460 câu trắc nghiệm Tâm lý học
Chia sẻ hơn 460 câu trắc nghiêm tâm lý học (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên đang có nhu cầu tìm kiếm tài liệu môn Tâm lý học để ôn tập cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ câu hỏi hệ thống các kiến thức, quy luật trong chuyên ngành tâm lý. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Có mấy loại giao tiếp theo phương tiện:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 2:
Những điều cần thiết cho thầy thuốc khi giao tiếp với bệnh nhân, TRỪ MỘT:
A. Thường xuyên trao dồi kiến thức
B. Có lòng nhân đạo cao cả
C. Trình độ chuyên môn giỏi
D. Cách nói chuyện phớt lờ
-
Câu 3:
Chọn phương án đúng. Những điều cần thiết cho thầy thuốc khi giao tiếp với bệnh nhân, TRỪ MỘT:
A. Lắng nghe bệnh nhân kỹ càng
B. Giữ thái độ điềm tĩnh và quyết đoán
C. Tác phong ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ
D. Nói nhiều hơn làm
-
Câu 4:
Điều thầy thuốc nên tránh khi giao tiếp với bệnh nhân, TRỪ MỘT:
A. Nói xấu với người khác
B. Lời lẽ xúc phạm, chế giễu
C. Hứa suông
D. Khéo léo giúp bệnh nhân
-
Câu 5:
Hiện tượng sinh lý và hiện tượng tâm lý thường:
A. Diễn ra song song trong não
B. Đồng nhất với nhau
C. Có quan hệ chặt chẽ với nhau
D. Có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lý có cơ sở vật chất là não
-
Câu 6:
Tư duy trừu tượng là tư duy phát triển cao hơn và chỉ có ở người bao gồm:
A. Tư duy ngôn ngữ - logic
B. Tư duy trực quan - hành động
C. Tư duy trực quan - hình ảnh
D. Tư duy hình tượng - Tư duy ngôn ngữ - logic
-
Câu 7:
Phân loại tư duy theo phương diện lịch sử là:
A. Tư duy trực quan - hành động
B. Tư duy trực quan - hình ảnh, trực quan - hành động, trừu tượng
C. Tư duy trừu tượng, trực quan - hành động
D. Tư duy trực quan - hình ảnh
-
Câu 8:
Thế nào là mối mô tả tâm lý khách quan?
A. Lý giải điều đã quan sát được.
B. Nói rằng một người đang tỏ ra kiêu căng, giận dữ, sợ hãi.
C. Xét đoán về mặt, cử chỉ
D. Ghi nhận các cử chỉ, nét mặt, hành động đang diễn ra.
-
Câu 9:
Nhiệm vụ đầu tiên của tâm lý học là gì?
A. Quan sát ứng xử
B. Thu thập các dữ kiện
C. Mô tả hoạt động
D. Tiên đoán và kiuểm soát ứng xử
-
Câu 10:
Hãy chọn ý kiến đúng nhất về khái niệm tâm lý:
A. Tâm lý thuộc thế giới linh hồn, nó vốn có và bất tử.
B. Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thể.
C. Tâm lý giúp con người định hướng hành động, có sức mạnh hành động, điều khiển và điều chỉnh hành động.
D. Tâm lý là tất cả các hiện tượng tinh thần nảy sinh trong não người, nó gắn liền và điều khiển mọi hoạt động của con người.
-
Câu 11:
Hệ thống tín hiệu thứ hai của tâm lý là?
A. Cơ sở sinh lý của tư duy ngôn ngữ.
B. Cơ sở sinh lý của não
C. Tín hiệu của sự vật và hiện tượng khách quan
D. Hưng phấn và ức chế
-
Câu 12:
Qui luật nào thuộc qui luật hoạt động thần kinh cao cấp và tâm lý?
A. Cảm ứng qua lại
B. Lan tỏa và tập trung
C. Hoạt động theo hệ thống
D. Cường độ kích thích.
-
Câu 13:
Phương diện khoa học của tâm lý đòi hỏi?
A. Bằng chứng mang tính thực nghiệm.
B. Kết luận có thể hiểu được.
C. Bằng chứng thu được do quan sát
D. Thỏa mãn sự hằng say mê nghiên cứu.
-
Câu 14:
Về phương diện loài, ý thức của con người được hình thành nhờ:
A. Lao động, ngôn ngữ;
B. Tự nhận thức, tự đánh giá;
C. Tiếp thu nền văn hóa xã hội;
D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 15:
Sự nảy sinh tâm lý về phương diện loài gắn liền với:
A. Sinh vật có hệ thần kinh ống;
B. Sinh vật có hệ thần kinh mấu (hạch);
C. Sinh vật có hệ thần kinh tủy sống và não.
D. Sinh vật chưa có hệ thần kinh;
-
Câu 16:
Một động vật có khả năng đáp trả lại những kích thích ảnh hưởng trực tiếp và cả kích thích ảnh hưởng gián tiếp đến sự tồn tại của cơ thể thì động vật đó đang ở thời kỳ:
A. Tư duy
B. Tri giác
C. Cảm giác
D. Ngôn ngữ
-
Câu 17:
Nội dung nào sau đây không thuộc cấu trúc của ý thức cá nhân?
A. Mặt cơ động của ý thức
B. Mặt nhận thức của ý thức
C. Mặt năng động của ý thức
D. Mặt thái độ của ý thức
-
Câu 18:
Bằng cách nào có thể kiểm soát được tâm lý tốt nhất?
A. Bằng sự can thiệp thích hợp.
B. Tin tưởng vào tâm linh.
C. Cần sự giúp đỡ của người ngoài cuộc.
D. Cải thiện mục tiêu, lý tưởng và chất lượng cuộc sống
-
Câu 19:
Tư duy khác tưởng tượng chủ yếu ở chỗ:
A. Sự chặt chẽ trong giải quyết vấn đề.
B. Liên quan đến nhận thức cảm tính.
C. Làm cho hoạt động của con người có ý thức.
D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 20:
Trong số những đặc điểm của quá trình phản ánh được nêu ra dưới đây, đặc điểm nào đặc trưng cho tư duy?
A. Tất cả các phương án đều đúng
B. Phản ánh kinh nghiệm đã qua dưới dạng các ý nghĩ, cảm xúc, hình tượng về sự vật, hiện tượng đã tri giác trước đây.
C. Phản ánh sự vật, hiện tượng trong toàn bộ thuộc tính và bộ phận của chúng.
D. Phản ánh những dấu hiệu bản chất, những mối liên hệ mang tính quy luật của sự vật hiện tượng.
-
Câu 21:
Chú ý không chủ định phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào dưới đây?
A. Mục đích hoạt động
B. Xu hướng cá nhân;
C. Tình cảm cá nhân
D. Đặc điểm vật kích thích
-
Câu 22:
Một tình huống làm nảy sinh tư duy phải thỏa mãn một số điều kiện. Điều kiện nào dưới đây là không cần thiết?
A. Vấn đề trong tình huống có liên quan đến kinh nghiệm của cá nhân.
B. Cá nhân nhận thức tình huống và muốn giải quyết.
C. Chứa vấn đề mà hiểu biết cũ, phương pháp hành động cũ không giải quyết được.
D. Tình huống phải quen thuộc, không xa lạ với cá nhân.
-
Câu 23:
Trong hành động tư duy, việc thực hiện các thao tác tư duy thường diễn ra như thế nào?
A. Thực hiện đầy đủ các thao tác tư duy.
B. Mỗi thao tác tiến hành độc lập, không phụ thuộc vào nhau.
C. Linh hoạt tùy theo từng nhiệm vụ của tư duy.
D. Thực hiện các thao tác theo đúng trình tự xác định: phân tích – tổng hợp; so sánh; trừu tượng hóa, khái quát hóa.
-
Câu 24:
Câu tục ngữ: “Giận cá chém thớt” thể hiện quy luật nào trong đời sống tình cảm?
A. Quy luật lây lan;
B. Quy luật pha trộn;
C. Quy luật tương phản.
D. Quy luật di chuyển;
-
Câu 25:
Tâm lý con người khác xa so với tâm lý động vật vì:
A. Tâm lý con người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
B. Tâm lý con người có trình độ phản ánh rất cao, phản ánh sáng tạo.
C. Tâm lý con người có tính chủ thể.
D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 26:
Hoạt động thần kinh cấp thấp được thể hiện ở:
A. Các phần dưới vỏ não
B. Não trung gian
C. Các lớp tế bào thần kinh vỏ não
D. Tất cả các phương án đều đúng
-
Câu 27:
Khi quan sát, thu thập những dữ kiện tâm lý cần dựa vào?
A. Đo lường các đáp ứng
B. Những điều kiện quan sát
C. Hình thái đáp ứng đặc thù.
D. Mối liên hệ giữa các kích thích và đáp ứng.
-
Câu 28:
Đối tượng của trí nhớ được thể hiện rõ nhất trong luận điểm nào?
A. Các kết quả mà con người tạo ra trong tư duy, tưởng tượng.
B. Các thuộc tính bên ngoài, các mối liên hệ không gian, thời gian của thế giới mà con người đã tri giác.
C. Kinh nghiệm của con người
D. Các xúc cảm, tình cảm, thái độ mà con người đã trải qua.
-
Câu 29:
Trí nhớ thao tác rất gần với loại trí nhớ nào?
A. Trí nhớ dài hạn.
B. Trí nhớ vận động
C. Trí nhớ hình ảnh
D. Trí nhớ ngắn hạn.
-
Câu 30:
Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của cảm giác?
A. Cảm giác con người có bản chất xã hội.
B. Cảm giác chỉ phản ánh những thuộc tính cụ thể của sự vật thông qua hoạt động của từng giác quan riêng lẻ.
C. Cảm giác con người phản ánh các thuộc tính bản chất của sự vật.
D. Cảm giác là một quá trình tâm lý có mở đầu, diễn biến, kết thúc.