500 câu trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học cung cấp cho các bạn những kiến thức đại cương về văn hóa và các yếu tố văn hoá Việt Nam trong quá trình phát triển mấy nghìn năm lịch sử. Nhằm giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức phục vụ cho nhu cầu học tập và ôn thi, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bộ đề thi trắc nghiệm môn "Cơ sở văn hóa Việt Nam" dưới đây. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Hệ thống “Mương – Phai – Lái – Lịn” là hệ thống tưới tiêu nổi tiếng của văn hóa nông nghiệp thuộc vùng nào?
A. Vùng văn hóa Tây Bắc
B. Vùng văn hóa Bắc Bộ
C. Vùng văn hóa Việt Bắc
D. Vùng văn hóa Trung Bộ
-
Câu 2:
Muốn thực hiện chức năng giáo dục của văn hóa cần thông qua các chức năng nào?
A. Chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ, chức năng giải trí
B. Chức năng thẩm mĩ, chức năng dự báo
C. Chức năng nhận thức, chức năng dự báo
D. Chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ, chức năng dự báo, chức năng giải trí
-
Câu 3:
Chiến lược thích nghi với tự nhiên của con người được hiểu là:
A. Buộc tự nhiên không còn như cũ nữa
B. Những biện pháp kĩ thuật khác nhau để thích nghi, biến đổi tự nhiên, bắt tự nhiên phục vụ con người.
C. Biến đổi tự nhiên
D. Bắt tự nhiên phục vụ con người
-
Câu 4:
Hình thức canh tác phổ biến là loại ruộng chờ mưa; có kỹ thuật trị thủy như đắp đê chống lụt; có nhiều loại hình nông cụ như cuốc, xẻng, mai, thuổng, lưỡi cày bằng kim loại... là những đặc trưng trong văn hóa nông nghiệp của:
A. Cư dân văn hóa Đồng Nai
B. Cư dân văn hóa Hòa Bình
C. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh
D. Cư dân văn hóa Đông Sơn
-
Câu 5:
Tục thờ Tứ bất tử là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của người Việt, thờ bốn vị:
A. Vua Hùng, Thành Hoàng, Thổ Công, Thổ Địa
B. Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện
C. Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử , Liễu Hạnh
D. Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Địa
-
Câu 6:
Chức năng nào của văn hóa giúp xã hội định hướng các chuẩn mực và làm động lực cho sự phát triển?
A. Chức năng tổ chức xã hội
B. Chức năng điều chỉnh xã hội
C. Chức năng giao tiếp
D. Chức năng giáo dục.
-
Câu 7:
Đôi đũa được sử dụng trong bữa ăn của người Việt Nam thể hiện:
A. Tính tổng hợp
B. Tính biện chứng
C. Tính linh hoạt
D. Cả ba phương án trên
-
Câu 8:
Biểu tượng cho dương là hình gì?
A. Hình vuông
B. Hình chữ nhật
C. Hình elip
D. Hình tròn
-
Câu 9:
Đặc điểm nổi bật nhất của giai đoạn văn hóa Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc là:
A. Ý thức đối kháng bất khuất trước sự xâm lăng của phong kiến phương Bắc
B. Tiếp biến văn hóa Hán để làm giàu cho văn hóa dân tộc
C. Giao lưu tự nhiên với văn hóa Ấn Độ
D. Giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc
-
Câu 10:
Câu tục ngữ “Lấy chồng khó giữa làng hơn lấy chồng sang thiên hạ” phản ánh:
A. Tâm lý coi trọng bà con hàng xóm láng giềng
B. Tâm lý coi trọng sự ổn định làng xã, khinh rẻ dân ngụ cư.
C. Tâm lý trọng tình trọng nghĩa
D. Tâm lý coi khinh tiền tài vật chất
-
Câu 11:
Trong mảng tín ngưỡng sùng bái giới tự nhiên của người Việt, loài thực vật nào được tôn sùng và được thờ cúng nhiều nhất ?
A. Cây Lúa
B. Cây Đa
C. Cây Dâu
D. Quả Bầu
-
Câu 12:
Lễ hội cổ truyền thường diễn ra vào những mùa nào trong năm ?
A. Mùa xuân và mùa hạ
B. Mùa xuân và mùa thu
C. Mùa xuân và mùa đông
D. Tất cả các mùa
-
Câu 13:
Trong Chu Dịch, quẻ Bi có từ "văn" và "hóa" và được hiểu là:
A. Xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ (Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ).
B. Bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán
C. Trồng trọt và nuôi dưỡng tinh thần
D. Gồm tín ngưỡng và phong tục
-
Câu 14:
Chợ tình là sinh hoạt văn hóa đặc thù của vùng văn hóa nào?
A. Văn hóa Tây Bắc
B. Văn hóa Việt Bắc
C. Văn hóa Nam Bộ
D. Văn hóa Tây Nguyên.
-
Câu 15:
Nói về lễ hội, nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Lễ hội được phân bố theo thời gian trong năm, xen vào các khoảng trống trong thời vụ.
B. Lễ hội là một sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của cộng đồng.
C. Các trò chơi ở lễ hội phản ánh những ước vọng thiêng liêng của con người.
D. Lễ hội bao gồm cả phần lễ (nghi lễ, lễ thức cúng tế…) và phần hội (các trò diễn, trò chơi dân gian…).
-
Câu 16:
Cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống theo mô hình nhà-làng-nước được hình thành vào giai đoạn nào?
A. Văn hóa tiền sử
B. Văn hóa Văn Lang-Âu Lạc
C. Văn hóa thời Bắc thuộc
D. Văn hóa Đại Việt
-
Câu 17:
Vị thần quan trọng nhất trong các làng quê Việt Nam, có vai trò cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho dân làng là:
A. Thành Hoàng
B. Thổ Công
C. Thổ Địa
D. Thần Tài
-
Câu 18:
Phổ (cơ cấu) xã hội Việt Nam truyền thống là:
A. Cá nhân - gia đình - làng xóm - đất nước
B. Cá nhân - họ hàng - làng xóm
C. Cá nhân - gia đình - họ hàng - xóm làng - vùng miền - đất nước
D. Cá nhân - họ hàng - làng xóm - đất nước
-
Câu 19:
Dân cư chủ yếu của Việt Bắc là:
A. Dao - H' Mông - Lô Lô - Sán Cháy
B. Kinh
C. Thái - H' Mông
D. Tày - Nùng
-
Câu 20:
Lễ Hạ điền là lễ hội nông nghiệp thường được tổ chức vào thời điểm:
A. Gặt lúa mới
B. Đầu mùa cấy lúa
C. Giữa mùa lúa
D. Hết mùa cấy
-
Câu 21:
Cách xác định các yếu tố cấu thành chỉnh thể văn hóa dựa trên nguyên tắc:
A. Xác định loại hình văn hóa
B. Xác định cấu trúc văn hóa
C. Xác định đặc trưng văn hóa
D. Xác định chức năng văn hóa.
-
Câu 22:
Dân gian có câu : “Trống làng nào làng ấy đánh, Thánh làng nào làng ấy thờ”. Vị thánh trong câu ca dao trên là vị nào ?
A. Thành Hoàng
B. Thổ Công
C. Thổ Địa
D. Thần Tài
-
Câu 23:
Thời kỳ 179TCN- 938 ứng với giai đoạn nào trong tiến trình lịch sử của văn hóa Việt Nam?
A. Giai đọan văn hoá tiền sử
B. Giai đoạn văn hóa Văn Lang- Âu Lạc
C. Giai đoạn văn hóa thời kỳ Bắc thuộc
D. Giai đoạn văn hóa Đại Việt
-
Câu 24:
Xét về phương diện giá trị, văn hóa khắc với văn mình, văn hiến, văn vật ở chỗ:
A. Văn hoá thiên về giá trị vật chất
B. Văn hoá bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần
C. Văn hoá thiên về giá trị tinh thần
D. Văn hoá thiên về khía cạnh vật chất, kĩ thuật
-
Câu 25:
Ở 2 đầu chùa Cầu - Hội An có tượng 2 con thú nào?
A. Trâu và khỉ
B. Gà và Trâu
C. Chó và gà
D. Chó và khỉ
-
Câu 26:
Căn cứ vào mục đích tạ ơn, cầu xin thần linh bảo trợ cho cuộc sống của mình và dựa vào cấu trúc của hệ thống văn hóa, có thể phân biệt ba loại lễ hội:
A. Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường TN, Lễ hội liên quan đến MTXH, Lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng
B. Lễ hội xuống đồng, lễ hội cơm mới, lễ Tết
C. Lễ hội ở miền núi, lễ hội đồng bằng, lễ hội vùng ven biển
D. Lễ hội cầu cạn, lễ hội cầu mưa, lễ hội phồn thực
-
Câu 27:
Trong thời Tự chủ, nền văn hóa nước ta có mấy lần phục hưng?
A. 3 lần
B. 4 lần
C. 2 lần
D. 5 lần
-
Câu 28:
Nho giáo trở thành quốc giáo thời kì nào?
A. Nhà Lê
B. Nhà Trần
C. Nhà Lý
D. Nhà Nguyễn
-
Câu 29:
Thể loại nào "có sức sống mạnh mẽ nhất, và là món ăn tinh thần không thể thiếu với tất cả mọi người trong kháng chiến chống Mỹ"?
A. Hội họa
B. Ca nhạc
C. Múa
D. Kịch
-
Câu 30:
Xét về chức năng, đô thị truyền thống của Việt Nam có đặc điểm nào nổi bật?
A. Do nhà nước sản sinh ra
B. Do nhà nước quản lý và khai thác
C. Chủ yếu thực hiện chức năng hành chính
D. Hình thành một cách tự phát