1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Kinh thủ thái dương tiểu trường. Khi bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng do nguyên nhân bên trong:
A. Điếc tai, vàng mắt.
B. Sưng má và góc hàm
C. Đau cổ, hàm, mặt sau vai, cánh tay, khuỷu tay, mép sau trong cẳng tay
D. Tất cả đúng
-
Câu 2:
Kinh túc thiếu âm Thận. Khi bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng do nguyên nhân bên ngoài. Chọn câu sai:
A. Đói mà không muốn ăn
B. Mặt đen như dầu đen, ho nhổ nước bọt thấy có máu, thở nhanh, khò khè, ngồi xuống lại muốn đứng lên, mắt mờ
C. Chứng nuy quyết (chi bị liệt và lạnh)
D. Nếu Thận khí bất túc thì sẽ dễ bị sợ sệt, hồi hộp, trống ngực
-
Câu 3:
Kinh thủ quyết âm Tâm bào. Lộ trình đường kinh:
A. Bắt đầu hố thượng đòn và tận cùng ngón tay cái
B. Bắt đầu từ tâm bào và tận cùng ở đầu ngón tay giữa
C. Bắt đầu từ khóe miệng và tận cùng ở đầu ngón tay út
D. Bắt đầu từ hốc mắt và tận cùng ở đầu ngón tay 2
-
Câu 4:
Kinh thủ quyết âm Tâm bào. Khi bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng do nguyên nhân bên ngoài:
A. Lòng bàn tay nóng, cẳng tay và khuỷu tay co quắp, vùng nách bị sưng
B. Xuất huyết dưới da
C. Chảy máu cam
D. Chóng mặt
-
Câu 5:
Kinh thủ thiếu dương Tam tiêu. Khi bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng do nguyên nhân bên ngoài:
A. Hay đổ mồ hôi, khoé mắt ngoài đau, má bị đau, đau ở góc hàm
B. Phía sau tai, vai, cánh tay, cùi chỏ, mặt ngoài cánh tay đều đau nhức
C. Khó cử động ngón tay áp út và ngón út
D. Ù tai, điếc tai, sưng đau họng
-
Câu 6:
Các huyệt nào sau đây thuộc vùng đầu mặt cổ?
A. Suất cốc, Ấn đường, Nhân trung
B. Phong thị, Dương lăng tuyền, Tam âm giao
C. Thận du, Can du, Tâm du
D. Khúc trì, Ngoại quan, Tý nhu
-
Câu 7:
Người bệnh co đầu ngón giữa và ngón cái tạo thành một vòng tròn, đoạn thẳng tận cùng giữa hai nếp gấp đốt 2 ngón giữa là mấy thốn?
A. 1 thốn
B. 2 thốn
C. 3 thốn
D. 4 thốn
-
Câu 8:
Chiều ngang của 4 khoát ngón tay (trỏ, giữa, nhẫn, út) bằng độ dài mấy thốn?
A. 1 thốn
B. 2 thốn
C. 3 thốn
D. 4 thốn
-
Câu 9:
Vị trí của huyệt Nhân trung?
A. Tại điểm nối 1/3 trên và 2/3 dưới của rãnh Nhân trung
B. Cách khóe miệng 0,4 thốn
C. Nơi góc trán, cách bờ chân tóc 0,5 thốn, trên đường khớp đỉnh trán
D. Tại chính giữa đường nối 2 đầu lông mày và đường thẳng giữa sống mũi
-
Câu 10:
Huyệt Nhân trung chủ trị:
A. Trị liệt mặt, đầu và vùng trán đau
B. Trị miệng méo, môi trên co giật
C. Trị liệt mặt, dây thần kinh tam thoa đau
D. Trị đỉnh đầu nhức, trực tràng sa
-
Câu 11:
Huyệt Nghinh hương có tác dụng nào sau đây?
A. Trị các bệnh về mũi, mặt ngứa
B. Trị liệt mặt, cơ mặt co giật
C. Trị đầu đau, mũi nghẹt
D. Tất cả đều sai
-
Câu 12:
Vị trí của huyệt Suất cốc?
A. Điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cách mũi và rãnh mũi - miệng
B. Tại chính giữa đường nối 2 đầu lông mày và đường thẳng giữa sống mũi
C. Gấp vành tai, huyệt ở ngay trên đỉnh vành tai, trong chân tóc 1,5 thốn
D. Khi há miệng, huyệt ở chỗ lõm phía trước bình tai, sau lồi cầu xương hàm dưới.
-
Câu 13:
Huyệt Thính cung chủ trị?
A. Trị liệt mặt, cơ mặt co giật
B. Trị các bệnh về mũi, mặt ngứa
C. Trị đau dạ dày, ợ chua
D. Trị tai ù, điếc
-
Câu 14:
Huyệt Ế phong thuộc đường kinh nào?
A. Bàng quang
B. Đại trường
C. Tam tiêu
D. Tâm bào
-
Câu 15:
Huyệt Giáp xa thuộc đường kinh nào?
A. Phế
B. Can
C. Tỳ
D. Vị
-
Câu 16:
Huyệt Khuyết bồn có tác dụng nào sau đây?
A. Trị thần kinh liên sườn đau, họng đau
B. Trị sau đầu đau, gáy đau
C. Trị cổ gáy đau cứng, mệt mỏi
D. Trị đầu đau, liệt mặt
-
Câu 17:
Huyệt Kỳ môn thuộc đường kinh nào?
A. Thận
B. Can
C. Tâm
D. Phế
-
Câu 18:
Huyệt Trung quản có tác dụng gì?
A. Trị ngực đau, hen suyễn
B. Trị thần kinh liên sườn đau, họng đau
C. Trị dạ dày đau, ợ chua
D. Trị bụng và quanh rốn đau
-
Câu 19:
Vị trí của huyệt Quan nguyên?
A. Thẳng dưới rốn 3 thốn, trên bờ xương mu 2 thốn
B. Ở trên xương mu, dưới huyệt Trung cực 1 thốn hoặc chỗ lõm ngay chính giữa bờ trên xương mu
C. Thẳng dưới rốn 4 thốn hoặc trên bờ xương mu 1 thốn
D. Từ rốn đo ngang ra 2 thốn
-
Câu 20:
Vị trí huyệt Thiên xu?
A. Thẳng dưới rốn 3 thốn, trên bờ xương mu 2 thốn
B. Ở trên xương mu, dưới huyệt Trung cực 1 thốn hoặc chỗ lõm ngay chính giữa bờ trên xương mu
C. Thẳng dưới rốn 4 thốn hoặc trên bờ xương mu 1 thốn
D. Từ rốn đo ngang ra 2 thốn
-
Câu 21:
Huyệt Thiên xu còn có tên gọi khác là gì?
A. Thiên tân
B. Thiên đột
C. Thiên khu
D. Thiên khúc
-
Câu 22:
Huyệt Trung phủ có tác dụng nào sau đây?
A. Trị họng đau, mất tiếng đột ngột
B. Trị ho, hen suyễn
C. Trị kinh không đều, thống kinh
D. Trị trường Vị viêm cấp và mạn tính
-
Câu 23:
Vị trí huyệt Thần khuyết?
A. Chính giữa lỗ rốn
B. Rốn đo ngang 1,5 thốn
C. Rốn đo xuống 2 thốn
D. Rốn đo lên 3 thốn
-
Câu 24:
Vị trí huyệt Khí hải?
A. Rốn đo ngang 1,5 thốn
B. Rốn thẳng xuống 1, 5 thốn
C. Rốn đo xuống 2 thốn
D. Rốn đo lên 3 thốn
-
Câu 25:
Huyệt Khúc cốt có tác dụng nào sau đây?
A. Trị bệnh về kinh nguyệt, đới hạ
B. Trị bàng quang viêm, dịch hoàn viêm
C. Trị vùng hông sườn đau, tiêu hóa kém
D. Trị ho, hen suyễn
-
Câu 26:
Huyệt Đại trữ thuộc đường kinh nào?
A. Tam bào
B. Đởm
C. Bàng quang
D. Đại trường
-
Câu 27:
Vị trí huyệt Cách du:
A. Dưới gai đốt sống lưng 7, đo ngang ra 1,5 thốn
B. Dưới gai đốt sống lưng 5, đo ngang ra 1,5 thốn
C. Dưới gai sống lưng 4, đo ngang ra 1,5 thốn
D. Dưới gai sống lưng 2, đo ngang ra 1,5 thốn
-
Câu 28:
Huyệt Cách du chủ trị:
A. Trị bệnh về tim, tâm thần phân liệt
B. Trị lao phổi, phổi viêm
C. Trị các bệnh có xuất huyết, máu thiếu
D. Trị các bệnh về mắt mạn tính, mộng thịt ở mắt
-
Câu 29:
Vị trí huyệt Tỳ du:
A. Dưới gai sống lưng 8, đo ngang ra 1,5 thốn
B. Dưới gai sống lưng 9, đo ngang ra 1,5 thốn
C. Dưới gai sống lưng 10, đo ngang ra 1,5 thốn
D. Dưới gai sống lưng 11, đo ngang ra 1,5 thốn
-
Câu 30:
Huyệt Tỳ du thuộc đường kinh nào?
A. Thận
B. Tâm
C. Bàng quang
D. Tiểu trường