135 câu trắc nghiệm môn Thủy khí
tracnghiem.net chia sẻ hơn 100+ câu trắc nghiệm môn Thủy khí có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Khi nhiệt độ tăng:
A. Độ nhớt của các chất thể lỏng và thể khí tăng.
B. Độ nhớt của các chất thể lỏng và thể khí giảm.
C. Độ nhớt của các chất thể lỏng giảm.
D. Độ nhớt của các chất thể khí giảm.
-
Câu 2:
Khi áp suất tăng:
A. Độ nhớt của các chất ở thể lỏng tăng
B. Độ nhớt của các chất ở thể lỏng giảm
C. Độ nhớt của các chất ở thể lỏng và thể khí tăng
D. Độ nhớt của các chất ở thể lỏng và thể khí giảm
-
Câu 3:
Độ nhớt động lực của chất lỏng 1 là \(\mu\)1, chất lỏng 2 là \(\mu \)2. Độ nhớt động học của chất lỏng 1 là v1, chất lỏng 2 là v2. Nếu v1 >v 2 thì:
A. v1 luôn lớn hơn v2
B. v1 luôn nhỏ hơn v2
C. Không phụ thuộc vào nhau
D. Còn phụ thuộc vào loại chất lỏng
-
Câu 4:
Các lực sau thuộc loại lực khối:
A. Trọng lực, lực ma sát
B. Lực ly tâm, áp lực
C. Áp lực
D. Trọng lực, lực quán tính
-
Câu 5:
Các lực sau thuộc loại lực khối:
A. Trọng lực, lực ma sát
B. Lực ly tâm, áp lực
C. Áp lực
D. Trọng lực, lực quán tính
-
Câu 6:
Các lực sau thuộc loại lực bề mặt:
A. Trọng lực
B. Lực ly tâm, áp lực
C. Áp lực, lực ma sát
D. Trọng lực, lực quán tính
-
Câu 7:
Đối với chất lỏng thực ở trạng thái tĩnh:
A. Ứng suất tiếp tỷ lệ tuyến tính với nhiệt độ
B. Ứng suất tiếp không tồn tại
C. Độ nhớt bằng không
D. Ứng suất tiếp tỷ lệ tuyến tính với trọng lượng chất lỏng
-
Câu 8:
Một at kỹ thuật bằng:
A. 10 mH2O
B. 736 mmHg
C. 9,81.104 Pa
D. Cả 3 đáp án kia đều đúng
-
Câu 9:
Để thiết lập phương trình vi phân cân bằng của chất lỏng tĩnh người ta xét:
A. Tác động của lực bề mặt lên một vi phân thể tích chất lỏng
B. Tác động của lực khối lên một vi phân thể tích chất lỏng
C. Sự cân bằng của lực bề mặt và lực khối tác động lên một vi phân thể tích chất lỏng
D. Sự cân bằng của lực bề mặt và lực khối tác động lên một thể tích chất lỏng lớn hữu hạn
-
Câu 10:
Phương trình vi phân cân bằng của chất lỏng tĩnh tuyệt đối có thể viết dưới dạng sau:
A. dz = - dp
B. dp = - dz
C. dz = dp
D. Cả 3 câu kia đều sai
-
Câu 11:
Hai dạng của phương trình cơ bản thuỷ tĩnh là:
A. Dạng 1: \(p = {p_o} + \gamma h\)Dạng 2: \(z + \frac{p}{\gamma } + \frac{{{u^2}}}{{2g}} = const\)
B. Dạng 1: \(z + \frac{p}{\gamma } + \frac{{{u^2}}}{{2g}} = const\) Dạng 2: \(p = {p_o} - \rho ax - \rho gz\)
C. Dạng 1: \(p = {p_o} + \gamma h\) Dạng 2: \(z + \frac{p}{\gamma } = const\)
D. Dạng 1: \(p = \gamma h\) Dạng 2: \(z + \frac{p}{\gamma } = const\)
-
Câu 12:
Gọi p là áp suất tác dụng lên mặt phẳng S tại điểm A:
A. p phải vuông góc với độ sâu h của A.
B. p có giá trị không đổi khi S quay quanh A.
C. p có giá trị thay đổi khi S quay quanh A.
D. Cả 3 đáp án kia đều sai.
-
Câu 13:
Áp suất thủy tĩnh tại một điểm trong chất lỏng có tính chất:
A. Thẳng góc với diện tích chịu lực.
B. Có đơn vị là Pa.
C. Là lực pháp tuyến của chất lỏng tác dụng lên một đơn vị diện tích.
D. Cả 3 câu kia đều đúng.
-
Câu 14:
Chọn câu đúng về áp suất thủy tĩnh:
A. Áp suất thuỷ tĩnh tại một điểm theo các phương khác nhau thì khác nhau.
B. Áp suất thuỷ tĩnh là đại lượng vô hướng.
C. Áp suất thuỷ tĩnh là véc tơ nhưng có tính chất như đại lượng vô hướng
D. Áp suất thuỷ tĩnh luôn có giá trị khác không.
-
Câu 15:
Áp suất tuyệt đối của chất lỏng:
A. Thẳng góc với mặt tác dụng và nằm ngang.
B. Thẳng góc và hướng vào mặt tác dụng.
C. Có trị số bằng 0 tại mặt tiếp xúc với khí trời.
D. Thẳng góc và hướng theo phương thẳng đứng.
-
Câu 16:
Chọn câu đúng trong các câu sau đây về Áp suất tuyệt đối:
A. Áp suất tuyệt đối có giá trị bằng 1at tại điểm có áp suất là áp suất khí trời.
B. Áp suất dư tại A có giá trị > 0, có nghĩa là áp suất tuyệt đối tại A lớn hơn áp suất tuyệt đối của khí trời.
C. Áp suất chân không tại A có giá trị > 0, có nghĩa là áp suất tuyệt đối tại A nhỏ hơn áp suất tuyệt đối của khí trời.
D. Cả 3 đáp án kia đều đúng.
-
Câu 17:
Hai bình thông nhau chứa hai loại chất lỏng. Mặt thoáng của hai bình có thể ngang nhau khi:
A. p2 < p1, \(\gamma \)1 >\(\gamma \) 2
B. p2 > p1, \(\gamma\)1 >\(\gamma\) 2
C. p1 = p2, \(\gamma \)1 < 2
D. p1 = p2, \(\gamma \)1 > 2
-
Câu 18:
Độ cao đo áp suất dư tại một điểm trong chất lỏng là hd = 15m cột nước. Ap suất dư tại điểm đó bằng:
A. 1,5 at
B. 14 at
C. 1,3 at
D. 2,5 at
-
Câu 19:
Một ống chữ U chứa chất lỏng đến khoảng nửa ống. Khi xe chuyển động về phía trước với vận tốc không đổi, ta quan sát thấy:
A. Mực chất lỏng trong ống a dâng cao hơn
B. Mực chất lỏng trong ống b dâng cao hơn
C. Mực chất lỏng trong hai ống bằng nhau
D. Chưa xác định được
-
Câu 20:
Một bình hở chứa nước chuyển động ngang chậm dần đều với gia tốc a = -9,81m/s2. Độ nghiêng của mặt thoáng (tg ) bằng:
A. 1/4
B. - 1/4
C. - 1
D. 1