3}} \right)_2}NH\)?
A. \(N{H_3}\; > {\rm{ }}C{H_3}N{H_2}\; > {\rm{ }}{\left( {{C_2}{H_5}} \right)_2}NH{\rm{ }} > {\rm{ }}{C_2}{H_5}N{H_2}\; > {\rm{ }}{\left( {C{H_3}} \right)_2}NH\)
B. \({\left( {{C_2}{H_5}} \right)_2}NH{\rm{ }} > {\rm{ }}{\left( {C{H_3}} \right)_2}NH{\rm{ }} > {\rm{ }}{C_2}{H_5}N{H_2}\; > {\rm{ }}C{H_3}N{H_2}\; > {\rm{ }}N{H_3}\)
C. \({C_2}{H_5}N{H_2}\; < {\rm{ }}{\left( {{C_2}{H_5}} \right)_2}NH{\rm{ }} < {\rm{ }}C{H_3}N{H_2}\; < {\rm{ }}N{H_3}\; < {\rm{ }}{\left( {C{H_3}} \right)_2}NH\)
D. \({\left( {{C_2}{H_5}} \right)_2}NH{\rm{ }} < {\rm{ }}C{H_3}N{H_2}\; < {\rm{ }}{\left( {C{H_3}} \right)_2}NH{\rm{ }} < {\rm{ }}{C_2}{H_5}N{H_{2\;}} < {\rm{ }}N{H_3}\)
-
Câu 17:
Cho anilin vào ống nghiệm chứa nước và lắc đều. Sau đó thêm lần lượt dung dịch HCl, rồi dung dịch NaOH dư vào ống nghiệm và để yên một lúc, hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm là
A. ban đầu dung dịch trong suốt, sau đó bị đục, rồi phân lớp.
B. ban đầu dung dịch bị đục, sau đó trong suốt, rồi phân lớp
C. ban đầu dung dịch bị đục, sau đó trong suốt.
D. ban đầu dung dịch trong suốt, sau đó phân lớp
-
Câu 18:
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Nhỏ 3 giọt anilin vào ống nghiệm chứa sẵn 2 ml nước cất, lắc đều.
Bước 2: Nhúng giấy quỳ tím vào hỗn hợp trong ống nghiệm, sau đó lấy giấy quỳ tím ra.
Bước 3: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm, lắc đều, sau đó để yên.
Bước 4: Nhỏ tiếp dung dịch NaOH đến dư vào ống nghiệm, lắc đều, sau đó để yên.
Phát biểu nào sau đây về thí nghiệm trên đúng?
A. Sau bước 1, anilin không tan và nổi lên trên.
B. Sau bước 3, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng.
C. Ở bước 2, giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.
D. Sau bước 4, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
-
Câu 19:
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Các amin đều có thể kết hợp với proton.
B. Metylamin có tính bazơ mạnh hơn anilin.
C. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.
D. CTTQ của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk
-
Câu 20:
Amin X có công thức đơn giản nhất là CH5N. Công thức phân tử của X là
A. \({C_2}{H_{10}}{N_2}\)
B. \({C_2}{H_{10}}N\)
C. \({C_3}{H_{15}}{N_{3.}}\)
D. \(C{H_5}N\)
-
Câu 21:
Amin đơn chức X có % khối lượng của N là 23,73%. Số CTCT của X là
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
-
Câu 22:
Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 31,11%. Số đồng phân amin thỏa mãn các dữ kiện trên là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 23:
Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của amin là không đúng?
A. Độ tan trong nước của amin giảm dần khi số nguyên tử các bon trong phân tử tăng
B. Anilin là chất lỏng khó tan trong nước, màu đen
C. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc
D. Metyl amin, đimetyl amin, etyl amin là chất khí, dễ tan trong nước
-
Câu 24:
Cho các phát biểu sau:
1. Amin có từ 3 nguyên tử cacbon trong phân tử, bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân
2. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của NH3 bằng một hay nhiều gốc cacbonyl
3. Tùy thuộc cấu trúc của gốc hiđrocacbon, có thể phân biệt thành amin no, chưa no và thơm.
4. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin
Số phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 25:
Amin nào dưới đây có bốn đồng phân cấu tạo
A. \({C_5}{H_{13}}N\)
B. \({C_4}{H_{11}}N\)
C. \({C_3}{H_9}N\)
D. \({C_2}{H_7}N\)
-
Câu 26:
Cho các phát biểu sau :
(1) Trong các phân tử amin, nhất thiết phải chứa nguyên tố nitơ.
(2) Các amin chứa từ 1C đến 4C đều là chất khí ở điều kiện thường.
(3) Trong phân tử trimetylamin có chứa nguyên tử C bậc III.
(4) Đimetylamin và etylmetylamin là hai amin bậc II.
(5) Dung dịch anilin là dung dịch không màu, chuyển màu nâu đen khi để lâu trong không khí.
Những phát biểu đúng là
A. (1), (3), (5).
B. (1), (2), (3).
C. (2), (4), (5).
D. (1), (4), (5).
-
Câu 27:
Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 23,73%. Số đồng phân amin bậc một thỏa mãn các dữ kiện trên là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 28:
Ở điều kiện thường chất nào sau đây ở trạng thái lỏng?
A. Anilin
B. metylamin
C. dimetylamin
D. etylamin
-
Câu 29:
Có bao nhiêu amin bậc ba là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử C5H13N ?
A. 6
B. 5
C. 3
D. 4
-
Câu 30:
Có bao nhiêu amin bậc II có cùng CTPT C5H13N?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 31:
Có bao nhiêu amin thơm có cùng CTPT C7H9N?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 32:
Có bao nhiêu chất đồng phân có cùng công thức phân tử C4H11N?
A. 4
B. 6
C. 7
D. 8
-
Câu 33:
Etylmetylamin và propylamin là hai
A. đồng đẳng của nhau.
B. đồng phân của nhau
C. amin có cùng công thức cấu tạo.
D. amin không no.
-
Câu 34:
Phát biểu nào dưới đây về tính chất vật lý của amin không đúng?
A. Metyl- , etyl- , dimetyl- , trimetyl- là chất khí, dễ tan trong nước.
B. Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, màu đen.
C. Độ tan của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon tăng.
D. Các amin khí có mùi tương tự amoniac
-
Câu 35:
Amin là hợp chất khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử NH3
A. bằng một hay nhiều gốc NH2
B. bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon
C. bằng một hay nhiều gốc Cl
D. bằng một hay nhiều gốc ankyl
-
Câu 36:
Amin có cấu tạo CH3CH2CH2NHCH3 là amin:
A. bậc 3
B. bậc 4
C. bậc 2
D. bậc 1
-
Câu 37:
Đều khẳng định nào sau đây luôn luôn đúng?
A. Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số lẻ.
B. Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số chẵn.
C. Đốt cháy hết a mol amin bất kì luôn thu được tối thiểu a/2 mol N2 (phản ứng cháy chỉ cho N2)
D. A và C đúng.
-
Câu 38:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Amin được cấu thành bằng cách thay thế H của NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon.
B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin.
C. Tùy thuộc cấu trúc của gốc hidrocacbon, có thể phân biệt thành amin no, chưa no và thơm.
D. Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử, bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.
-
Câu 39:
Metylamin có thể được coi là dẫn xuất của :
A. Metan
B. Amoniac
C. Benzen
D. Nitơ
-
Câu 40:
Cho các amin sau : etylamin ; anilin ; đimetylamin ; trimetylamin. Số amin bậc II là
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
-
Câu 41:
Trong các amin sau \(\left( A \right){\rm{ }}C{H_3}CH\left( {C{H_3}} \right)N{H_2};{\rm{ }}\left( B \right){\rm{ }}{H_2}NC{H_2}C{H_2}N{H_2};{\rm{ }}\left( D \right){\rm{ }}C{H_3}C{H_2}C{H_2}NHC{H_3}\)
Các amin bậc 1 và tên gọi tương ứng là
A. Chỉ có A : propylamin.
B. A và B; A : isopropylamin; B : etan-1,2-điamin.
C. Chỉ có D : metylpropylamin.
D. Chỉ có B : 1,2- điaminopropan
-
Câu 42:
Sắp xếp các amin theo thứ tự bậc amin tăng dần : etylmetylamin (1); etylđimetylamin (2); isopropylamin (3).
A. (1), (2), (3)
B. (2), (3),(1)
C. (3), (1), (2)
D. (3), (2), (1)
-
Câu 43:
Tên gọi amin nào sau đây là không đúng với công thức cấu tạo tương ứnga?
A. \({C_6}{H_5}N{H_2}\;alanin\)
B. \(C{H_3} - C{H_2} - C{H_2}N{H_2}\;propylamin\)
C. \(C{H_3}CH\left( {C{H_3}} \right) - N{H_2}\;isopropylamin\)
D. \(C{H_3} - NH - C{H_3}\;dimetylamin\)
-
Câu 44:
Hợp chất CH3-CH2-NH2 có tên thay thế là
A. etanamin
B. etylamin
C. metylamin
D. đimetylamin
-
Câu 45:
Dãy chất không có amin bậc 1 là
A. \(C{H_3}NHC{H_3},{\rm{ }}{\left( {C{H_3}} \right)_2}NC{H_2}C{H_3},{\rm{ }}C{H_3}CH\left( {N{H_2}} \right)C{H_3}\)
B. \(C{H_3}C{H_2}NHC{H_3},{\rm{ }}C{H_3}NHC{H_3},{\rm{ }}{\left( {C{H_3}} \right)_2}NC{H_2}C{H_3}\)
C. \(C{H_3}N{H_2},{\rm{ }}C{H_3}NHC{H_3},{\rm{ }}C{H_3}CH\left( {N{H_2}} \right)C{H_3}\)
D. \(C{H_3}NHC{H_3},{\rm{ }}C{H_3}C{H_2}N{H_2},{\rm{ }}{\left( {C{H_3}} \right)_3}N\)
-
Câu 46:
Tên gọi của hợp chất CH3-CH2-NH-CH3 là
A. Etylmetylamin.
B. Metyletanamin.
C. N-metyletylamin.
D. Metyletylamin.
-
Câu 47:
Dãy gồm tất cả các amin bậc 2 là
A. \(C{H_3}N{H_2},{\rm{ }}{C_2}{H_5}N{H_2},{\rm{ }}{C_6}{H_5}C{H_2}N{H_2}\)
B. \(C{H_3}NHC{H_3},{\rm{ }}{C_2}{H_5}NHC{H_3},{\rm{ }}{C_6}{H_5}NHC{H_3}\)
C. \({C_6}{H_5}N{H_2},{\rm{ }}{C_6}{H_5}NHC{H_3},{\rm{ }}{C_6}{H_5}C{H_2}N{H_2}\)
D. \({\left( {C{H_3}} \right)_2}CHN{H_2},{\rm{ }}{C_2}{H_5}N{H_2},{\rm{ }}{C_2}{H_5}NHC{H_3}\)
-
Câu 48:
Cho các amin sau \(C{H_3}N{H_2},{\rm{ }}{\left( {{C_2}{H_5}} \right)_2}NH,{\rm{ }}{C_3}{H_7}N{H_2},{\rm{ }}{C_2}{H_5}N{H_2},{\rm{ }}{\left( {{C_6}{H_5}} \right)_3}N,{\rm{ }}{\left( {C{H_3}} \right)_2}NH,{\rm{ }}{C_6}{H_5}N{H_2}.\;\) Số amin bậc I là
A. 4
B. 6
C. 7
D. 2
-
Câu 49:
Chất nào sau đây không phải amin bậc II?
A. \({C_2}{H_5}N{\left( {C{H_3}} \right)_2}\)
B. \(C{H_3}NHC{H_3}\)
C. \({C_6}{H_5}NHC{H_3}\)
D. \({C_2}{H_5}NH{C_2}{H_3}\)
-
Câu 50:
Trong các chất dưới đây, chất nào là amin béo ?
A. \(C{H_3}NHC{H_2} = C{H_2}\)
B. \(C{H_2} = C\left( {C{H_3}} \right)N{H_2}\)
C. \({H_2}N{\left( {C{H_2}} \right)_6}N{H_2}\)
D. \({C_6}{H_5}N{H_2}\)