500 câu trắc nghiệm Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam là môn học cung cấp cho các bạn những kiến thức đại cương về văn hóa và các yếu tố văn hoá Việt Nam trong quá trình phát triển mấy nghìn năm lịch sử. Nhằm giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức phục vụ cho nhu cầu học tập và ôn thi, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bộ đề thi trắc nghiệm môn "Cơ sở văn hóa Việt Nam" dưới đây. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Bàn về đặc điểm của tổ chức đô thị Việt Nam truyền thống, nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Đô thị do nhà nước sinh ra, chủ yếu thực hiện chức năng hành chánh.
B. Đô thị chịu ảnh hưởng của nông thôn và mang đặc tính nông thôn khá đậm nét.
C. Đô thị hình thành một cách tự phát.
D. Đô thị luôn có nguy cơ bị nông thôn hóa.
-
Câu 2:
Cơ cấu tổ chức xã hội truyền thống theo mô hình nhà-làng- nước được hình thành vào giai đoạn nào?
A. Văn hóa tiền sử
B. Văn hóa Văn Lang-Âu Lạc
C. Văn hóa thời Bắc thuộc
D. Văn hóa Đại Việt
-
Câu 3:
Bộ luật Hồng Đức đánh dấu một bước phát triển quan trọng của lịch sử pháp quyền Việt Nam. Bộ luật này được ban hành vào thời kỳ nào?
A. Thời nhà Lý
B. Thời nhà Trần
C. Thời nhà Hậu Lê
D. Thời nhà Nguyễn
-
Câu 4:
Dưới thời các vua Hùng, kinh đô của nhà nước Văn Lang được đặt ở đâu?
A. Cổ Loa
B. Phong Châu
C. Mê Linh
D. Vạn An
-
Câu 5:
Thốn là đơn vị đo dùng trong y học phương Đông, được tính bằng:
A. Đốt giữa ngón tay út của người bệnh
B. Đốt gốc ngón tay út của người bệnh
C. Đốt giữa ngón tay giữa của người bệnh
D. Đốt gốc ngón tay giữa của người bệnh
-
Câu 6:
Định nghĩa về con người: "Trong tính hiện thực của nó, con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội." là của:
A. C.Mác
B. Lão Tử
C. Phật giáo
D. B.Franhklin
-
Câu 7:
Theo giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng chủ biên), cấu trúc của văn hóa bao gồm các thành tố là:
A. Văn hóa sản xuất, văn hóa sinh hoạt, văn hóa vũ trang.
B. Văn hóa sinh hoạt. văn hóa vũ trang, văn hóa nhận thức.
C. Văn hóa sản xuất, văn hóa vũ trang, văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.
D. Văn hóa sản xuất, văn hóa sinh hoạt, văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên.
-
Câu 8:
Trong văn hóa sản xuất của người Việt, đơn vị sản xuất cơ bản là:
A. Cá nhân
B. Làng
C. Xã hội
D. Gia đình nhỏ
-
Câu 9:
Lương thực hàng ngày của người Việt cổ là gì?
A. Ăn gạo tẻ
B. Ăn gạo nếp và gạo tẻ nhưng ưu thế thuộc về gạo nếp
C. Ăn gạo nếp
D. Ăn gạo nếp và gạo tẻ nhưng ưu thế thuộc về gạo tẻ
-
Câu 10:
Đặc trưng nổi bật trong nghệ thuật chiến đấu của người Việt cổ là gì?
A. Thạo thủy chiến
B. Dùng dân binh hỗ trợ quân binh
C. Thạo thủy chiến, dùng dân binh hỗ trợ quân binh
D. Thạo thủy chiến, dùng quân binh hỗ trợ dân binh
-
Câu 11:
Văn hóa mặc của người Việt cổ là:
A. Người Việt cổ mặc váy, áo ngắn. Tóc thường cắt ngắn, tết tóc hoặc búi tóc củ hành. Có tục xăm mình.
B. Người Việt cổ có tục xăm mình, để tóc dài.
C. Đàn ông cởi trần, đóng khố. Đàn bà mặc váy, áo ngắn. Tóc thường cắt ngắn, tết tóchoặc búi tóc củ hành. Có tục xăm mình.
-
Câu 12:
Các cư dân trong một cộng đồng làng xã Việt xưa phải tuân theo một hệ thống các quy định mà cộng đồng đó đề ra. Hệ thống quy định này có tên là gì?
A. Hương ước
B. Phép tắc
C. Quy tắc
D. Pháp luật
-
Câu 13:
Văn hóa đi lại của người Việt cổ là:
A. Chủ yếu là đường bộ, vận chuyển bằng voi và trâu
B. Chủ yếu là đường bộ
C. Là đường bộ và đường thuỷ
D. Chủ yếu là đường thuỷ với phương tiện là thuyền
-
Câu 14:
Có mấy loại quy ước trong bản hương ước?
A. Có 3 loại quy ước chủ yếu
B. Có 4 loại quy ước chủ yếu
C. Có 2 loại quy ước chủ yếu
D. Có 5 loại quy ước chủ yếu
-
Câu 15:
Ngành sản xuất chính của người Việt cổ là:
A. Trồng các loại hoa màu
B. Nghề thủ công truyền thống như: đúc đồng, nung gốm, đục đá, khắc gỗ, sơn chạm, đan lát...
C. Nông nghiệp - trồng lúa nước
D. Chăn nuôi gia súc, gia cầm
-
Câu 16:
Hằng số văn hóa Việt Nam cổ truyền về mặt chủ thể là:
A. Người nông dân Việt Nam với tất cả những tính chất tích cực và hạn chế của nó.
B. Trọng tình, trọng văn, trọng đức, trọng phụ nữ.
C. Duy tình, duy nghĩa, duy cảm
D. Người nông dân Việt Nam với tất cả những tính chất tích cực và hạn chế của nó. Nhưng vượt lên tất cả là đặc điểm duy tình, duy nghĩa, duy cảm của người Việt Nam trong mối quan hệ giữa người với người, người với tự nhiên... và nhất là thái độ trách nhiệm với thế hệ mai sau thể hiện qua khái niệm phúc đức.
-
Câu 17:
Trong Chu Dịch, quẻ Bi có từ "văn" và "hóa" và được hiểu là:
A. Xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ (Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ).
B. Bao gồm hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, những khả năng và tập quán
C. Trồng trọt và nuôi dưỡng tinh thần
D. Gồm tín ngưỡng và phong tục
-
Câu 18:
Muốn thực hiện chức năng giáo dục của văn hóa cần thông qua các chức năng nào?
A. Chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ, chức năng giải trí
B. Chức năng thẩm mĩ, chức năng dự báo
C. Chức năng nhận thức, chức năng dự báo
D. Chức năng nhận thức, chức năng thẩm mĩ, chức năng dự báo, chức năng giải trí
-
Câu 19:
Thế nào là văn minh?
A. Văn minh là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội, bao gồm nghệ thuật văn chương lối sống, những quyền cơ bản của con người, hệ thống các giá trị, tập tục và tín ngưỡng.
B. Văn minh là trình độ phát triển nhất định của văn hoá về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn, một thời đại, hoặc cả nhân loại.
C. Văn minh là những giá trị tinh thần, do những người có tài đức chuyển tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt.
D. Văn minh là những giá trị vật chất, gắn với những truyền thống, những thành quả văn hoá với những thế hệ nhân tài tiêu biểu cho một vùng miền.
-
Câu 20:
Xét về phương diện giá trị, văn hóa khắc với văn mình, văn hiến, văn vật ở chỗ:
A. Văn hoá thiên về giá trị vật chất
B. Văn hoá bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần
C. Văn hoá thiên về giá trị tinh thần
D. Văn hoá thiên về khía cạnh vật chất, kĩ thuật
-
Câu 21:
Từ đời Lý (1010) người Việt đã tự hào nước mình là một nước ...
A. Nước phát triển nhất
B. Văn hiến Quốc tế
C. Nước có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại
D. Văn hiến chi bang
-
Câu 22:
Trong từ văn hiến, thì hiến có nghĩa là:
A. Mới mẻ - Hiện đại
B. Sách vở
C. Hiền tài
D. Văn hóa
-
Câu 23:
Định nghĩa về văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
A. "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo... và những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá."
B. "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình."
C. "Văn hoá bao gồm nghệ thuật văn chương lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng..."
D. "Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội."
-
Câu 24:
Theo giáo trình Văn hóa xã hội chủ nghĩa của khoa Văn hóa xã hội chủ nghĩa, chức năng bao trùm của văn hóa là chức năng nào?
A. Chức năng thẩm mỹ
B. Chức năng giáo dục
C. Chức năng dự báo
D. Chức năng nhận thức
-
Câu 25:
Chức năng bồi dưỡng con người, hướng lý tưởng, đạo đức và hành vi của con người vào điều hay lẽ phải, theo những khuôn mẫu, chuẩn mực mà xã hội quy định là nội dung của:
A. Chức năng giao tiếp
B. Chức năng giáo dục
C. Chức năng điều chỉnh xã hội
D. Chức năng tổ chức xã hội
-
Câu 26:
Hình ảnh "vỏ Tàu lõi Việt" là đặc thù của đơn vị xã hội cổ truyền nào của người Việt?
A. Làng
B. Đô thị
C. Gia đình
D. Quốc gia
-
Câu 27:
Cơ cấu gia đình nào dưới đây được gọi là gia đình hạt nhân?
A. Gia đình có từ ba thế hệ trở lên
B. Bố mẹ và gia đình con trai trưởng
C. Bố mẹ và con cái chưa trưởng thành
D. Bố hoặc mẹ và con cái
-
Câu 28:
Phổ (cơ cấu) xã hội Việt Nam truyền thống là:
A. Cá nhân - gia đình - làng xóm - đất nước
B. Cá nhân - họ hàng - làng xóm
C. Cá nhân - gia đình - họ hàng - xóm làng - vùng miền - đất nước
D. Cá nhân - họ hàng - làng xóm - đất nước
-
Câu 29:
Những nguyên lí cơ bản tập hợp con người thành xã hội, khiến con người trở thành sinh vật xã hội là:
A. Cùng chỗ
B. Cùng cội nguồn
C. Cùng lợi ích
D. Tất cả các phương án.
-
Câu 30:
Sinh hoạt cộng đồng nào dưới đây phản ánh "tính sông nước" trong văn hóa Việt Nam?
A. Đua thuyền, bơi chải
B. Đấu vật
C. Kéo co, đánh đu
D. Tất cả các phương án.