270+ câu trắc nghiệm Thiết kế cầu đường hầm giao thông
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Thiết kế cầu đường hầm giao thông được tracnghiem.net sưu tầm và chia sẻ cho các bạn sinh viên chuyên ngành Xây dựng tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hãy cho biết sơ đồ chất tải để tính mỏi cho dầm thép như trong hình vẽ có gì sai không? Sai ở điểm nào?
A. Đúng không có gì sai.
B. Sai ở chỗ khoảng cách hai trục sau của xe tải phải là 4300mm
C. Sai ở chỗ mặt cầu có 2 làn xe mà chỉ xếp có 1 làn.
D. Sai ở hai điểm: thứ nhất trục xe sau phải là 4300mm, thứ hai phải xếp 2 làn xe theo phương ngang theo đúng vị trí làn.
-
Câu 2:
Đối với những tuyến đường sắt điện khí hoá xây dựng mới chỉ sử dụng đầu máy điện thì độ dốc dọc tối đa áp dụng cho các cấp đường tương ứng của khổ đường 1435 mm: cao tốc, cận cao tốc, cấp 1, cấp 2, cấp 3 là:
A. 30 – 25 – 12 – 18 – 25 (0/00)
B. 30 – 30 – 12 – 18 – 25 (0/00)
C. 30 – 30 – 18 – 25 – 30 (0/00)
D. 30 – 30 – 30 – 30 – 30 (0/00)
-
Câu 3:
Đối với những tuyến đường sắt điện khí hoá xây dựng mới chỉ sử dụng đầu máy điện thì độ dốc dọc tối đa áp dụng cho các cấp đường tương ứng của khổ đường 1000 mm: cấp 1, cấp 2, cấp 3 là:
A. 30 – 30 – 30 (0/00)
B. 25 – 25 – 25 (0/00)
C. 12 – 25 – 30 (0/00)
D. 18 – 25 – 30 (0/00)
-
Câu 4:
Khoảng cách giữa hai tim hầm đơn song song được xác định theo công thức:
\(L = B + 2Ht{g^2}\left( {{{45}^0} - \frac{\varphi }{2}} \right) + 0,65\sqrt {\frac{{\gamma B{\rm{Z}}}}{{2{f_{kp}}}}}\)
Khoảng cách nhằm này đáp ứng yêu cầu gì?
A. Đảm bảo khả năng chịu lực của khối đất nằm giữa hai hầm.
B. Đảm bảo an toàn nổ mìn khi hai đường hầm cùng thi công.
C. Đảm bảo khi khoan cắm neo các neo không giao cắt nhau.
D. Đảm bảo không gian ngoài hai cửa hầm đủ rộng để bố trí vòng quay đầu xe
-
Câu 5:
Hãy cho biết ý nghĩa cơ học của hệ số kiên cố theo Prô-tô-đia- cô- nốp fkp?
A. Là cường độ quy đổi của đá.
B. Là hệ số ma sát quy đổi của nền
C. Là hệ số thực nghiệm đặc trưng cho áp lực địa tầng.
D. Là hệ số thực nghiệm đặc trưng cho khả năng tự đứng vững của hang đào
-
Câu 6:
Hãy cho biết sơ đồ làm việc của lớp bê tông phun sau khi đã lắp neo trong kết cấu chống đỡ đường hang thi công theo phương pháp NATM.
A. Vòng tròn chịu nén.
B. Tấm kê bốn cạnh
C. Tấm kê trên bốn góc.
D. Tấm ngàm bốn cạnh
-
Câu 7:
Công thức tính hệ số phân bố ngang cầu dầm liên hợp cầu dầm có sườn tiết diện chữ I, chữ T có dạng như sau:
\(g = 0,075 + {\left( {\frac{S}{{2900}}} \right)^{0,6}}{\left( {\frac{S}{L}} \right)^{0,2}}\left( {\frac{{{K_g}}}{{L{t^3}_s}}} \right)\)
Hãy cho biết Kg là đại lượng gì?
A. Hệ số liên kết.
B. Độ cứng EI của dầm chủ
C. Tham số độ cứng dọc.
D. Tỉ số giữa độ cứng dọc và độ cứng ngang Id/Ingang
-
Câu 8:
Hãy cho biết chiều dài cốt thép chờ với đường kính là d và sử dụng mối nối bằng dây thép buộc.
A. Bằng 25d
B. Bằng 30d
C. Bằng 300mm
D. Bằng (1,0 \(\div\)1,7) chiều dài triển khai của cốt thép.
-
Câu 9:
Trong dầm bê tông dự ứng lực căng trước sử dụng từng tao xoắn kéo thẳng, một số tao cáp được bọc chống dính bám ở hai đầu. Số lượng tao cáp được bọc này cho phép tối đa là bao nhiêu?
A. 40% tổng số tao cáp.
B. 30% tổng số tao cáp
C. 25% tổng số tao cáp
D. 20% tổng số tao cáp
-
Câu 10:
Chiều dày bảo vệ đối với cốt thép trong điều kiện môi trường khô cạn bình thường tối thiểu là bao nhiêu?
A. 1,5 đường kính cốt thép.
B. 3,5cm
C. 3,0cm
D. 2,5cm
-
Câu 11:
Chiều dày bảo vệ đối với cốt thép đứng của cọc khoan nhồi được chọn là bao nhiêu?
A. 5,0cm
B. 7,5 cm
C. 9,0cm
D. 3,0 lần đường kính cốt thép.
-
Câu 12:
Hãy cho biết qui cách uốn móc vuông của các thanh cốt thép dọc trong các kết cấu cầu. d- đường kính thanh cốt thép; c- chiều dài đuôi móc.
A. c = 6d
B. c=8d
C. c=10d
D. c=12d
-
Câu 13:
Trong dầm bê tông hàm lượng cốt thép dự ứng lực và cốt thép thường được giới hạn theo tỉ số giữa khoảng cách thớ chịu nén của bê tông đến trục trung hòa và khoảng cách hữu hiệu của cốt thép chịu kéo dc. Hãy cho biết giới hạn này bằng bao nhiêu?
A. 0,55
B. 0,45
C. 0,42
D. 0,40
-
Câu 14:
Giới hạn ứng suất của tao cáp dự ứng lực tự chùng thấp ở trạng thái giới hạn sử dụng sau khi xảy ra ra toàn bộ mất mát ứng suất fpe được qui định như thế nào?
A. 0,65fpu
B. 0,7fpu
C. 0,8 fpy
D. 0,85fpy
-
Câu 15:
Trong tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054 – 2005 ngoài đường ô tô cao tốc, có các phương án phân loại dưới đây. Phương án nào đúng.
A. Đường có 6 cấp, từ cấp I tới cấp VI
B. Đường có 5 cấp, từ cấp I tới cấp V
C. Đường có 4 cấp, từ cấp I tới cấp IV
D. Đường có 3 cấp, từ cấp I tới cấp III
-
Câu 16:
Theo tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông thôn TCVN 10380 : 2014 đường giao thông nông thôn có mấy cấp? chọn phương án đúng?
A. Có 1 cấp A
B. Có 2 cấp A, B
C. Có 3 cấp A, B, C
D. Có 4 cấp A, B, C, D
-
Câu 17:
Tốc độ thiết kế của đường được hiểu thế nào?
A. Tốc độ lớn nhất cho phép xe chạy trên đường
B. Tốc độ khai thác của đường
C. Là tốc độ được dùng để tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của đường trong trường hợp khó khăn
D. Tốc độ trung bình xe chạy trên đường
-
Câu 18:
Mô đun đàn hồi của bê tông có cường độ nén qui định ở thời điểm 28 ngày tuổi là fc’ được xác định theo công thức:
\({E_c} = Zy_c^{1,5}\sqrt {{f_c}} \)
Trong đó Z là một hằng số. Hãy cho biết hằng số Z này bằng bao nhiêu?
A. 0,037
B. 0,043
C. 0,047
D. 0,051
-
Câu 19:
Trong dầm bê tông lắp ghép sử dụng đá 1x2, cốt đai đứng của sườn dầm có đường kính danh định là 14mm, tại khu vực đầu dầm cự li tối thiểu giữa các thanh cốt đai được phép bố trí là bao nhiêu?
A. 28mm
B. 39mm
C. 41mm
D. 52mm
-
Câu 20:
Cự li tối đa của cốt thép cấu tạo bố trí trong dầm bê tông được qui định như thế nào?
A. Không vượt quá chiều dày của bộ phận kết cấu hoặc 250mm.
B. Không vượt quá chiều dày của bộ phận kết cấu hoặc 300mm
C. Không vượt quá 1,5 chiều dày bộ phân kết cấu và 400mm
D. Không vượt quá 1,5 chiều dày bộ phận kết cấu và 450mm.
-
Câu 21:
Hãy cho biết tác dụng của neo bơm nở (Swellex )?
A. Tạo hiệu ứng treo.
B. Ép chặt các viên đá rời rạc, tạo hiệu ứng cài khóa.
C. Vừa treo vừa ép chặt.
D. Tạo hiệu ứng vòm xung quanh hang đào
-
Câu 22:
Neo đá (Rock bolt) khác neo đất (Ground anchor) ở điểm nào?
A. Neo đá dùng để chống đỡ hang đào, neo đất dùng để gia cố chống vách.
B. Neo đá có hiệu ứng tạo dầm và cài khóa còn neo đất thì không.
C. Không có sự phân biệt dùng trong đá gọi là neo đá, dùng trong đất gọi là neo đất.
D. Neo đá bố trí vuông góc với bề mặt gia cố còn neo đất bố trí xiên góc với bề mặt.
-
Câu 23:
Tác dụng của neo dự ứng lực sử dụng trong xây dựng đường hầm.
A. Tương tự như thanh neo là treo giữ khối lở rời nhưng sử dụng được thép cường độ cao.
B. Tăng khả năng chống trượt cho khối lăng thể trượt
C. Dễ thực hiện trong không gian có kích thước hạn chế.
D. Sử dụng vật tư phổ biến dễ khai thác đó là cáp tao xoắn 7 sợi
-
Câu 24:
Sự khác nhau giữa bê tông phun khô và bê tông phun ướt?
A. Tỉ lệ nước/xi măng khác nhau.
B. Tỉ lệ hao hụt vữa do rơi rụng khi phun.
C. Loại vữa khi ra khỏi đầu phun.
D. Khả năng gây bụi giữa hai biện pháp
-
Câu 25:
Tốc độ thiết kế tương ứng của đường sắt cấp 1, cấp 2, cấp 3 khổ 1435 mm không được vượt quá trị số nào sau đây?
A. 200, 150, 100 km/h
B. 150, 120, 70 km/h
C. 150, 100, 70 km/h
D. 130, 100, 70 km/h