150 câu trắc nghiệm môn Luật so sánh
Với hơn 150 câu trắc nghiệm môn Luật so sánh (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về nghiên cứu so sánh các hệ thống pháp luật khác nhau nhằm tìm ra sự tương đồng và khác biệt, giải thích nguồn gốc, đánh giá cách giải quyết trong các hệ thống pháp luật... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bản chất pháp luật được quyết định bởi yếu tố lịch sử.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 2:
Vai trò làm luật của các thẩm phán ở các quốc gia theo truyền thống Châu âu lục địa là khả thi trong một số trường hợp đặc biệt.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 3:
Nguồn luật của các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Châu âu lục địa không bao gồm án lệ.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 4:
Một quốc gia mà đa số dân theo Hồi giáo thì được coi là thuộc hệ thống pháp luật Hồi giáo.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Pháp điển hóa tại châu âu được bắt đầu từ thế kỷ XIX với việc ra đời Bộ dân luật Napoleon.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 6:
Với mục đích bổ sung cho tính cứng nhắc, thiếu công bằng của thông luật, luật công bằng không được xem là một bộ phận pháp luật độc lập trong hệ thống pháp luật Anh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 7:
Vì là nguyên tắc cơ bản trong hệ thống pháp luật nước Anh nên nguyên tắc Stare decisis – “tiền lệ phải được tuân thủ” có tính chất hoàn hảo, không nhược điểm.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 8:
Luật thành văn là nguồn luật thứ yếu tại Anh.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 9:
Trong hệ thống pháp luật Anh, luật thành văn được ưu tiên áp dụng.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Pháp luật của Anh hình thành từ thực tiễn xét xử.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 11:
Thông luật của nước Anh theo nghĩa rộng không chịu sự ảnh hưởng của Luật La Mã vì được hình thành từ thực tiễn xét xử.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 12:
Thông luật Anh hình thành từ các nhà lập pháp dựa trên cácà tập quán địa phương.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 13:
Các nghiên cứu về luật nước ngoài là luật so sánh?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 14:
Ở Châu âu lục địa đã từng có hệ thống pháp luật chung thống nhất?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
So với ở Anh thì quyền lực tư pháp ở Mĩ kém tập trung hơn?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 16:
Thẩm quyền giải thích Hiến pháp của Tòa án tối cao Liên bang Hoa kì làthẩm quyền mang tính hiến định?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 17:
Bộ luật thương mại Pháp điều chỉnh tất cả các quy định của pháp luậtthương mại?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Người pháp thích diễn đạt luật thành văn một cách dễ hiểu minh bạch?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Luật so sánh không phải là một ngành luật thực định?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Luật so sánh là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Anh và Mỹ đều là các quốc gia thuộc dòng họ Common law nên có nhiều điểm giống nhưng cũng có điểm khác nhau như thế nào?
A. Anh có hiến pháp thành văn còn Mỹ thì không có hiến pháp thành văn
B. Anh và Mỹ đều có hiến pháp thành văn
C. Anh và Mỹ đều không có hiến pháp thành văn
D. Mỹ có hiến pháp thành văn còn Anh thì không có hiến pháp thành văn
-
Câu 22:
Bộ Luật Dân sự Đức (1896) ra đời sau và theo đánh giá của các học giả nổi tiếng so với Bộ luật Dân sự Napoleon của Pháp (1804) thì như thế nào?
A. Lạc hậu hơn nhiều
B. Hiện đại hơn nhiều
C. Tiên tiến hơn nhiều
D. Phát triển hơn nhiều
-
Câu 23:
Luật Civil là gì?
A. Dòng họ pháp luật thuộc Châu Âu lục địa: dân luật.
B. Dòng họ pháp luật thuộc Châu Âu lục địa: dân sự.
C. Dòng họ pháp luật thuộc Châu Âu lục địa: hình sự.
D. Dòng họ pháp luật thuộc Châu Âu lục địa: kinh doanh.
-
Câu 24:
Phương pháp điều chỉnh của luật công, phương pháp điều chỉnh của luật tư:
A. Luật tư là mệnh lệnh quyền uy, luật công là thỏa thuận, tự nguyện, bình đẳng
B. Luật công là mệnh lệnh quyền uy, luật tư là thỏa thuận, tự nguyện, bình đẳng
C. Luật công và luật tư là thỏa thuận, tự nguyện, bình đẳng
D. Luật công và luật tư là mệnh lệnh quyền uy
-
Câu 25:
Nguyên tắc tính thế tục trong đời sống pháp luật?
A. Thiết lập ranh giới giữa cách ứng xử của nhà chức trách tôn giáo trong khuôn khổ vận hành của các tổ chức tôn giáo
B. Thiết lập ranh giới giữa sinh hoạt tôn giáo
C. Cho phép phi pháp lý hóa cách ứng xử của nhà chức trách tôn giáo trong khuôn khổ vận hành của các tổ chức tôn giáo
D. Thiết lập ranh giới giữa sinh hoạt tôn giáo và cho phép phi pháp lý hóa cách ứng xử của nhà chức trách tôn giáo trong khuôn khổ vận hành của các tổ chức tôn giáo