460 câu trắc nghiệm Tâm lý học
Chia sẻ hơn 460 câu trắc nghiêm tâm lý học (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên đang có nhu cầu tìm kiếm tài liệu môn Tâm lý học để ôn tập cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ câu hỏi hệ thống các kiến thức, quy luật trong chuyên ngành tâm lý. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Hãy xác định xem đặc điểm nào dưới đây là đặc trưng cho một nhân cách?
A. Tốc độ phản ứng vận động cao.
B. Nhịp độ hoạt động nhanh.
C. Khiêm tốn, thật thà, ngay thẳng.
D. Tốc độ hình thành kỹ xảo cao.
-
Câu 2:
Mặt ngoài, vỏ não có nhiều khe rãnh chia các bán cầu thành bao nhiêu thùy:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 3:
Giải tỏa stress tâm lý gia đình dựa vào mấy luận điểm cơ bản:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 4:
Chú ý được coi là điều kiện của hoạt động có ý thức vì:
1. Chú ý giúp con người định hướng hoạt động.
2. Đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lí cần thiết cho hoạt động.
3. Chú ý giúp con người thực hiện có kết quả hoạt động của mình.
4. Thu hút con người vào hoạt động có mục đích.
5. Không thể có hoạt động nếu thiếu sự chú ý.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3.
B. 2, 3, 4.
C. 1, 2, 4.
D. 1, 3, 5.
-
Câu 5:
Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ tâm lý ảnh hưởng đến sinh lý?
A. Hồi hộp khi đi thi.
B. Lo lắng đến mất ngủ.
C. Lạnh làm run người.
D. Buồn rầu vì bệnh tật.
-
Câu 6:
Nhân cách dễ bị ám thị biểu hiện:
A. Tính duy kỳ, cảm xúc không ổn định, dễ khóc, dễ cười
B. Tính cầu toàn, cẩn thận, phức tạp hóa vấn đề
C. Luôn tự ti, e ngại đám đông
D. Bị động, dựa dẫm vào người khác, dễ nhiễm thói hư tật xấu
-
Câu 7:
Câu tục ngữ: “Giận cá chém thớt” thể hiện quy luật nào trong đời sống tình cảm?
A. Quy luật lây lan;
B. Quy luật pha trộn;
C. Quy luật tương phản.
D. Quy luật di chuyển;
-
Câu 8:
Hãy cho biết những trường hợp nào trong số trường hợp sau là giao tiếp?
1. Hai con khỉ đang bắt chấy cho nhau.
2. Hai em học sinh đang truy bài.
3. Một em bé đang đùa giỡn với con mèo.
4. Thầy giáo đang sinh hoạt lớp chủ nhiệm.
5. Hai em học sinh đang trao đổi e-mail.
Phương án đúng là:
A. 1, 3, 4.
B. 2, 4, 5.
C. 3, 4, 5.
D. 1, 2, 4.
-
Câu 9:
Để đạt kết quả cao trong học tập, Hà đã tích cực tìm tòi, học hỏi và đổi mới các phương pháp học tập cho phù hợp với từng môn học. Chức năng của tâm lí thể hiện trong trường hợp này là:
1. Điều chỉnh hoạt động của cá nhân.
2. Định hướng hoạt động.
3. Điều khiển hoạt động.
4. Thúc đẩy hoạt động.
5. Kiểm soát hoạt động.
Phương án đúng là:
A. 1,2,4
B. 1,2,3
C. 2,4,5
D. 1,3,5
-
Câu 10:
Giai đoạn 12 – 16 năm gọi là:
A. Tuổi bế bồng
B. Tuổi mẫu giáo
C. Tuổi thiếu niên
D. Tuổi trung niên
-
Câu 11:
Có bao nhiêu loại phản xạ?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 12:
Những biểu hiện nào dưới đây thuộc về tình cảm trí tuệ?
1. Ham hiểu biết.
2. Lòng trắc ẩn.
3. Sự mỉa mai.
4. Sự hoài nghi.
5. Ngạc nhiên.
Phương án đúng là:
A. 1, 4, 5
B. 2, 3, 5
C. 1, 3, 4
D. 2, 4, 5
-
Câu 13:
Những đặc điểm nào dưới đây của hành vi là do kiểu khí chất quy định?
1. Một học sinh cục cằn, hay cáu gắt, thiếu kiên nhẫn.
2. Một học sinh hoạt bát, vui nhộn, hăng hái trong công việc của tập thể.
3. Một học sinh học giỏi, luôn có yêu cầu cao với bản thân và rất tự tin.
4. Một học sinh luôn tỏ thái độ phê phán với những ai lảng tránh công việc của tập thể
5. Một học sinh sôi nổi, bồng bột, muốn thay đổi các ấn tượng thường xuyên.
Phương án đúng là:
A. 2, 4, 5
B. 1, 2, 5
C. 1, 3, 5
D. 1, 4, 5
-
Câu 14:
Cảm giác bên trong là:
A. Thị giác, thính giác
B. Thăng bằng
C. Cảm giác vận động, cảm giác về cơ thể, cảm giác thăng bằng
D. Khứu giác, vị giác, xúc giác
-
Câu 15:
Hiện tượng giật mình khi nghe một tiếng động mạnh là:
A. Phản xạ có điều kiện
B. Phản xạ không điều kiện
C. Vừa là phản xạ có điều kiện vừa là phản xạ không có điều kiện
D. Bình thường
-
Câu 16:
Thuộc tính tâm lý là gì?
A. Quá trình tâm lý diễn ra thường xuyên trong đời sống
B. Quá trình hình thành từ trạng thái tâm lý
C. Trạng thái tâm lý lập đi lập lại trong đời sống
D. Quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý, nét tâm lý thường xuyên lập đi lập lại trở thành đặc điểm tâm lý bền vững của nhân cách
-
Câu 17:
Chức năng của hệ thần kinh thực vật, trừ một:
A. Điều khiển các quá trình trao đổi
B. Điều khiển chuyển hóa chất
C. Điều khiển hoạt động cơ quan nội tạng
D. Điều khiển những hành vi chuyển động trong không gian
-
Câu 18:
Khái niệm stress được dùng để chỉ các hiện tượng sau quá mức chịu đựng của cơ thể, TRỪ MỘT:
A. Mất sức sau 01 lao động nặng nhọc kéo dài
B. Sau khi bị nhiễm lạnh
C. Sau khi giải lao
D. Sau cơn sợ hãi
-
Câu 19:
Quá trình tâm lý cho phép con người cải tạo lại thông tin của nhận thức cảm tính làm cho chúng có ý nghĩa hơn đối với hoạt động nhận thức của con người là:
A. Trí nhớ.
B. Tri giác.
C. Tư duy.
D. Tưởng tượng.
-
Câu 20:
Luận điểm nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách?
A. Giáo dục quyết định chiều hướng, con đường hình thành và phát triển nhân cách.
B. Thông qua giáo dục, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau các kinh nghiệm xã hội mà các thế hệ trước đã tích luỹ được.
C. Giáo dục vạch ra phương hướng và con đường cho sự phát triển nhân cách.
D. Giáo dục có thể phát huy tối đa các tiềm năng của cá nhân và các yếu tố khách quan trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách.
-
Câu 21:
Một sinh viên đang chăm chú nghe giảng bỗng có tiếng động mạnh, em đã quay về phía có tiếng động. Đó là hiện tượng:
A. Di chuyển chú ý.
B. Tập trung chú ý.
C. Phân tán chú ý.
D. Phân phối chú ý.
-
Câu 22:
Bệnh được chia thành mấy giai đoạn:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 23:
Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học y học, trừ một:
A. Nhân cách của bệnh nhân
B. Nhân cách của người cán bộ y tế
C. Mối quan hệ giao tiếp giữa người bệnh nhân và người cán bộ y tế
D. Vai trò của bệnh nhân và thầy thuốc
-
Câu 24:
Điều nào không đúng với tưởng tượng?
A. Kết quả là hình ảnh mang tính khái quát
B. Luôn giải quyết vấn đề một cách tường minh.
C. Luôn phản ánh cái mới với cá nhân (hoặc xã hội).
D. Nảy sinh trước tình huống có vấn đề.
-
Câu 25:
Hiện tượng tâm lý nào dưới đây là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách?
A. Nhu cầu
B. Hứng thú
C. Lý tưởng
D. Niềm tin
-
Câu 26:
Hệ thống những quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân xác định phương châm hoạt động của con người được gọi là:
A. Hứng thú
B. Lý tưởng
C. Niềm tin
D. Thế giới quan
-
Câu 27:
Yếu tố được coi là nhu cầu xã hội cơ bản, xuất hiện sớm nhất ở con người, có vai trò quyết định đến sự hình thành nhân cách con người là:
A. Giáo dục
B. Hoạt động
C. Giao tiếp
D. Tập thể
-
Câu 28:
Đặc điểm tâm lý của người bệnh tiết niệu:
A. Thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm và thiếu nhẫn nại
B. E thẹn, ngại tiếp xúc thầy thuốc, về sau không biết sợ và xấu hổ
C. Nóng nảy, bực tức và hay cáu gắt không lí do
D. Sợ chết, tỏ ra thất vọng, thậm chí tự sát
-
Câu 29:
Não giữa là:
A. Là trung khu phối hợp các cử động và duy trì trương lực bình thường của các cơ
B. Là trung khu đảm bảo sự phân phối đồng đều trương lực của các cơ và tham gia thực hiện các phản xạ cân bằng, các phản xạ định hướng
C. Là nơi có trung khu của các tuyến tiết quan trọng
D. Là phần cao nhất của hệ thần kinh trung ương
-
Câu 30:
Thái độ của thầy thuốc đối với bệnh nhân nội khoa, TRỪ MỘT:
A. Kiên nhẫn
B. Nhiệt tình
C. Chu đáo
D. Thờ ơ