1550+ câu trắc nghiệm Tài chính tiền tệ
Bộ 1550+ câu hỏi trắc nghiệm Tài chính tiền tệ có đáp án được tracnghiem.net tổng hợp sẽ giúp các bạn sinh viên chuyên ngành tài chính ôn thi đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (45 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hoá tệ khác tiền dấu hiệu ở đặc điểm:
A. Hoá tệ có giá trị sử dụng lớn hơn giá trị
B. Hiện nay hoá tệ không còn tồn tại
C. Hoá tệ phải là kim loại
D. Hoá tệ có thể tự động rút khỏi lưu thông
-
Câu 2:
Trong các chức năng của tiền tệ:
A. Chức năng phương tiện trao đổi phản ánh bản chất của tiền tệ
B. Chức năng cất trữ giá trị là chức năng chỉ thấy ở tiền tệ
C. Chức năng tiền tệ thế giới là chức năng quan trọng nhất
D. Cả a và b
-
Câu 3:
Khi thực hiện chức năng nào sau đây, tiền KHÔNG cần hiện diện thực tế:
A. Thước đo giá trị
B. Phương tiện thanh toán
C. Phương tiện trao đổi
D. Phương tiện cất trữ
-
Câu 4:
Khi doanh nghiệp thanh toán tiền mua hàng thì tiền tệ đã phát huy chức năng:
A. Trao đổi
B. Thanh toán
C. Thước đo giá trị
D. Cất trữ
-
Câu 5:
Trong giao dịch nào sau đây, tiền thực hiện chức năng trao đổi:
A. Chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng
B. Mua hàng tại siêu thị
C. Rút tiền từ máy ATM
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 6:
Khi doanh nghiệp lập bảng cân đối kế toán thì tiền tệ phát huy chức năng nào?
A. Trao đổi
B. Thanh toán
C. Thước đo giá trị
D. Cất trữ
-
Câu 7:
Để thực hiện tốt chức năng cất trữ giá trị:
A. Tiền tệ phải có giá trị ổn định
B. Phải là tiền vàng
C. Cả a và b
-
Câu 8:
Nền kinh tế cần tiền để thỏa mãn nhu cầu:
A. Giao dịch.
B. Dự phòng.
C. Đầu tư.
D. Đáp án a, b và c.
-
Câu 9:
Khái niệm “chi phí giao dịch do không có sự trùng khớp về nhu cầu”.
A. Cao hơn khi có sự xuất hiện của tiền
B. Thấp hơn khi có sự xuất hiện của tiền
C. Do các bên giao dịch quy định
D. Do pháp luật quy định
-
Câu 10:
Các quan hệ tài chính:
A. Xuất hiện chủ yếu trong khâu phân phối lại
B. Gắn liền với việc phân bổ các nguồn vốn tiền tệ trong nền kinh tế
C. Cả a và b
-
Câu 11:
Tài chính doanh nghiệp thuộc loại:
A. Quan hệ tài chính hoàn trả có điều kiện
B. Quan hệ tài chính không hoàn trả
C. Quan hệ tài chính nội bộ
-
Câu 12:
Tín dụng thuộc loại:
A. Quan hệ tài chính hoàn trả có điều kiện
B. Quan hệ tài chính có hoàn trả
C. Quan hệ tài chính nội bộ
-
Câu 13:
Bảo hiểm thuộc loại:
A. Quan hệ tài chính hoàn trả có điều kiện
B. Quan hệ tài chính có hoàn trả
C. Quan hệ tài chính không hoàn trả
-
Câu 14:
Tài chính là quan hệ:
A. Trao đổi hàng hoá trực tiếp
B. Phân phối trong kênh mua bán hàng hoá
C. Phân phối nguồn lực giữa các chủ thể kinh tế
D. Cả a, b và c
-
Câu 15:
Xét về thực chất, quan hệ tài chính là:
A. Quá trình tiêu dùng hàng hoá
B. Quá trình chuyển dịch các nguồn vốn
C. Quá trình sản xuất
D. Quá trình mua bán
-
Câu 16:
Quan hệ nào dưới đây là quan hệ tài chính:
A. Vay nợ
B. Nộp thuế
C. Vận tải
D. Đáp án a và b
-
Câu 17:
Quan hệ tài chính luôn gắn liền với:
A. Hàng hoá
B. Sản xuất
C. Mua bán
D. Tiền tệ
-
Câu 18:
Tài chính không thể ra đời nếu thiếu:
A. Nền kinh tế hàng hoá
B. Nền kinh tế hàng hoá tiền tệ
C. Nền kinh tế tri thức
D. Nền kinh tế thị trường
-
Câu 19:
Trong các loại quan hệ sau, quan hệ nào KHÔNG phải là quan hệ tài chính:
A. Nộp tiền học phí
B. Chuyển nhượng hoá đơn thương mại
C. Mua bảo hiểm nhân thọ
D. Đáp án a và b
-
Câu 20:
Muốn thoả mãn định nghĩa về tài chính, quỹ tiền tệ phải là:
A. Một quỹ tiền tệ có tính độc lập
B. Một quỹ tiền tệ tập trung
C. Một quỹ ngoại tệ mạnh
D. Cả a, b và c
-
Câu 21:
Quỹ lương do doanh nghiệp lập ra có phải là quỹ tiền tệ trong tài chính không:
A. Không phải do quỹ này không phải là quỹ tập trung
B. Không phải do quỹ này quá nhỏ về quy mô
C. Nó là quỹ tiền tệ do nó được lập ra nhằm trữ tiền
D. Nó là quỹ tiền tệ do nó nhằm phục vụ trả lương cho nhân viên
-
Câu 22:
Nhà nước tham gia vào quá trình phân phối tài chính với tư cách nào dưới đây:
A. Là người tham gia phân phối lần đầu
B. Là người tham gia phân phối lại
C. Cả a và b
-
Câu 23:
Hệ thống các quan hệ tài chính bao gồm các khâu nào?
A. Tài chính Nhà nước
B. Tài chính Doanh nghiệp
C. Trung gian tài chính
D. Tất cả các đáp án trên
-
Câu 24:
Vai trò của tài chính Nhà nước trong hệ thống tài chính là:
A. Nền tảng
B. Trung gian
C. Tạo tính thanh khoản
D. Chủ đạo
-
Câu 25:
Vai trò của tài chính doanh nghiệp trong hệ thống tài chính là:
A. Nền tảng
B. Trung gian
C. Tạo tính thanh khoản
D. Chủ đạo
-
Câu 26:
Trong hệ thống tài chính, chủ thể được nhắc tới là:
A. Các quan hệ tài chính
B. Các chủ thể tài chính
C. Các phương thức trao đổi hàng hóa
D. Đáp án a và b
-
Câu 27:
Chọn phương án đúng khi nói về Lãi suất:
A. Phản ánh chi phí của việc vay vốn
B. Phản ánh mức sinh lời từ đồng vốn cho vay
C. Cả a và b
-
Câu 28:
Đối với người đi vay lãi suất được coi là:
A. Một phần chi phí vốn vay
B. Yêu cầu tối thiểu về lợi ích của khoản vay
C. Sự đền bù đối với việc hy sinh quyền sử dụng tiền
D. Đáp án b và c
-
Câu 29:
Trong trường hợp nào lãi suất ngoại tệ cao hơn lãi suất nội tệ:
A. Đồng nội tệ dự tính sẽ lên giá so với ngoại tệ
B. Đồng ngoại tệ dự tính sẽ tăng giá so với nội tệ
C. Cả a và b đều sai
-
Câu 30:
Lãi suất thị trường tăng thể hiện:
A. Cung vốn vay đang tăng lên
B. Cầu vốn vay đang tăng lên
C. Sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường đang rõ rệt hơn
D. Không có đáp án đúng
-
Câu 31:
Khi nền kinh tế đang tăng trưởng, lãi suất thị trường có thể:
A. Cao hơn do nhu cầu đầu tư cao hơn
B. Thấp hơn do nhu cầu vay vốn thấp hơn
C. Cao hơn do nhu cầu gửi tiết kiệm giảm xuống
D. Đáp án a và c
-
Câu 32:
Khi nền kinh tế đang suy thoái, lãi suất thị trường có thể:
A. Cao hơn do nhu cầu vay vốn cao hơn
B. Thấp hơn do nhu cầu vay vốn để đầu tư thấp hơn
C. Cao hơn do nhu cầu gửi tiết kiệm giảm xuống
D. Đáp án a và c
-
Câu 33:
Lãi suất tái chiết khấu phải đảm bảo:
A. Thấp hơn lãi suất chiết khấu
B. Cao hơn lãi suất chiết khấu
C. Cả a và b đều sai
-
Câu 34:
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng:
A. Sẽ cố định trong suốt kỳ hạn đó
B. Sẽ thay đổi tuỳ theo lãi suất trên thị trường
C. Cả a và b đều sai
-
Câu 35:
Khi dự kiến lạm phát sẽ tăng:
A. Lãi suất thực có thể sẽ giảm đi
B. Lãi suất danh nghĩa có thể sẽ tăng lên
C. Lãi suất danh nghĩa có thể sẽ giảm đi
D. Đáp án a và b
-
Câu 36:
Loại lãi suất nào được sử dụng trong trường hợp trả lãi trước:
A. Lãi suất của khoản cho vay chiết khấu
B. Lãi suất của khoản cho vay ứng trước
C. Cả a và b
-
Câu 37:
Loại lãi suất nào áp dụng phương pháp trả lãi trước:
A. Lãi suất bao thanh toán
B. Lãi suất chiết khấu
C. Cả a và b
-
Câu 38:
Nhà nước phát hành trái phiếu kho bạc thời hạn 5 năm, trả lãi hàng năm, đó là lãi suất:
A. Đơn và danh nghĩa
B. Đơn và thực
C. Ghép và danh nghĩa
D. Ghép và thực
-
Câu 39:
Trong tín dụng Nhà nước, Nhà nước xuất hiện với tư cách:
A. Người môi giới
B. Người đi vay
C. Người cho vay
D. Cả b và c
-
Câu 40:
Khi có lạm phát xảy ra:
A. Người cho vay được lợi do lãi suất thực tăng lên
B. Người cho vay được lợi do lãi suất thực giảm xuống
C. Người đi vay được lợi do lãi suất thực tăng lên
D. Người đi vay được lợi do lãi suất thực giảm xuống
-
Câu 41:
So với lãi suất cho vay, lãi suất huy động vốn của các ngân hàng:
A. Luôn lớn hơn
B. Luôn nhỏ hơn
C. Lớn hơn hoặc bằng
D. Nhỏ hơn hoặc bằng
-
Câu 42:
Đâu là mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế:
A. Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa + tỷ lệ lạm phát dự tính
B. Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + tỷ lệ dạm phát dự tính
C. Tỷ lệ lạm phát thực tế = Lãi suất danh nghĩa + lãi suất thực tế
D. Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế - Tỷ lệ lạm phát dự tính
-
Câu 43:
Lãi suất thực thường nhỏ hơn lãi suất danh nghĩa vì có yếu tố:
A. Lạm phát.
B. Khấu hao.
C. Thâm hụt cán cân vãng lai.
D. Gồm a và c
-
Câu 44:
Trong điều kiện nào sau đây việc đi vay là có lợi nhất:
A. Lãi suất là 20% và lạm phát dự kiến là 15%
B. Lãi suất là 12% và lạm phát dự kiến là 10%
C. Lãi suất là 10% và lạm phát dự kiến là 5%
D. Lãi suất là 4% và lạm phát dự kiến là 1%
-
Câu 45:
Lãi suất danh nghĩa tăng lên có thể do:
A. Lạm phát dự kiến đã tăng lên
B. Lãi suất thực đã tăng lên
C. Đáp án a và b
D. Không có đáp án đúng