460 câu trắc nghiệm Tâm lý học
Chia sẻ hơn 460 câu trắc nghiêm tâm lý học (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên đang có nhu cầu tìm kiếm tài liệu môn Tâm lý học để ôn tập cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Bộ câu hỏi hệ thống các kiến thức, quy luật trong chuyên ngành tâm lý. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Khi dùng phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm thì:
A. Môi trường thực nghiệm gần giống với môi trường sinh hoạt
B. Đối tượng có cùng trình độ nhất định với nhau
C. Phải thông báo trước cho người tham gia nghiên cứu
D. Chuẩn bị sẵn bộ câu hỏi minh họa
-
Câu 2:
Qua thực tế tại các doanh nghiệp, sinh viên thấy cần phải tích cực học tập và tu dưỡng nhiều hơn ở trường đại học. Chức năng giao tiếp được thể hiện trong trường hợp trên là:
A. Nhận thức.
B. Xúc cảm.
C. Điều khiển hành vi.
D. Phối hợp hoạt động.
-
Câu 3:
Ở vận động viên leo núi hay thám hiểm thường có tâm lý vừa lo âu vừa tự hào. Đó là sự thể hiện của quy luật:
A. “Tương phản”
B. “Pha trộn”
C. “Thích ứng”
D. “Di chuyển”
-
Câu 4:
Đặc điểm đặc trưng cho mức độ nhận thức cảm tính là:
1.Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp.
2.Phản ánh cái đã qua, đã có trong kinh nghiệm của cá nhân.
3.Phản ánh những thuộc tính bên ngoài, trực quan của sự vật hiện tượng.
4.Phản ánh khái quát các sự vật hiện tượng cùng loại.
5.Phản ánh từng sự vật, hiện tượng cụ thể.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3.
B. 1, 3, 5.
C. 2, 3, 5.
D. 1, 3, 4.
-
Câu 5:
Hiện tượng tổng giác thể hiện ở nội dung nào?
A. Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lí của cá thể.
B. Sự phụ thuộc của tri giác vào đặc điểm đối tượng tri giác.
C. Sự ổn định của hình ảnh tri giác.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 6:
Thái độ của thầy thuốc đối với bệnh nhân nội khoa, TRỪ MỘT:
A. Kiên nhẫn
B. Nhiệt tình
C. Chu đáo
D. Thờ ơ
-
Câu 7:
Khi quan sát, thu thập những dữ kiện tâm lý cần dựa vào?
A. Đo lường các đáp ứng
B. Những điều kiện quan sát
C. Hình thái đáp ứng đặc thù.
D. Mối liên hệ giữa các kích thích và đáp ứng.
-
Câu 8:
Yếu tố giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành, phát triển nhân cách là:
A. Giáo dục
B. Hoạt động cá nhân
C. Tác động của môi trường sống
D. Sự gương mẫu của người lớn
-
Câu 9:
Hiện tượng tâm lý nào dưới đây là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách?
A. Nhu cầu
B. Hứng thú
C. Lý tưởng
D. Niềm tin
-
Câu 10:
Quy luật ngưỡng cảm giác được người giáo viên vận dụng trong những trường hợp:
1. Lời nói của giáo viên rõ ràng, đủ nghe.
2. Sử dụng luật tương phản trong dạy học.
3. Sử dụng đồ dùng trực quan có kích thước đủ rõ.
4. Thay đổi hình thức và phương pháp dạy học một cách hợp lí.
5. Hướng dẫn học sinh cách bảo vệ và giữ gìn các giác quan tốt.
Phương án đúng là:
A. 1, 3, 4
B. 1, 3, 5
C. 2, 3, 5
D. 2, 3, 4
-
Câu 11:
Tư duy trừu tượng là tư duy phát triển cao hơn và chỉ có ở người bao gồm:
A. Tư duy ngôn ngữ - logic
B. Tư duy trực quan - hành động
C. Tư duy trực quan - hình ảnh
D. Tư duy hình tượng - Tư duy ngôn ngữ - logic
-
Câu 12:
Có mấy nhóm nguyên nhân gây stress:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 13:
Chọn đáp án đúng. Các yếu tố gây stress từ bên ngoài, trừ một:
A. Rắc rối
B. Sự kiện lớn
C. Lối sống và cá tính
D. Xã hội và nơi làm việc
-
Câu 14:
Thái độ của thầy thuốc đối với bệnh nhân ở nội khoa, TRỪ MỘT:
A. Tỉ mỉ
B. Khéo léo
C. Cáu gắt
D. Vui vẻ
-
Câu 15:
Khi đến bến xe buýt không phải “giờ cao điểm” mà thấy quá đông người đợi, ta nghĩ ngay rằng xe đã bỏ chuyến.
Đặc điểm nào dưới đây của tư duy được mô tả trong trường hợp trên?
A. Tính có vấn đề.
B. Tính gián tiếp.
C. Tính trừu tượng.
D. Tính khái quát.
-
Câu 16:
Tâm lí người là:
A. Do một lực lượng siêu nhiên nào đó sinh ra.
B. Do não sản sinh ra, tương tự như gan tiết ra mật.
C. Sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người, thông qua lăng kính chủ quan.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 17:
Để đạt kết quả cao trong học tập, Hà đã tích cực tìm tòi, học hỏi và đổi mới các phương pháp học tập cho phù hợp với từng môn học. Chức năng của tâm lí thể hiện trong trường hợp này là:
1. Điều chỉnh hoạt động của cá nhân.
2. Định hướng hoạt động.
3. Điều khiển hoạt động.
4. Thúc đẩy hoạt động.
5. Kiểm soát hoạt động.
Phương án đúng là:
A. 1,2,4
B. 1,2,3
C. 2,4,5
D. 1,3,5
-
Câu 18:
Trường hợp nào đã dùng từ "cảm giác" đúng với khái niệm cảm giác trong tâm lí học?
A. Cảm giác day dứt cứ theo đuổi cô mãi khi cô để Lan ở lại một mình trong lúc tinh thần suy sụp.
B. Cảm giác lạnh buốt khi ta chạm lưỡi vào que kem.
C. Tôi có cảm giác việc ấy xảy ra đã lâu lắm rồi.
D. Khi "người ấy" xuất hiện, cảm giác vừa giận vừa thương lại trào lên trong lòng tôi.
-
Câu 19:
Luận điểm nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò quyết định trực tiếp của hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và phát triển nhân cách?
A. Thông qua hoạt động, con người tiếp thu nền văn hoá xã hội và biến chúng thành năng lực của riêng mình, đồng thời cũng thông qua hoạt động con người bộc lộ ra ngoài những năng lực đó.
B. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, tính cộng đồng và được thực hiện bằng những công cụ do con người sáng tạo ra.
C. Hoạt động của con người thường được diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú, sinh động và biến đổi vai trò của mình trong mỗi thời kì phát triển nhân cách cá nhân.
D. Sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo của một giai đoạn phát triển.
-
Câu 20:
Chú ý được coi là điều kiện của hoạt động có ý thức vì:
1. Chú ý giúp con người định hướng hoạt động.
2. Đảm bảo điều kiện thần kinh – tâm lí cần thiết cho hoạt động.
3. Chú ý giúp con người thực hiện có kết quả hoạt động của mình.
4. Thu hút con người vào hoạt động có mục đích.
5. Không thể có hoạt động nếu thiếu sự chú ý.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3.
B. 2, 3, 4.
C. 1, 2, 4.
D. 1, 3, 5.
-
Câu 21:
Xét về phản xạ ở cấp độ não bộ, cấu tạo của phản xạ gồm bao nhiêu khâu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 22:
Để định hướng, điều khiển, điều chỉnh việc hình thành các phẩm chất tâm lí cá nhân, điều quan trọng nhất là:
A. Tổ chức cho cá nhân tham gia các loại hình hoạt động và giao tiếp trong môi trường tự nhiên và xã hội phù hợp.
B. Tạo ra môi trường sống lành mạnh, phong phú cho mỗi cá nhân, nhờ vậy cá nhân có điều kiện hình thành và phát triển tâm lí.
C. Tổ chức hình thành ở cá nhân các phẩm chất tâm lí mong muốn.
D. Cá nhân độc lập tiếp nhận các tác động của môi trường để hình thành những phẩm chất tâm lí của bản thân.
-
Câu 23:
Về phương diện loài, ý thức con người được hình thành nhờ:
A. Lao động, ngôn ngữ.
B. Tiếp thu nền văn hoá xã hội.
C. Tự nhận thức, tự đánh giá, tự giáo dục.
D. Cả A, B, C.
-
Câu 24:
Hiện tượng rụt tay lại khi bị kim châm vào tay là:
A. Phản xạ có điều kiện
B. Phản xạ không điều kiện
C. Vừa là phản xạ có điều kiện vừa là phản xạ không có điều kiện
D. Bình thường
-
Câu 25:
Cảm giác bên trong là:
A. Thị giác, thính giác
B. Thăng bằng
C. Cảm giác vận động, cảm giác về cơ thể, cảm giác thăng bằng
D. Khứu giác, vị giác, xúc giác
-
Câu 26:
Trong cuộc sống, cá nhân cần kiểm soát chặt chẽ thái độ xúc cảm của mình, làm cho nó mang tính có chọn lọc tích cực, tránh “vơ đũa cả nắm”, “giận cá chém thớt, cũng tránh tình cảm “tràn lan”, “không biên giới”. Đó là sự vận dụng quy luật:
A. “Tương phản”
B. “Pha trộn”
C. “Di chuyển”
D. “Thích ứng”
-
Câu 27:
Giai đoạn 16 – 30 năm gọi là:
A. Tuổi trung niên
B. Tuổi thanh niên
C. Tuổi thiếu niên
D. Tuổi thiếu nhi
-
Câu 28:
Trạng thái tâm lý là gì?
A. Là cảm giác con người tác động bởi hoàn cảnh
B. Là cảm xúc của con người trước hiện tượng khách quan
C. Là đặc điểm của hoạt động tâm lý của con người trong một thời gian nhất định
D. Là những đặc điểm của hoạt động tâm lý của con người diễn ra trong khoảng thời gian ngắn được gây nên bởi hoàn cảnh bên ngoài
-
Câu 29:
Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của hành động ý chí?
A. Có sự lựa chọn phương tiện, biện pháp hành động.
B. Tự động hóa;
C. Có sự khắc phục khó khăn;
D. Có mục đích;
-
Câu 30:
Những trường hợp nào dưới đây là ghi nhớ có ý nghĩa?
1. Người học dùng ngôn ngữ của mình để diễn đạt lại nội dung tài liệu cần ghi nhớ.
2. Người học sử dụng một số thủ thuật để ghi nhớ.
3. Người học xây dựng đề cương của tài liệu cần nhớ.
4. Người học hệ thống hoá kiến thức, nhờ vậy mà nhớ bài được dễ dàng.
5. Người học đọc đi, đọc lại tài liệu nhiều lần để nhớ.
Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3
B. 1, 2, 4
C. 1, 3, 5
D. 1, 2, 5