700 câu hỏi trắc nghiệm An toàn điện
tracnghiem.net chia sẻ 700 câu trắc nghiệm về "An toàn điện" để giúp nâng cao kiến thức chuyên môn về kiến thức trong quá trình học tập và sát hạch quy trình an toàn điện. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Mời các bạn tham khảo!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Người đi kiểm tra hoặc ghi chỉ số đồng hồ điện một mình ở TBA phải:
A. Không được vượt qua rào chắn hoặc tự ý sửa chữa, lắp đặt thiết bị.
B. Nếu thấy có tồn tại cần khắc phục ngay, cho phép vượt qua rào chắn để làm việc.
C. Có thể tự sửa chữa, lắp đặt thiết bị ngòai nhiệm vụ được phân công.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 2:
Nghỉ giải lao trong khi làm việc thì các biện pháp an toàn phải được:
A. Giữ nguyên.
B. Tháo bỏ những phần đã làm xong.
C. Tháo bỏ những phần do đơn vị công tác làm.
D. Tháo bỏ những phần đơn giản
-
Câu 3:
Cấm đóng, cắt điện trong những trường hợp nào sau đây:
A. Cho phép có thể thao tác khi có mưa to, nước chảy thành dòng trên thiết bị, dụng cụ thao tác
B. Cho phép có thể thao tác khi trời đang có giông sét
C. Thao tác khi có gió trên cấp 4
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 4:
Trường hợp nào phải lập tức đình chỉ (hoặc cấm) hoạt động của các thiết bị nâng:
A. Móc bị mòn quá 10%
B. Xích tải bị mòn 5%
C. Cả a và b
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 5:
Thời gian cho phép làm việc trong một ngày đêm với cường độ điện trường 18kV/m là bao nhiêu giờ?
A. Không quá 0,6 giờ
B. Không quá 0,8 giờ
C. Không quá 1,0 giờ
D. Không quá 1,2 giờ
-
Câu 6:
Sau khi cắt điện để làm công việc trên thiết bị điện, người nào phải tiến hành kiểm tra không còn điện ở các thiết bị đã cắt điện?
A. Người thực hiện thao tác cắt điện.
B. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác
C. Nhân viên đơn vị công tác.
D. Người giám sát an toàn điện.
-
Câu 7:
Thiết bị để kiểm tra không còn điện là:
A. Bóng đèn hoặc động cơ điện.
B. Bút thử điện, còi thử điện.
C. Đèn tín hiệu, rơ le, đồng hồ.
D. Bút thử điện, đèn tín hiệu.
-
Câu 8:
Công việc đóng cọc bằng máy gần đường dây cao áp đang vận hành, quy định nào sau đây đúng?
A. Người chỉ huy trực tiếp phải có bậc 3 an toàn điện trở lên.
B. Khi làm việc và di chuyển các chi tiết của máy đóng cọc phải cách dây dẫn có điện từ 6,0m trở lên.
C. Ở những địa hình không bằng phẳng không để đầu cần của máy đóng cọc nghiêng về phía dây dẫn có điện vì có thể dẫn đến vi phạm khoảng cách an toàn, gây ra phóng điện.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 9:
Để đảm bảo an toàn nhiệm vụ của cán bộ an toàn các cấp có nhiệm vụ:
A. Kiểm tra, giám sát các biện pháp an toàn đã đề ra và ghi thông báo an toàn để nhắc nhở khi phát hiện những vi phạm có thể dẫn đến mất an toàn.
B. Trong trường hợp phát hiện vi phạm các biện pháp an toàn có thể dẫn đến tai nạn, sự cố thì được quyền lập biên bản và đình chỉ công việc để thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn, đồng thời phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về quyết định của mình.
C. Cả a, b đều sai.
D. Cả a, b đều đúng.
-
Câu 10:
Trách nhiệm của nhân viên đơn vị công tác trong Lệnh công tác:
A. Nếu thấy không đảm bảo an toàn thì vẫn phải tiếp tục làm việc để sớm hoàn thành công việc.
B. Nếu thấy các điều kiện đảm bảo an toàn khi làm việc chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với người chỉ huy trực tiếp để xem xét giải quyết.
C. Nếu thấy các điều kiện đảm bảo an toàn khi làm việc chưa đủ và đúng phải báo cáo ngay với người ra lệnh công tác để xem xét giải quyết.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 11:
Khi lắp đặt dây dẫn ở chỗ giao chéo với đường dây cao áp đang vận hành, phải thực hiện theo những quy định nào sau đây là đúng?
A. Chỉ được phép lắp đặt dây dẫn ở chỗ giao chéo với đường dây cao áp đang vận hành khi dây dẫn lắp đặt đi dưới dây dẫn của đường dây này
B. Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác phải có bậc 5 an toàn điện. Nhân viên đơn vị công tác phải là những công nhân đường dây chuyên nghiệp, có bậc 3 an toàn điện trở lên
C. Phải áp dụng mọi biện pháp ngăn ngừa khả năng vi phạm khoảng cách an toàn theo quy định với dây dẫn có điện. Dây dẫn định kéo phải được nối đất về hai phía của đường dây có điện
D. Cả a, b và c
-
Câu 12:
Trước khi kiểm tra không còn điện phải kiểm tra chế độ làm việc tin cậy của thiết bị thử như thế nào?
A. Phải kiểm tra thiết bị thử ở nơi có điện trước xem có làm việc tốt không và phải bảo quản tốt thiết bị thử điện khi di chuyển.
B. Bấm núm kiểm tra đèn, còi tại thiết bị thử xem có hoạt động không.
C. Phải kiểm tra thiết bị thử ở nơi có điện trước xem có làm việc tốt không.
D. Đảm bảo chế độ thử nghiệm định kỳ.
-
Câu 13:
Khi lên cột làm việc, cần phải:
A. Phải dùng dây, puly để chuyển vật liệu, dụng cụ lên xuống cột
B. Cho phép trèo về phía đặt tay xà
C. Đội mũ BHLĐ có cài quai
D. Thực hiện theo a và c
-
Câu 14:
Khi làm việc trên cao phải thực hiện:
A. Để dụng cụ làm việc vào chỗ chắc chắn hoặc làm móc treo vào cột, sao cho khi va đập mạnh không rơi xuống đất.
B. Khi đưa dụng cụ, vật liệu lên cao hoặc hạ xuống phải dùng dây trực tiếp hoặc qua puly để kéo lên, hạ xuống, người ở dưới phải giữ một đầu dây và đứng xa chân cột.
C. Chỉ được mang theo người những dụng cụ nhẹ như kìm, tuốc-nơ-vít, cờ-lê, mỏ-lết, búa con v.v, nhưng phải đựng trong bao chuyên dùng.
D. Cả a, b và c.
-
Câu 15:
Làm việc trên cao từ 3 m trở lên cần phải:
A. Bắt buộc phải đeo dây an toàn, dù thời gian làm việc rất ngắn
B. Dây đeo an toàn không được mắc vào những bộ phận di động mà phải mắc vào những vật cố định chắc chắn
C. Cấm nói chuyện đùa nghịch khi làm việc trên cao
D. Cả a, b và c
-
Câu 16:
Trong điều kiện bình thường, cho phép thực hiện những công việc nào sau đây:
A. Cắt cầu dao cách ly ở các nhánh rẽ mà đường dây đã cắt điện
B. Thay cầu chì vào lúc khí hậu ẩm, ướt sau khi đã cắt cầu dao cách ly cả phía điện áp thấp và cao
C. Cả a và b
D. Cả a, b và c đều sai
-
Câu 17:
Tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định: thời giờ làm việc trong điều kiện làm việc bình thường trong một ngày không quá bao nhiêu giờ?
A. 08 giờ
B. 12 giờ
C. 24 giờ
D. Không có câu nào đúng
-
Câu 18:
Một nạn nhân bị bỏng do nhiệt, điều mà bạn cần phải làm là:
A. Dùng kim sạch chọc các nốt phỏng lớn, sau đó dùng gạc sạch băng nhẹ lên vùng bị bỏng và chuyển nạn nhân về bệnh viện.
B. Ngâm ngay vùng bị bỏng vào nước mát, hoặc dùng khăn sạch bọc nước đá chườm lạnh lên vùng da bị bỏng khoảng 10-15 phút, nếu có biểu hiện phồng rộp dùng gạc sạch băng nhẹ lên, cho nạn nhân uống nhiều nước có pha ít muối và chuyển nạn nhân đến bệnh viện.
C. Theo kinh nghiệm dân gian: Bôi lên vùng da bị bỏng nước mắm hoặc kem đánh răng để giảm đau và chuyển nạn nhân về bệnh viện.
D. Cả 3 câu A, B, C đều đúng.
-
Câu 19:
Kiểm tra định kỳ đường dây, quy đinh nào sau đây đúng?
A. Phải xem như đường dây không có điện, kiểm tra tiến hành trên mặt đất, ban đêm phải có đèn soi, chú ý dây dẫn bị chùng võng và đứt, rơi.
B. Khi thấy dây dẫn đứt, rơi xuống đất hoặc còn lơ lửng phải có biện pháp để không cho mọi người tới gần dưới 10m, kể cả bản thân. Nếu là nơi có người qua lại thì phải cử người đứng gác và báo ngay cho trực ca Điều độ (hoặc trưởng ca vận hành lưới điện, nhà máy điện) biết. Nếu giao cho người khác đứng gác thì phải giải thích kỹ biện pháp an toàn cho người đứng gác biết.
C. Khi trèo lên cột phải kiểm tra sơ bộ tình trạng của móng cột và cột. Nếu trèo lên cột trên 3,0m thì phải thực hiện đúng các quy định về an toàn điện và làm việc trên cao. Trèo và làm việc ở phía đặt tay xà có sứ đỡ dây dẫn trên cột đơn.
D. Cả a, b và c
-
Câu 20:
Thao tác thiết bị điện trong trường hợp đặc biệt cho phép thực hiện những công việc nào sau đây:
A. Cắt dao cách ly khi trời mưa, giông ở những đường dây không có điện.
B. Thay dây chì của máy biến áp, máy biến điện áp vào lúc khí hậu ẩm ướt sau khi đã cắt dao cách ly cả hai phía cao áp và hạ áp của máy biến áp, máy biến điện áp.
C. Cả a và b
D. Cả a, b và c đều sai.
-
Câu 21:
Biện pháp an toàn khi làm công việc mắc dây, lắp đặt điện hạ áp, quy định nào sau đây đúng?
A. Cho phép dùng ngón tay để thử xem có điện hay không nhưng phải đứng trên vật cách điện.
B. Dùng bút thử điện để xác định không còn điện.
C. Cấm dùng ngón tay để thử xem có điện hay không mà phải dùng bút thử điện hạ áp hoặc bóng đèn để xác định không còn điện.
D. Cả a,b và c
-
Câu 22:
Dòng điện xoay chiều tần số f = (50÷60) Hz có trị số từ (50÷80) mA qua người, nạn nhân có biểu hiện:
A. Cơ quan hô hấp bị tê liệt, tim đập mạnh.
B. Tay khó rời vật mang điện.
C. Tay không thể rời vật mang điện và khó thở.
D. Hô hấp bị tê liệt, nếu kéo dài hơn 3 giây thì tim bị tê liệt và ngừng đập.
-
Câu 23:
Khi 2 chân người đứng trên cùng 1 đường đẳng áp trong vùng có phân bố điện áp, thì điện áp bước đặt vào người (Ub) bằng:
A. Utx
B. Up
C. 0
D. Ud
-
Câu 24:
Máy biến áp đang vận hành, cho phép thực hiện những công việc nào sau đây:
A. Tháo dây trung tính MBA để củng cố và sửa chữa tiếp đất
B. Lau chùi sứ cách điện 35 kV trở xuống bằng chổi cách điện và sào cách điện
C. Điều chỉnh nấc phân áp không tự động
D. Thực hiện theo a và b
-
Câu 25:
Khi sử dụng thang di động để làm việc trên cao thì phải thực hiện những nội dung nào dưới đây:
A. Đứng làm việc trên thang ít nhất phải cách ngọn thang 1 m và phải đứng bậc trên bậc dưới
B. Trong điều kiện bình thường thang phải dựng với mặt phẳng thẳng đứng một góc từ 150 đến 300
C. Không được đeo thắt lưng an toàn vào thang
D. Cả a, b và c