320+ câu trắc nghiệm Công nghệ sản xuất Dược phẩm
Với hơn 326 câu trắc nghiệm ôn thi Công nghệ sản xuất Dược phẩm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (20 câu/25 phút)
-
Câu 1:
Tá dược trơn bóng được cho vào bột, hạt để dập viên ở giai đoạn:
A. Trộn chung với hoạt chất trước khi tạo hạt
B. Trộn với hoạt chất, tá dược độn trong quá trình tạo hạt
C. Trộn ngay trước khi dập viên
D. A, B, C đều sai
-
Câu 2:
Đặc điểm dễ nhận biết một thuốc lỏng có cấu trúc hỗn dịch, nhũ tương là:
A. Trạng thái cảm quan
B. Trạng thái pha phân tán
C. Kích thước pha phân tán
D. khó khăn trong điều chế
-
Câu 3:
Chọn câu sai: Các tá dược rã theo cơ chế trương nở:
A. Bentonit
B. Glucose
C. PVP
D. Dẫn chất cellulose
-
Câu 4:
Hãy cho biết dầu nào hay dùng trong điều chế nang mềm?
A. Dầu dừa
B. Dầu lạc
C. Dầu oliu
D. Dầu cọ
-
Câu 5:
Tính chất cần lưu ý của Carbomer khi sử dụng làm tá dược cho thuốc mỡ là:
A. Chất tạo gel có độ nhớt phụ thuộc pH
B. Chất tạo gel phụ thuộc nhiệt độ
C. Chất tạo gel có độ nhớt phụ thuộc nồng độ
D. Chất tạo gel cần phối hợp với glycerol
-
Câu 6:
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền nhũ tương được đề cập trong hệ thức Strokes là:
A. Độ nhớt của hệ phân tán
B. Chênh lệch tỉ trọng giữa 2 pha
C. Kích thước tiểu phân
D. Tất cả đều
-
Câu 7:
Phân loại theo cấu trúc lý hóa của hệ thuốc, ta có:
A. Thuốc phun mù dùng tại chỗ trên da, trực tràng, âm đạo, xông hít qua miệng, mũi vào phổi…
B. Thuốc phun mù hai pha, thuốc phun mù ba pha
C. Thuốc phun mù dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương, bọt xốp
D. Thuốc phun mù có van định liều, van phun liên tục, có bơm định liều không dùng chất đẩy…
-
Câu 8:
Nhóm dẫn chất của cellulose dùng làm tá dược viên nén:
A. Tính trơn chảy kém
B. Làm viên khó rã
C. Cellulose vi tinh thể có thể dập thẳng với một số hoạt chất
D. A, B, C
-
Câu 9:
Tá dược hút dùng trong sản xuất viên nén:
A. Làm tăng độ ổn định của thuốc
B. Điều chỉnh độ ẩm của các loại cao thuốc khi tạo hạt dập viên
C. Phối hợp với các hoạt chất ở dạng lỏng
D. A, B, C
-
Câu 10:
Phương pháp đun chảy đổ khuôn để điều chế thuốc đặt phải chú ý đến hệ số thay thế khi lượng dược chất trong viên:
A. Nhỏ hơn 0,5g
B. Lớn hơn 0,5g
C. Nhỏ hơn 50mg
D. Lớn hơn 50mg
-
Câu 11:
CHỌN CÂU SAI. Yêu cầu đối với chất nhũ hóa:
A. Có khả năng nhũ hoá mạnh đối với nhiều loại dược chất
B. Bền vững, ít bị tác động của các yếu tố như pH, nhiệt độ, chất điện giải, chất háo nước, vi khuẩn, nấm mốc...
C. Có màu sắc hoặc mùi vị riêng
D. Không gây tương kỵ lý, hoá học với các dược chất và chất phụ hay gặp trong thuốc
-
Câu 12:
Bột mịn (180/125) nghĩa là:
A. Tất cả các phần tử qua được rây cỡ 180 và nhiều nhất 40% qua được rây 125
B. Tất cả các phần tử qua được rây cỡ 180 và ít nhất 40% qua được rây 125
C. Ít nhất 95% phần tử qua được rây cỡ 180 và nhiều nhất 40% qua được rây cỡ 125
D. Nhiều nhất 95% phần tử qua được rây cỡ 180 và ít nhất 40% qua được rây 125
-
Câu 13:
Chọn cỡ nang thích hợp để đóng 500mg bột thuốc có tỉ trọng d = 0,85 g/ml vào nang cứng:
A. Cỡ 00 (0,95ml)
B. Cỡ 0 (0,67ml)
C. Cỡ 1 (0,48ml)
D. Cỡ 2 (0,38ml)
-
Câu 14:
Tá dược độn sử dụng trong bào chế thuốc bột:
A. Dùng để pha loãng các dược chất độc hay tác dụng mạnh
B. Thường sử dụng lactose
C. Hay gặp trong bột nồng độ
D. A, B, C
-
Câu 15:
Khi điều chế hỗn dịch bằng phƣơng pháp tạo tủa hoạt chất do phản ứng hóa học cần lƣu ý:
A. Phải trộn trước dung dịch hoạt chất với các chất thân nước có độ nhớt cao như siro, glycerin, dung dịch keo thân nước
B. Sau đó đun cách thủy từng hỗn hợp và phối hợp từ từ với nhau
C. Khi vừa phối hợp hai dung dịch vừa phải khuấy đều liên tục
D. Tất cả đều
-
Câu 16:
Các tá dược thường được sử dụng để bao viên tan trong ruột:
A. Ethyl cellulose
B. Eudragit E
C. Eudragit L
D. PEG
-
Câu 17:
Cho công thức gồm paracetamol 250g, tinh bột 350g, dung dịch pvp 10% 8 ml. Hãy cho biết đây là công thức của dạng bào chế nào:
A. Thuốc bột
B. Thuốc cốm
C. Viên nang
D. Viên nén
-
Câu 18:
Trong phương pháp trộn lẫn 2 pha sau khi đun nóng: khi tiến hành trộn lẫn 2 pha nên duy trì nhiệt độ:
A. Pha dầu cao hơn pha nước 5-100C
B. Pha nước cao hơn pha dầu 5-100C
C. Pha dầu cao hơn pha nước 3-50C
D. Pha nước cao hơn pha dầu 3-5 0C
-
Câu 19:
Lực ma sát gây ra trong quá trình dập viên:
A. Có thể làm nóng chảy, kết tinh lại hạt thuốc
B. Ảnh hưởng đến giới hạn vi sinh vật nhiễm trong thuốc
C. Triệt tiêu lực nén
D. A, B, C
-
Câu 20:
Vai trò của tá dược thuốc mỡ không bao gồm yếu tố:
A. Tăng cường sự phân tán hoạt chất
B. Gây tác dụng điều trị
C. Dẫn thuốc thấm vào nơi điều trị
D. Chống tác dụng của vi khuẩn