1000+ câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền
Sưu tầm và chia sẻ 1000 câu Trắc nghiệm Y học cổ truyền (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức Dược học cổ truyền, Châm cứu, Dưỡng sinh, Bệnh học,…... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Chọn câu sai: Vị thuốc bán hạ có?
A. Cây bán hạ có tính bình
B. Bán hạ thuộc họ Ráy
C. Bán hạ có vị ngứa, có độc
D. Bán hạ sống có tính hàn, bán hạ chế có tính ôn
-
Câu 2:
Đứng trước bệnh nhân liệt dây VII ngoại biên, cần nhận định những vấn đề sau đây, NGOẠI TRỪ:
A. Liệt dây VII ngoại biên bên nào ?
B. Do nguyên nhân nào?
C. Vấn đề dùng thuốc dự phòng tăng huyết áp
D. Tình trạng tâm lý
-
Câu 3:
Nguyên nhân thường gặp gây đau dây thần kinh toạ là:
A. Do các di tật bẩm sinh của cột sống
B. Viêm màng nhện tuỷ khu trú
C. Thoát vị đĩa đệm
D. Giãn tĩnh mạch quanh rễ
-
Câu 4:
Thời kỳ nào y học không phát triển:
A. Thời kỳ dựng nước
B. Thời Kỳ Đấu Tranh Giành Độc Lập Lần Thứ I
C. Thời kỳ Độc Lập Giữa Các Triều Đại Ngô, Đình, Lê, Lý, Trần, Hồ
D. Thời Kỳ Đấu Tranh Giành Độc Lập Lần Thứ II
-
Câu 5:
Bài thuốc Gia vị nhị diệu tán vị thuốc Phòng kỷ, Tỳ giải có tác dụng:
A. Hoạt huyết giảm đau
B. Lợi thấp
C. Thanh thấp nhiệt
D. Tất cả đúng
-
Câu 6:
Châm cứu được chỉ định trong trường hợp nào dưới đây:
A. Một số bệnh cơ năng và triệu chứng cơ năng
B. Cơn đau bụng ngoại khoa
C. Chỉ điều trị triệu chứng cơ năng
D. Chỉ điều trị bệnh thần kinh và khớp
-
Câu 7:
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh:
A. Của chất tạo keo
B. Là bệnh thấp khớp
C. Chủ yếu gặp ở nam giới
D. Chủ yếu gặp ở phụ nữ
-
Câu 8:
Bệnh nhân sốt nhẹ về chiều đêm, ho khan, môi miệng khô, họng ráo khát, gò má đỏ, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay, bàn chân nóng, bứt rứt khó ngủ, lưỡi đỏ, mạch tế sác là biểu hiện của chứng bệnh nào nào dưới đây:
A. Dương thịnh sinh ngoại nhiệt
B. Dương hư sinh ngoại hàn
C. Âm thịnh sinh nội hàn
D. Âm hư sinh nội nhiệt
-
Câu 9:
Thuốc hành khí chia thành các nhóm nào sau đây. Ngoại trừ:
A. Cố biểu liễm hãn
B. Hành khí giải uất
C. Phá khí giáng nghịch
D. Thông khí khai khiếu.
-
Câu 10:
Vị thuốc Tang bạch bì là bộ phận nào của cây Dâu tằm:
A. Lá
B. Vỏ rễ
C. Cành
D. Quả
-
Câu 11:
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân đau lưng KHÔNG CÓ mục nào dưới đây:
A. Giảm đau, giải phóng dự co cơ bằng phương pháp châm cứu
B. Hướng dẫn bệnh nhân phương pháp tự xoa bóp hàng ngày
C. Giảm đau, giải phóng dự co cơ bằng phương pháp xoa bóp
D. Tư vấn cho bệnh nhân tự dùng thuốc mỗi khi đau lưng
-
Câu 12:
Các huyệt chữa đau dạ dày, đầy bụng, chậm tiêu, rối loạn tiêu hoá là:
A. Đởm du, túc tam lý, thái khê
B. Trung quản, thiên khu, đóc du
C. Tỳ du, nội quan, hợp cốc
D. Vị du, tỳ du, túc tam lý
-
Câu 13:
Lúc nghỉ ngơi, máu được tàng trữ ở:
A. Can
B. Tâm
C. Tỳ
D. Thận
-
Câu 14:
Cỏ mây phương pháp bào chê thuốc:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 15:
Huyệt nào dưới đây KHÔNG DÙNG điều trị liệt chân do liệt nửa thân:
A. Hoàn khiêu
B. Thừa phù
C. Phong môn
D. Huyết hải
-
Câu 16:
Pháp điều trị viêm khớp dạng thấp đợt cấp là:
A. Khu phong, thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, trừ thấp
B. Khu phong, trừ thấp, thanh nhiệt tả hỏa, hoạt huyết
C. Khu phong, thanh nhiệt táo thấp, hoạt huyết
D. Khu phong, tư âm bổ huyết, hoạt huyết, trừ thấp
-
Câu 17:
Bản chất của tâm căn suy nhược là:
A. Bệnh rối loạn tâm thần
B. Do loại hình thần kinh yếu
C. Do stress kéo dài
D. Rối loạn tâm thể do nhiều yếu tố
-
Câu 18:
Tác dụng của huyệt Nội quan là:
A. Chữa mất ngủ, rối loạn thần kinh tim, nổi mẩn dị ứng
B. Rối loạn thần kinh tim, đau khớp khuỷu, cắt cơn đau dạ dày
C. Chữa đau dây thần kinh quay, cắt cơn đau dạ dày, hen phế quản
D. Chữa rối loạn thần kinh tim, mất ngủ, cắt cơn đau dạ dày
-
Câu 19:
Trong YHCT thuộc tính của Dương dược là:
A. Đắng
B. Ngọt
C. Trầm
D. Lạnh
-
Câu 20:
Trong đau dây thần kinh tọa, mạch sáp gặp trong thể do:
A. Phong hàn
B. Phong hàn thấp
C. Phong thấp nhiệt
D. Ứ huyết
-
Câu 21:
Sốt ngày càng tăng có quy luật là:
A. Hư nhiệt
B. Triều nhiệt
C. Thực nhiệt
D. Hàn nhiệt vãn lai
-
Câu 22:
Dựa vào ngũ khiếu, ngũ thể ta có thể chẩn đoán:
A. Bệnh ở cân, chân tay co quắp, bệnh thuộc can
B. Bệnh ở mũi, chảy máu cam, bệnh thuộc tỳ
C. Bệnh ở miệng, kém ăn, bệnh thuộc thận
D. Bệnh ở mạch (nhỏ, yếu), bệnh thuộc phế
-
Câu 23:
Chữa ho hen, viêm tuyến vú, chắp, lẹo là huyệt:
A. Tâm du
B. Phong môn
C. Phế du
D. Cách du
-
Câu 24:
Vị trí huyệt Phong trì từ giữa xương chẩm và cổ I đo ngang ra hai thốn, huyệt nằm ở chỗ lõm:
A. Phía trong cơ thang, trong cơ ức đòn chũm
B. Phía sau cơ thang, trước cơ ức đòn chũm
C. Trước cơ thang, trước cơ ức đòn chũm
D. Ngoài cơ thang, sau cơ ức đòn chũm
-
Câu 25:
Tâm căn suy nhược gây ra các triệu chứng sau:
A. Dễ mệt mỏi sau một gắng sức về trí óc
B. Mệt mỏi sau một gắng sức về thể lực
C. Rối loạn giấc ngủ, đau đầu, cáu gắt, hay quên, mệt mỏi
D. Nhiều rối loạn hoạt động ở các cơ quan
-
Câu 26:
Dựa vào số thốn theo tài liệu cổ thì giữa hai góc tóc trán bao nhiêu thốn:
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
-
Câu 27:
Để xác định huyệt vị trong châm cứu KHÔNG DỰA vào cách thức nào dưới đây:
A. Cốt độ pháp (chia đoạn từng phần cơ thể)
B. Thốn đồng thân, đơn vị đo lường cm
C. Mô hình châm cứu cổ điển, tấc đồng thân
D. Dựa vào tiết đoạn thần kinh
-
Câu 28:
Bài thuốc điều trị Đau vai gáy thể Huyết ứ:
A. Tứ quân tử thang
B. Tứ vật
C. Tứ vật đào hồng
D. Tứ vật đào hồng gia giảm
-
Câu 29:
Lưỡi đỏ tươi là chủ về:
A. Nhiệt thịnh
B. Hư nhiệt
C. Thực nhiệt
-
Câu 30:
Di chứng tai biến mạch máu não, Y học cổ truyền gọi là gì?
A. Trúng phong
B. Khẩu nhãn oa tà
C. Háo suyễn
D. Tất cả đều đúng