300+ Câu trắc nghiệm môn Cơ học đất
Chọn lọc hơn 300+ Câu trắc nghiệm môn Cơ học đất có đáp án được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về tính chất vật lý của đất, cơ học của đất, phân bố ứng suất trong đất, biến dạng lún của nền, sức chịu tải của đất nền, ổn định của mái đất... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Khi mực nước ngầm trong nền đất giảm xuống thì độ lún của công trình thay đổi như thế nào:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không đổi
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
-
Câu 2:
Đối với đất dính hiện tượng thấm chỉ xảy ra khi:
A. Gradien thủy lực lớn hơn gradient thủy lực ban đầu
B. Gradien thủy lực nhỏ hơn gradient thủy lực ban đầu
C. Gradien thủy lực bằng gradient thủy lực ban đầu
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
-
Câu 3:
Sức chống cắt của đất trong trường hợp tổng quát bao gồm:
A. Ma sát giữa các hạt đất
B. Lực dính giữa các hạt đất
C. Ma sát và lực dính giữa các hạt đất
D. Cả 3 đáp án trên đều sai
-
Câu 4:
Đất hình thành do sản phẩm phong hóa được nước mang đi sau đó lắng đọng tại một nơi nào đó hình thành gọi là đất gì:
A. Đất tàn tích
B. Đất trầm tích
C. Đất sườn tích
D. Cả ba ý trên
-
Câu 5:
Người ta dùng một dao vòng có thể tích V = 57cm3 để lấy mẫu đất nguyên dạng đem cân xác định được khối lượng của mẫu 100g; sau đó mang sấy khô thu được khối lượng 76g; biết tỷ trọng hạt của đất Gs = 2,68. Hãy xác định độ ẩm tự nhiên:
A. 35,3%
B. 32,2%
C. 31,1%
D. 31,6%
-
Câu 6:
Cho một mẫu đất có hệ số rỗng e = 0,65. Độ ẩm W = 14%. Tỷ trọng hạt Gs = 2,7. Hãy xác định độ bão hòa:
A. 0,828
B. 0,58
C. 1,110
D. 0,406
-
Câu 7:
Kết quả đầm chặt được xem là đạt yêu cầu khi:
A. Đỉnh đường Proctor nằm dưới đường bão hòa Sr=0,8
B. Đỉnh đường Proctor nằm trên đường bão hòa Sr=0,8
C. Đỉnh đường Proctor nằm trên đường bão hòa Sr=1
D. Đỉnh đường Proctor nằm giữa 2 đường đường bão hòa Sr=0,8 và Sr=1
-
Câu 8:
Cho một nền đất sét mềm bão hòa nước, dày h = 6m, chịu tác dụng của tải trọng phân bố đều kín khắp p = 80kPa. Khi thí nghiệm nén cố kết nền đất có các thông số sau:
Hệ số cố kết : Cv= 0,36 m2/tháng; Chỉ số nén: Cc=0,25;
Áp lực tiền cố kết: pc=150kPa; Hệ số rỗng: eo=1,2.
Đất cố kết bình thường. Nếu dưới nền đất sét yếu là lớp đất cát, thì độ lún của nền đất sau 9 tháng gần bằng:
A. 6,45 cm
B. 8,43 cm
C. 10,22 cm
D. 12,45 cm
-
Câu 9:
Kết quả thí nghiệm một loại đất thu được kết quả như sau: Độ ẩm tự nhiên W = 25%, độ ẩm giới hạn dẻo WP = 20%; độ ẩm giới hạn nhão WL = 45%. Hãy xác định chỉ số dẻo IP:
A. 27%
B. 22%
C. 25%
D. 20%
-
Câu 10:
Có thể xác định hệ số thấm k từ thí nghiệm nào:
A. Thẩm thấu kế
B. Giếng bơm
C. Hố khoan
D. Cả ba ý trên
-
Câu 11:
Nền đất sét mềm bão hòa nước, dày h = 8m, chịu tác dụng của tải trọng phân bố đều kín khắp p = 100kPa. Khi thí nghiệm nén cố kết nền đất có các thông số sau: Hệ số cố kết Cv= 0,4 m2/tháng; chỉ số nén Cc= 0,3; áp lực tiền cố kết pc = 160kPa; hệ số rỗng eo = 1,1; đất cố kết bình thường. Nếu dưới nền đất sét yếu là lớp đất sét, để đạt được độ cố kết Ut=40%, theo Cassagrander và Taylor thì thời gian cần thiết là:
A. 10,24 tháng
B. 20,09 tháng
C. 24,91 tháng
D. 30,44 tháng
-
Câu 12:
Thí nghiệm nén ba trục theo sơ đồ cố kết – không thoát nước (C– U) có nghĩa là:
A. Giai đoạn tác động áp lực đẳng hướng lên mẫu không cho nước thoát ra khỏi mẫu và giai đoạn tác động ứng suất lệch lên mẫu cho nước thoát ra khỏi mẫu
B. Giai đoạn tác động áp lực đẳng hướng lên mẫu cho nước thoát ra khỏi mẫu và giai đoạn tác động ứng suất lệch lên mẫu không nước thoát ra khỏi mẫu
C. Giai đoạn tác động áp lực đẳng hướng lên mẫu không cho nước thoát ra khỏi mẫu và giai đoạn tác động ứng suất lệch lên mẫu không cho nước thoát ra khỏi mẫu
D. Cả ba ý trên
-
Câu 13:
Khi tính ứng suất tại một điểm bất kỳ trong nền đất chịu tác dụng của tải trọng tập trung đặt trong nền đất ta dùng công thức:
A. Mindlin
B. Boussinesq
C. Terrzaghi
D. Coulomb
-
Câu 14:
Cho một tải trọng hình băng phân bố đều trên mặt đất với bề rộng b = 2m, tải trọng p = 240kN/m2 như hình vẽ. Hãy xác định giá trị gần đúng nhất ứng suất \({\sigma _z}\) tại điểm A(x = 1m; z = 1m) do tải trọng gây ra:
A. 170,4 kN/m2
B. 115,1kN/m2
C. 126,5 kN/m2
D. 73,9 kN/m2
-
Câu 15:
Thí nghiệm rây dùng để phân tích thành phần hạt cho loại hạt đất nào:
A. Hạt thô
B. Hạt sét
C. Hạt cát
D. Cả ba ý trên
-
Câu 16:
Một mẫu đất khi thí nghiệm thu được các chỉ tiêu vật lý sau. Tỷ trọng Gs = 2,7; Trọng lượng riêng tự nhiên \(\gamma\) = 19kN/m3; độ ẩm tự nhiên W = 22%; độ ẩm giới hạn dẻo WP = 15% , độ ẩm giới hạn nhão WL = 40%. Hãy xác định trọng lượng riêng đẩy nổi:
A. 12 kN/m3
B. 9,8 kN/m3
C. 9,0kN/m3
D. 8,4 kN/m3
-
Câu 17:
Giả thiết nền đất biến dạng không nở hông được sử dụng để tính độ lún của nền đất theo phương pháp nào.
A. Phương pháp phân tầng cộng lún
B. Phương pháp áp dụng kết quả của lý thuyết đàn hồi
C. Phương pháp lớp tương đương
D. Cả 3 phương pháp trên
-
Câu 18:
Cho một mẫu đất cát dưới mực nược ngầm có tỷ trọng hạt Gs = 2,71; hệ số rỗng e = 0,79. Hãy xác định trọng lượng riêng tự nhiên:
A. 19,05 kN/m3
B. 19,55 kN/m3
C. 19,15 kN/m3
D. 19,35 kN/ m3
-
Câu 19:
Cho một móng nông đơn có kích thước bxl = 2x4m, được chôn sâu Df = 2m. Móng được đặt trên nền đất có các chỉ tiêu cơ lý: γ = 18kN/m3; eo = 0,67;Kết quả nén lún một chiều:
p(kN/m2) 100 200 300 400 e 0,665 0,625 0,605 0,592 Chịu tác dụng của tải trọng đặt tại cao độ mặt nền nằm trên trục đi qua trọng tâm đáy móng:
Ntc = 2320kN
Mtc = 50kNm (thuận chiều kim đồng hồ và theo phương cạnh dài)
Biết: trọng lượng riêng của đất và móng trong phạm vi chiều sâu chôn móng γtb= 20kN/m3 ; Nền đất được chia thành các lớp phân tố với chiều dày hi=0,25b. Độ lún cuối cùng của lớp đất phân tố thứ nhất tính theo phương pháp phân tầng cộng lún gần bằng:
A. 1,760 cm
B. 3,456 cm
C. 4,567 cm
D. 6,234 cm
-
Câu 20:
Một mẫu đất khi thí nghiệm thu được các chỉ tiêu vật lý sau. Tỷ trọng Gs = 2,7; Trọng lượng riêng tự nhiên \(\gamma\) = 19kN/m3 ; độ ẩm tự nhiên W = 22%; độ ẩm giới hạn dẻo WP = 15% , độ ẩm giới hạn nhão WL = 40%. Hãy xác định trọng lượng riêng khô:
A. 17,77 kN/m3
B. 16,07 kN/m3
C. 15,57 kN/m3
D. 15,17 kN/m3
-
Câu 21:
Để có thể xác định được các thông số sức chống cắt trong thí nghiệm cắt trực tiếp ta cần thực hiện ít nhất bao nhiêu lần thí nghiệm:
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Năm
-
Câu 22:
Cho một mẫu đất có hệ số rỗng e = 0,65. Độ ẩm W = 14%. Tỷ trọng hạt Gs = 2,7. Hãy xác định độ ẩm khi mẫu đất bão hòa nước Sr = 1,0.
A. 29,30%
B. 24,07%
C. 15,5%
D. 25,45%
-
Câu 23:
Từng cừ là tường chắn:
A. Ổn định nhờ trọng lượng bản thân tường
B. Ổn định nhờ trọng lượng bản thân tường và đất đắp sau lưng tường và trên móng tường.
C. Ổn định nhờ chiều sâu phần tường chôn trong đất và hệ thống khung chống
D. Cả ba ý trên đều sai
-
Câu 24:
Độ rỗng của đất là:
A. Tỷ số giữa thể tích lỗ rỗng và thể tích mẫu đất
B. Tỷ số giữa thể tích phần hạt đất và thể tích lỗ rỗng
C. Tỷ số giữa thể tích mẫu đất và thể tích lỗ rỗng
D. Tỷ số giữa thể tích lỗ rỗng và thể tích hạt đất.
-
Câu 25:
Cho một móng nông có kích thước bxl = 3x6m, được chôn sâu Df = 1,2m. Móng được đặt trên nền đất gồm 2 lớp:
Lớp 1: γ = 19,5kN/m3; e0 = 0,65; E0 = 300kG/cm2; β = 0,8; h1 = 4,2m.
Lớp 2: tầng không lún.
Chịu tác dụng của tải trọng thẳng đứng Ntc = 3600kN đặt tại đáy móng, cách trọng tâm đáy móng theo phương cạnh dài một đoạn el= 0,05.
Biết: dung trọng của đất và móng trong phạm vi chiều sâu chôn móng γtb = 20kN/m3. Độ lún cuối cùng của nền đất gần bằng:
A. 1,408 cm
B. 2.345 cm
C. 3.789 cm
D. 5,672 cm