350+ Câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ chế tạo máy
Chia sẻ hơn 350+ câu trắc nghiệm Công nghệ chế tạo máy có đáp án dành cho các bạn sinh viên Đại học, Cao đẳng có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Chọn máy cho từng nguyên công thường theo nguyên tắc:
A. Kích thước, phạm vi của máy phù hợp với chi tiết gia công.
B. Chọn máy phù hợp với dạng sản xuất.
C. Máy được chọn phải có độ chính xác cao.
D. Công suất của máy phải đảm bảo.
-
Câu 2:
Phương pháp tính toán phân tích có đặc điểm:
A. Không xét đến các thành phần Rz, T,
B. Thường áp dụng cho dạng sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ.
C. Thường được áp dụng khi gia công các chi tiết có độ chính xác trung bình.
D. Xác định lượng dư chính xác và tiết kiệm vật liệu hơn so với phương pháp thống kê thực nghiệm.
-
Câu 3:
Khi gia công các mặt phẳng tương đối vuông hoặc tròn có kích thước lớn (trên 800mm ) nên gia công trên máy nào sau đây:
A. Máy tiện vạn năng
B. Máy tiện đứng
C. Máy phay đứng
D. Máy chuốt
-
Câu 4:
Độ côn, độ ôvan, độ đa cạnh, độ tang trống được gọi là:
A. Độ chính xác về kích thước.
B. Độ chính xác về hình dáng hình học.
C. Độ chính xác về vị trí tương quan.
D. Độ chính xác kinh tế.
-
Câu 5:
Để gia công chi tiết ở hình vẽ nếu giá công trên máy tiện và máy phay vạn năng phải thực hiện ít nhất là mấy nguyên công.
A. 1 nguyên công
B. 2 nguyên công
C. 3 nguyên công
D. 4 nguyên công.
-
Câu 6:
Trong các loại mối ghép sau đây, mối ghép nào không phải là mối ghép di động:
A. Piston – xylanh.
B. Ổ lăn
C. Ổ trượt.
D. Chêm
-
Câu 7:
Chọn câu đúng: để nâng cao tính công nghệ trong kết cấu khi gia công của chi tiết như hình bên, người ta đã thay đổi kết cấu như thế nào?
A. Sửa kết cấu sao cho đơn giản hoá mặt định hình.
B. Sửa kết cấu sao cho tránh va đập khi gia công.
C. Sửa kết cấu sao cho đủ độ cứng vững.
D. Sửa kết cấu sao cho gia công được nhiều chi tiết cùng lúc.
-
Câu 8:
Khi gia công chi tiết dạng bạc cần lưu ý đến điều kiện kỹ thuật?
A. Độ đồng tâm của mặt ngoài và mặt lỗ.
B. Độ vuông góc giữa đường tâm lỗ và mặt đầu của lỗ.
C. Cả a và b đều sai.
D. Cả a và b đều đúng
-
Câu 9:
Độ chính xác về kích thước được thể hiện qua:
A. Kích thước thẳng.
B. Dung sai kích thước đó.
C. Kích thước góc.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 10:
Khi thiết kế quy trình công nghệ, ở bước chọn phôi, ta phải căn cứ vào các yếu tố nào?
A. Vật liệu và cơ tính của vật liệu chi tiết gia công.
B. Sản lượng hàng năm hoặc dạng sản xuất.
C. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 11:
Độ cứng vững của 2 mũi tâm khi tiện gây ra sai số:
A. Hình dáng.
B. Kích thước.
C. Cả a và b đều đúng.
D. Cả a và b đều sai.
-
Câu 12:
Phương pháp khoan có thể gia công được các lỗ có kích thước:
A. >80 mm
B. <80 mmm
C. >90 mm
D. < 90 mm
-
Câu 13:
Chọn câu sai: lượng dư tổng cộng là:
A. Lớp kim loại cần hớt bỏ của tất cả các bước để gia công bề mặt đó.
B. Lớp kim loại cần hớt bỏ của tất cả các nguyên công (bước) để gia công bề mặt đó.
C. Được xác định bằng hiệu số kích thước phôi và kích thước của chi tiết gia công.
D. Cả b và c đúng.
-
Câu 14:
Độ chính xác của mài khôn có thể đạt:
A. Cấp 6 ÷ 5
B. Cấp 7 ÷ 6
C. Cấp 8÷7
D. Cấp 9÷8
-
Câu 15:
Chuẩn mà ta dùng để kiểm tra kích thước bề mặt gia công là:
A. Chuẩn định vị
B. Chuẩn đo lường
C. Chuẩn lắp ráp
D. Chuẩn điều chỉnh.
-
Câu 16:
Biện pháp giảm thời gian gia công cơ bản:
A. Cắt với nhiều dao đồng thời để giảm hành trình chạy dao.
B. Giảm thời gian gá đặt chi tiết gia công bằng cách dùng đồ gá kẹp nhanh.
C. Giảm thời gian thay đổi và điều chỉnh dao.
D. Bố trí chỗ làm việc khoa học.
-
Câu 17:
Khối V dài có thể khống chế bao nhiêu bậc tự do:
A. 2 bậc tự do
B. 4 bậc tự do
C. 5 bậc tự do
D. 6 bậc tự do
-
Câu 18:
Ý nghĩa của việc thiết kế quy trình công nghệ là:
A. Lập chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
B. Hướng dẫn công nghệ.
C. Lập kế hoạch sản xuất và điều hành sản xuất.
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 19:
Chọn câu sai: độ nhám bề mặt càng cao thì:
A. Làm giảm tính chống mòn của chi tiết máy.
B. Làm giảm độ bền mỏi của chi tiết máy.
C. Làm giảm quá trình ăn mòn hoá học trên bề mặt chi tiết máy.
D. Làm giảm độ chính xác các mối lắp ghép.
-
Câu 20:
Khi xác định lượng dư gia công, để đạt hiệu quả kinh tế - kỹ thuật ta nên xác định:
A. Lượng dư rất nhỏ để giảm thời gian gia công cơ.
B. Lượng dư lớn để giảm chi phí ở quá trình chế tạo phôi.
C. Lượng dư hợp lý (không quá lớn cũng không quá nhỏ).
D. Cả a, b và c đều đúng.
-
Câu 21:
Độ chính xác gia công là do ......... quyết định:
A. Máy gia công
B. Trình độ gia công.
C. Chế độ cắt.
D. Người thiết kế.
-
Câu 22:
Sai số hình dáng của trục sau khi tiện do ảnh hưởng của độ cứng vững của cả 2 mũi tâm và chi tiết gia công sẽ có hình dáng:
A. Bị lõm ở giữa và loe 2 đầu.
B. Hình tang trống.
C. Hình hypepolid
D. Cả a, b, c đúng.
-
Câu 23:
Trên bản vẽ chi tiết máy chỉ số Rz được dùng để thể hiện yêu cầu về độ nhẵn bóng bề mặt cấp:
A. 13-14
B. 1-5
C. 6-12
D. Đáp án a và b
-
Câu 24:
Có bao nhiêu phương pháp xác định độ chính xác gia công:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 25:
Chọn câu sai: các yếu tố đặc trưng của chất lượng bề mặt là:
A. Độ nhám, độ sóng bề mặt.
B. Độ thẳng, độ phẳng.
C. Tính chống mòn, độ bền mỏi.
D. Độ cứng, ứng suất dư trên bề mặt.