500 câu trắc nghiệm Kỹ thuật an toàn lao động
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm Kỹ thuật an toàn lao động dành cho các bạn sinh viên Đại học - Cao đẳng thuộc khối ngành kỹ thuật ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Nếu thấy có người bị điện giật bước đầu tiên chúng ta phải làm gì:
A. Chạy đi gọi người tới cứu chữa
B. Cấm dùng tay để kéo người bị giật ra khỏi nguồn điện
C. Ngắt nguồn điện hoặc tách người bị giật ra khỏi nguồn điện
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Các đồ gá vạn năng lớn như đầu chia độ, mỏ kẹp máy v.v… thường được đặt ở:
A. Đặt cố định ở nơi làm việc
B. Bảo quản trong tủ hay trên các giá riêng
C. Cả a và b đều đúng
D. Cả a và b đều sai
-
Câu 3:
Khi nhân được lệnh huy động tham gia chữa cháy chúng ta sẽ thực hiện như thế nào?
A. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, để cứu người
B. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy, sử dụng các dụng cụ tham gia chữa cháy
C. Nhanh chóng nhận lệnh, sử dụng các dụng cụ chữa cháy và thực hiện theo sự chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp
D. Nhanh chóng tiếp cận đám cháy và thực hiện theo chỉ dẫn của lực lượng chữa cháy cơ sở
-
Câu 4:
Điện áp tiếp xúc (điện áp chạm) của con người với điện trong khu vực ướt cho phép thường là:
A. Utxcp = 50V
B. Utxcp = 25V
C. Utxcp = 12V
D. Cả 3 câu a, b và c cùng đúng
-
Câu 5:
Các phương pháp xử lý hơi, khí độc hại trong khí thải công nghiệp thường dùng phương pháp nào sau đây:
A. Hấp thụ (nhờ chất lỏng), hấp phụ (nhờ chất rắn xốp)
B. Sinh hóa bằng vi sinh và pha loãng
C. Thiêu hủy nhờ nhiệt, ngưng tụ
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 6:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm:
A. Thực hiện huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn quy đinh, biện pháp an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động
B. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy định
C. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động…
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 7:
Các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động trong quá trình thiết kế thường là:
A. Không có các bộ phận an toàn, thiếu hệ thống tín hiệu
B. Không tính toán đầy đủ độ bền, độ cứng vững, khả năng chịu mài mòn, độ chịu ăn mòn bởi các hóa chất
C. Không tính đến các biện pháp chống rung động, chống tự tháo lỏng của các chi tiết
D. Tất cả các câu đều đúng
-
Câu 8:
Nguyên nhân gây ra cháy nổ trực tiếp do hiện tượng tĩnh điện là:
A. Do sự ma sát giữa các vật thể.
B. Do chập mạch điện.
C. Do sét đánh.
D. Cả a và b sai.
-
Câu 9:
Muốn thực hiện tốt công tác ATVSLĐ chúng ta phải:
A. Tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật ATVSLĐ gắn liền với việc nghiên cứu cải tiến trang bị, cải tiến kỹ thuật công nghệ sản xuất
B. Nghiên cứu những vấn đề về kỹ thuật an toàn, cải thiện điều kiện làm việc
C. Nghiên cứu đưa vào chương trình tiến bộ kỹ thuật, công nghệ để huy động đông đảo cán bộ và người lao động tham gia
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 10:
Khi có người bị điện giật muốn tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện ta có thể cắt được nguồn điện ta dùng các biện pháp nào sau đây:
A. Cắt các thiết bị đóng cắt gần nạn nhân nhất như công tắc, cầu dao, áp-tô-mát...
B. Có thể dùng dao, búa, rìu v.v… có cán cách điện để chặt đứt dây dẫn điện
C. Cả câu a và b cùng đúng
D. Cả câu a và b cùng sai
-
Câu 11:
Nội dung chủ yếu của vệ sinh lao động là:
A. Xác định khoảng cách an toàn về vệ sinh.
B. Xác định các yếu tố có hại về sức khỏe.
C. Biện pháp về sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
D. Cả a, b, c đều đúng.
-
Câu 12:
Để đảm bảo an tòan khi hàn hồ quang tay ta cần chú ý các kỹ thuật an toàn nào sau đây:
A. Kỹ thuật an toàn nhằm tránh những ánh sáng do hồ quang phát ra và những kim loại nóng chảy bắn ra
B. Kỹ thuật an toàn nhằm tránh bị điện giật
C. Kỹ thuật an toàn phòng nổ, phòng trúng độc
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 13:
Hãy nêu mục đích việc sử dụng cơ cấu phanh hãm nhằm đảm bảo an toàn và phòng tránh tai nạn lao động:
A. Nhằm cách ly vùng nguy hiểm và người lao động; ngăn ngừa người lao động rơi, tụt, ngã hoặc vật rơi, văng bắn vào người lao động
B. Nhằm chủ động điều khiển vận tốc chuyển động của phương tiện, bộ phận theo ý muốn của người lao động
C. Nhằm tự động loại trừ khả năng gây ra tai nạn lao động một khi người lao động vi phạm quy trình trong vận hành, thao tác
D. Nhằm chủ động ngừng chuyển động của phương tiện, bộ phận theo ý muốn của người lao động
-
Câu 14:
Chọn câu sai: Các tai nạn về điện có thể xảy ra là do:
A. Điện giật và đốt cháy do điện
B. Hỏa hoạn, cháy nổ do điện
C. Do sử dụng điện áp thấp
D. Tất cả các câu đều sai
-
Câu 15:
Khi công nhân hàn đang làm việc phải hết sức tránh bị điện giật. Do đó trong quy trình thao tác phải có các biện pháp sau đây:
A. Vỏ ngoài của máy hàn và cầu dao phải tiếp đất tốt
B. Tất cả những dây dẫn dùng để hàn phải được cách điện tốt
C. Tay cầm của kìm hàn, găng tay, quần áo làm việc và giầy phải khô ráo
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 16:
Định kỳ kiểm tra bình chữa cháy CO2 là mấy tháng 1 lần?
A. 3 tháng
B. 6 tháng
C. 9 tháng
D. 12 tháng
-
Câu 17:
Tất cả các loại bình chữa cháy đã mô tả được bảo quản ở nơi nào sau đây:
A. Ở nới mát, dễ thấy và đễ lấy
B. Để tránh xa nơi có axit và kiềm ăn mòn van và vở bình
C. Cả a và b đều đúng
D. Cả a và b đều sai
-
Câu 18:
Chọn câu sai: Các thao tác làm việc bao gồm:
A. Cách thức, trình tự làm việc
B. Nội quy, qui trình, quy phạm
C. Máy móc, thiết bị
D. Tất cả các câu đều đúng
-
Câu 19:
Các biện pháp quản lý phòng chống cháy, nổ:
A. Biện pháp kỹ thuật công nghệ.
B. Biện pháp tổ chức.
C. Cả a và b đúng.
D. Cả a và b sai.
-
Câu 20:
Nhà nước Việt Nam đã công nhận có bao nhiêu bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.
A. 32 loại
B. 21 loại
C. 28 loại
D. 19 loại
-
Câu 21:
Điểm mới của Luật An toàn, vệ sinh lao động so với Bộ luật lao động năm 2012, qui định đối tượng áp dụng:
A. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
B. Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động
C. Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 22:
Kính bảo vệ mắt không bị tác động do các tia năng lượng thường có tác dụng nào sau đây:
A. Lọc ánh sáng, làm giảm độ sáng chói
B. Bảo vệ mắt không bị bức xạ của tia tử ngoại
C. Bảo vệ mắt không bị nung nóng của tia hồng ngoại
D. Cả a, b và c đều đúng
-
Câu 23:
Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm:
A. Thực hiện huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn quy định, biện pháp an toàn vệ sinh lao động đối với người lao động.
B. Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo tiêu chuẩn chế độ quy định.
C. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả tình hình thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện lao động...
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 24:
Các yếu tố nào sau đây có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc:
A. Nhiệt độ cao
B. Độ ẩm không khí tăng
C. Khi lao động thể lực với cường độ quá sức
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 25:
Biện pháp cơ bản phòng ngừa tác hại của hóa chất thường là biện pháp nào sau đây:
A. Hạn chế hoặc thay thế hóa chất độc hại.
B. Che chắn hoặc cách ly nguồn phát sinh hóa chất nguy hiểm, Thông gió.
C. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động nhằm ngăn ngừa việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 26:
Tác hại của độ rung gây ảnh hưởng đến:
A. Hệ thống tim mạch
B. Gây rối loạn chức năng tuyến giáp trạng
C. Gây viêm khớp, vôi hóa các khớp...
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 27:
Thế nào là tai nạn lao động?
A. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động
B. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho người lao động có tỷ lệ thương tật từ 5 đến 10%
C. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho người lao động trong quá trình lao động sản xuất
D. Cả a, b, c đều sai
-
Câu 28:
Thời gian chịu được tối đa khi mức ồn 90 dB của người lao động là:
A. 6 giờ làm việc liên tục
B. 4 giờ làm việc liên tục
C. 8 giờ làm việc liên tục
D. 2 giờ làm việc liên tục
-
Câu 29:
Theo Thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10/01/2011, tiêu chuẩn để bầu An toàn vệ sinh viên là gì?.
A. Là Tổ trưởng SX, giỏi nghề gương mẫu về bảo hộ lao động và nhiệt tình
B. Là người lao động trực tiếp, am hiểu nghiệp vụ, nhiệt tình, gương mẫu về bảo hộ lao động, được mọi người trong tổ bầu ra
C. Được mọi người trong tổ bầu ra, có thể là tổ trưởng công đoàn, thợ bậc cao, nhiệt tình, gương mẫu về bảo hộ lao động
D. An toàn - vệ sinh viên phải là người lao động trực tiếp, am hiểu nghiệp vụ (chuyên môn và kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động), nhiệt tình và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn - vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra
-
Câu 30:
ATVSLĐ mang tính khoa học công nghệ bao gồm:
A. Quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn
B. Tiêu chuẩn vệ sinh lao động trong quá trình lao động sản xuất
C. Khoa học kỹ thuật về ATVSLĐ gắn liền với khoa học công nghệ sản xuất
D. Cả 3 câu a,b,c đều đúng