860 Câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 860 câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích, bao gồm các kiến thức về phương pháp phân tích công cụ cơ bản, được ứng dụng rộng rãi nhất giúp sinh viên nắm được bản chất của các phương pháp và ứng dụng chúng vào phân tích định tính và định lượng,... . Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Tính pH dung dịch sau khi trộn 150ml dung dịch CH3COOH 0,01M với 100ml dung dịch CH3COOH 0,02M. Biết pKaCH3COOH = 4,75.
A. pH = 3,3
B. pH = 6,6
C. pH = 4,75
D. pH = 5,3
-
Câu 2:
Thủy ngân (Hg) là kim loại duy nhất hiện diện dạng lỏng ở điều kiện thường. Hơi thủy ngân rất độc. Thủy ngân có khối lượng phân tử là 200,59, có khối lượng riêng bằng 13,55 gam/ml. Tỉ khối của thủy ngân và tỉ khối hơi của thủy ngân có trị số là:
A. Đều bằng 6,9
B. Đều bằng 13,55
C. 13,55 và 6,9
D. Tất cả đều sai
-
Câu 3:
Cơ chế chuyển màu của chỉ thị acid – base được giải thích theo:
A. Thuyết bảo toàn khối lượng
B. Thuyết bào toàn điện tích
C. Thuyết ion
D. Tất cả đều sai
-
Câu 4:
Điện phân Al2O3 nóng chảy trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây, cường độ dòng điện 5 A (Ampère), thu được 3,6 gam nhôm kim loại ở catot. Hiệu suất của quá trình điện phân này là:
A. 80%
B. 90%
C. 100%
D. 70%
-
Câu 5:
Chuẩn độ 50ml acid yếu HA 0,1M có Ka = 10-5,5 bằng dung dịch NaOH 0,1M. Khi chuẩn độ được VNaOH = 50,1ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 9,5
B. pH = 10
C. pH = 10,5
D. pH = 9,8
-
Câu 6:
Bước nhảy ∆pXđp là khoảng giá trị pX thay đổi đột ngột ứng với sự thay đổi giá trị F từ:
A. 0,99 đến 1,01
B. 0,999 đến 1,001
C. 0,9 đến 1,1
D. Tất cả đều sai
-
Câu 7:
pH của dung dịch HCl 10-7M sẽ có giá trị như thế nào?
A. pH = 7
B. pH > 7
C. pH < 7
D. Tất cả đều không phù hợp
-
Câu 8:
500 ml dung dịch hỗn hợp A gồm: HCl 0,2M – H2SO4 0,4M – HNO3 0,6M được trung hòa vừa đủ bởi dung dịch hỗn hợp B gồm: Ba(OH)2 0,6M – NaOH 2M. Thể tích dung dịch B cần dùng là:
A. 150 ml
B. 200 ml
C. 250 ml
D. 300 ml
-
Câu 9:
Một lọ dung dịch H2SO4 ngoài nhãn có ghi nồng độ P% = 98% và d = 1,84 g/ml. Tính nồng độ đương lượng của dung dịch.
A. 18N
B. 18,4N
C. 19N
D. Tất cả đều sai
-
Câu 10:
Hoá phân tích là khoa học về sự xác định ......... của chất phân tích.
A. phản ứng hoá học
B. thành phần hoá học
C. thành phần
D. nhóm chức
-
Câu 11:
Một base liên hợp với acid mạnh có lực ...........
A. trung bình
B. khá yếu
C. rất yếu
D. coi như bỏ qua
-
Câu 12:
Khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O cần thêm vào 250 gam dung dịch CuSO4 5% nhằm thu được dung dịch CuSO4 8% là:
A. 10 gam
B. 12,27 gam
C. 13,39 gam
D. 14,36 gam
-
Câu 13:
Cơ chế chuyển màu của chỉ thị acid – base được giải thích theo thuyết:
A. Thuyết bảo toàn khối lượng
B. Thuyết nhóm mang màu
C. Thuyết đương lượng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 14:
Chuẩn độ 150ml hỗn hợp gồm HCl và H3PO4 bằng NaOH 0,1M. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VNaOH = 225 ml. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VNaOH = 300ml. Nồng độ H3PO4 bằng:
A. 0,05M
B. 0,1M
C. 0,15M
D. 0,2M
-
Câu 15:
Phương pháp chuẩn độ ngược:
A. Cho K2Cr2O7 tác dụng với KI dư trong môi trường acid. Định lượng I2 giải phóng ra bằng Na2S2O3
B. Nhỏ dung dịch chuẩn độ AgNO3 vào dung dịch NaCl đến khi chất chỉ thị chuyển màu
C. Để định lượng clorid, trước hết ta cho AgNO3 dư để tủa hòa toàn AgCl. Sau đó chuẩn độ AgNO3 còn thừa bằng dung dịch chuẩn KSCN
D. Cho K2Cr2O7 tác dụng với KI trong môi trường base. Định lượng I2 giải phóng ra bằng Na2S2O3
-
Câu 16:
Nếu dung dịch được pha loãng đầy đủ thì .......... và nồng độ có thể được dùng lẫn lộn.
A. đương lượng
B. chất điện ly
C. dung dịch đệm
D. hoạt độ
-
Câu 17:
Điện phân 100 ml dung dịch NaCl 0,5M, dùng điện cực trơ, có màng ngăn xốp, cường độ dòng điện 1,25 A, thu được dung dịch NaOH có pH = 13. Hiệu suất điện phân 100%, thể tích dung dịch coi như không thay đổi. Thời gian đã điện phân là:
A. 12 phút
B. 12 phút 52 giây
C. 14 phút 12 giây
D. 10 phút 40 giây
-
Câu 18:
Tủa tinh thể thường tiến hành trong điều kiện là:
A. Dung dịch đậm đặc
B. Cho thuốc thử chậm, khuấy đều
C. Không làm muồi tủa
D. Không để tủa tiếp xúc lâu với dung dịch
-
Câu 19:
Tính pH dung dịch sau khi trộn 15ml dung dịch HCOOH 0,005M với 45ml dung dịch HCOOH 0,001M. Biết pKaHCOOH = 3,75.
A. pH = 2,23
B. pH = 3,22
C. pH = 2,76
D. pH = 3,76
-
Câu 20:
.................là dung dịch kháng lại sự thay đổi pH khi thêm acid hay base mạnh vào dung dịch hoặc là dung dịch mà khi pha loãng thì pH của dung dịch thay đổi ít.
A. Dung dịch kém phân cực
B. Dung dịch phân cực
C. Dung dịch đệm
D. Dung dịch phân ly
-
Câu 21:
Hỗn hợp A dạng bột gồm hai kim loại nhôm và sắt. Đặt 19,3 gam hỗn hợp A trong ống sứ rồi đun nóng ống sứ một lúc, thu được hỗn hợp chất rắn B. Đem cân lại thấy khối lượng B hơn khối lượng A là 3,6 gam (do kim loại đã bị oxi của không khí oxi hóa tạo hỗn hợp các oxit kim loại). Đem hòa tan hết lượng chất rắn B bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng, có 11,76 lít khí duy nhất SO2 (đktc) thoát ra. Khối lượng mỗi kim loại có trong 19,3 gam hỗn hợp A là:
A. 5,4 gam Al; 13,9gam Fe
B. 4,05 gam Al; 15,25 gam Fe
C. 8,1 gam Al; 11,2 gam Fe
D. 8,64 gam Al; 10,66 gam Fe
-
Câu 22:
Kết quả định lượng sau cùng là M = 0,0025 g, chữ số 5 là chữ số:
A. Chữ số có nghĩa tin cậy
B. Chữ số có nghĩa không tin cậy
C. Câu a và b đều đúng
D. Không câu nào đúng
-
Câu 23:
Tính pH dung dịch sau khi trộn 50ml dung dịch HCl 0,001M với 100ml dung dịch HCl 0,002M.
A. pH = 1,2
B. pH = 2,2
C. pH = 2,8
D. pH = 3,2
-
Câu 24:
Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực bằng đồng, trong suốt quá trình điện phân thấy màu xanh lam của dung dịch không đổi. Điều này chứng tỏ:
A. Sự điện phân trên thực chất là điện phân nước của dung dịch nên màu dung dịch không đổi
B. Sự điện phân thực tế không xảy ra, có thể do mất nguồn điện
C. Lượng ion Cu2+ bị oxi hóa tạo Cu bám vào catot bằng với lượng Cu của anot bị khử
D. Ion Cu2+ của dung dịch bị điện phân mất bằng với lượng ion Cu2+ do anot tan tạo ra
-
Câu 25:
Phương pháp kết tủa là phương pháp dựa trên nguyên tắc là mẫu:
A. tác dụng với thuốc thử tạo chất ít tan
B. bị biến đổi thành cặn khi tiếp xúc với nhiệt
C. được tách ra dưới dạng tự do hay hợp chất bền
D. được tách ra và bá điện cực
-
Câu 26:
Cần lấy bao nhiêu gam NH4Cl để pha 2L dung dịch muối có nồng độ 2,5% (w/v).
A. 0,5g
B. 5g
C. 50g
D. Tất cả đều sai
-
Câu 27:
Đem nung hỗn hợp A, gồm hai kim loại: x mol Fe và 0,15 mol Cu, trong không khí một thời gian, thu được 63,2 gam hỗn hợp B, gồm hai kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hòa tan hết lượng hỗn hợp B trên bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc, thì thu được 0,3 mol SO2. Trị số của x là:
A. 0,7 mol
B. 0,6 mol
C. 0,5 mol
D. 0,4 mol
-
Câu 28:
Yêu cầu về hoá chất sử dụng trong hoá học phân tích đạt tiêu chuẩn tinh khiết hoá học:
A. 99,9 % ≤ X ≤ 99,99 %
B. 99,99 % ≤ X ≤ 99,999 %
C. 99,999 % ≤ X ≤ 99,9999 %
D. ≤ 99 %
-
Câu 29:
Hòa tan hết m gam bột kim loại nhôm trong dung dịch HNO3, thu được 13,44 lít (đktc) hỗn hợp ba khí NO, N2O và N2. Tỉ lệ thể tích VNO : VN2O : VN2 = 3:2:1. Trị số của m là:
A. 32,4 gam
B. 31,5 gam
C. 40,5 gam
D. 24,3 gam
-
Câu 30:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hằng số cân bằng của phản ứng là:
A. nồng độ các chất tham gia phản ứng
B. nhiệt độ, áp suất
C. nồng độ của sản phẩm tạo thành
D. tất cả đều đúng
-
Câu 31:
Theo quy ước, thế Eo của hydro bằng ...... volt và thế của những hệ thống khác được xác định theo tỷ lệ của thế của điện cực này:
A. 0,00
B. 1,00
C. ± 1,00
D. ± 10,0
-
Câu 32:
Giấy lọc băng vàng:
A. Rất mịn, chảy chậm, dùng để lọc tủa tinh thể nhỏ
B. Độ mịn vừa phải, tốc độ chảy trung bình
C. Lỗ to, chảy nhanh, dùng để lọc tủa vô định hình
D. Độ mịn vừa phải, tốc độ chảy nhanh
-
Câu 33:
Một hợp chất có màu xanh lục tạo ra khi đốt Crom kim loại trong Oxi. Phần trăm khối lượng của Crom trong hợp chất này là 68,421% . Công thức của hợp chất này là:
A. CrO
B. Cr2O3
C. CrO3
D. CrO2
-
Câu 34:
Khi định lượng Cl- bằng phương pháp Volhard, ta cần phải làm thêm bước nào sau đây:
A. Lọc tủa hoặc cho thêm chỉ thị
B. Bao bọc tủa bằng dung môi thích hợp
C. Cho thêm chỉ thị, tăng nhiệt độ
D. Lọc tủa hoặc bao tủa bằng dung môi
-
Câu 35:
Chỉ thị dùng ở dạng rắn:
A. đen eriocrom T
B. murexit
C. acid salicylic
D. câu a, b đúng
-
Câu 36:
Tính pH của dung dịch acid yếu HA 0,01M có pKa = 6,5.
A. 4,25
B. 3,5
C. 3,75
D. 4
-
Câu 37:
Cho 32 gam NaOH vào 200 ml dung dịch H3PO4 1,5M, sau khi phản ứng xong, đem cô cạn dung dịch, tổng khối lượng các muối khan có thể thu được là:
A. 43,3 gam
B. 75,4 gam
C. 47,0 gam
D. 49,2 gam
-
Câu 38:
Hòa tan hết một lượng oxit sắt FexOy bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng. Có khí mùi xốc thoát ra và còn lại phần dung dịch D. Cho lượng khí thoát ra trên hấp thụ hết vào lượng nước vôi dư thì thu được 2,4 gam kết tủa. Đem cô cạn dung dịch D thì thu được 24 gam muối khan. Công thức của FexOy là:
A. Fe2O3
B. FeO
C. Fe3O4
D. FexOy chỉ có thể là FeO hoặc Fe3O4 nhưng số liệu cho không chính xác
-
Câu 39:
Chất chuẩn gốc phải thỏa mãn yêu cầu:
A. Chất phải tinh khiết phân tích (PA; AR) hoặc tinh khiết hóa học (CP), lượng tạp chất phải nhỏ hơn 1%
B. Thành phần hóa học phải ứng với một công thức phân tử xác định không có chứa nước kết tinh
C. Khối lượng phân tử càng nhỏ càng tốt
D. Chất gốc và dung dịch chuẩn phải bền
-
Câu 40:
Tính pH dung dịch gồm 100ml NH4Cl 0,1 M + 100ml HCOONa 0,1 M. Cho pKNH4OH = 4,75 ; pKHCOOH = 3,75.
A. 4,25
B. 4,75
C. 6,5
D. 3,75