250+ Câu trắc nghiệm môn Vật liệu cơ khí
Với hơn 250+ câu trắc nghiệm môn Vật liệu cơ khí (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh kiến thức về hợp kim và kim loại, gang, thép, nhiệt luyện, hóa nhiệt luyện,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Trục chủ động của hộp số:
A. 40Cr
B. 40Cr38CrA
C. C20
D. 18CrMnTi
-
Câu 2:
Thép cùng tích có % C là:
A. < 0.8
B. 0.8
C. > 0.8
D. 2.14
-
Câu 3:
Graphit trong gang xám có dạng:
A. Tấm
B. Cụm
C. Cầu
D. Cả A, B, C
-
Câu 4:
Với một hệ gồm nhiều chất điểm chuyển động (nguyên tử, ion) năng lượng dự trữ được đặc trưng bằng:
A. Entanpy (H)
B. Năng lượng tự do (F)
C. Nội năng (U)
D. Entropy (S)
-
Câu 5:
Với chi tiết có hình dạng phức tạp thì không nên áp dụng phương pháp tôi nào?
A. Tôi trong một môi trường
B. Tôi trong hai môi trường
C. Tôi đẳng nhiệt
D. Tôi phân cấp
-
Câu 6:
Ký hiệu TiC15Co6 có các thành phần sau:
A. 13- 15% Cacbit Titan, 6% chất kết dính Côban, Còn lại 86% là Cacbit Wonfram
B. 13- 15% Cacbit Titan, 7% chất kết dính Côban, Còn lại 89% là Cacbit Wonfram
C. 5% Cacbit Titan, 6% chất kết dính Côban, Còn lại 88% là Cacbit Wonfram
D. 15% Cacbit Titan, 6% chất kết dính Côban, Còn lại 89% là Cacbit Wonfram
-
Câu 7:
Trong phương pháp rèn tự do, chồn là nguyên công:
A. Kéo dài phôi và làm cho diện tích mặt cắt ngang của nó nhỏ xuống
B. Làm cho phôi có lỗ hoặc có chỗ lõm sâu xuống
C. Dùng để cắt phôi liệu ra thành từng phần
D. Làm cho tiết diện của phôi tăng lên, do chiều cao giảm xuống.
-
Câu 8:
Liên kết ion càng mạnh khi lớp ngoài cùng chứa:
A. Ít electron
B. Nhiều electron
C. Đủ electron
D. Câu B, C đúng
-
Câu 9:
Hãy chọn phương pháp đo độ cứng phù hợp nhất cho một chi tiết bằng thép sau khi được tối cứng?
A. HB
B. HRA
C. HRB
D. HRC
-
Câu 10:
Thép kết cấu là thép từ chất lượng tốt trở lên với P và S có hàm lượng:
A. P ≥ 0.035%; S ≤ 0.04%
B. P ≤ 0.05%; S ≤ 0.05%
C. P ≤ 0.035%; S ≤ 0.04%
D. P ≤ 0.03%; S ≤ 0.03%
-
Câu 11:
Cho mác vật liệu CT31, chữ số 31 là số chỉ:
A. Phần vạn các bon trung bình
B. Giới hạn bền kéo tối thiểu [kG/mm2]
C. Độ giãn dài tương đối tối thiểu
D. Giới hạn bền uốn tối thiểu [kG/mm2]
-
Câu 12:
Thép gió cứng nóng tới nhiệt độ khoảng:
A. 500-550oC
B. 600-650oC
C. 550-600oC
D. 650-700oC
-
Câu 13:
Gang là hợp kim của sắt và cacbon với hàm lượng C là:
A. < 2.14 %
B. 0.8 – 6.67%
C. 4.3 – 6.67%
D. 2.14 – 6.67%
-
Câu 14:
Latông là hợp kim của đồng và:
A. Sn
B. Zn
C. Al
D. Be
-
Câu 15:
Cho khối lượng riêng của Cu, Fe\(\alpha\) và Al lần lượt là: 8,9g/cm3, 7,8g/cm3 v 2,7g/cm3. Sosánh mật độ khối của chúng?
A. MCu < MFe\(\alpha\) < MAl
B. MCu = MAl > MFe\(\alpha\)
C. MCu = MFe\(\alpha\) = MAl
D. MCu > MFe\(\alpha\) > MAl
-
Câu 16:
Chọn phương pháp đúc để chế tạo các đường ống có kích thước lớn:
A. Đúc trong khuôn cát.
B. Đúc trong khuôn kim loại.
C. Đúc ly tâm.
D. Đúc áp lực.
-
Câu 17:
Cho mác vật liệu CT38, chữ số 38 là số chỉ:
A. Phần vạn các bon trung bình
B. Giới hạn bền kéo tối thiểu [kG/mm2]
C. Độ giãn dài tương đối tối thiểu
D. Giới hạn bền uốn tối thiểu [kG/mm2]
-
Câu 18:
Theo giản đồ trạng thái Fe-C thì hàm lượng Cacbon có trong thép.
A. Khoảng 2,14%
B. Lớn hơn 2,14%
C. Nhỏ hơn 2,14%
D. Tất cả các phát biểu trên đều sai.
-
Câu 19:
Về mặt cơ tính dẻo giữa thép và gang:
A. Thép dẻo hơn gang
B. Gang dẻo hơn thép
C. Gang và thép bằng nhau
D. Tất cả các phát biểu trên đều sai.
-
Câu 20:
Phương pháp thấm C thường áp dụng cho chi tiết nào sau đây:
A. Bánh răng
B. Nhíp, lò xo
C. Ổ lăn
D. Khuôn dập
-
Câu 21:
Mác C45: là thép cácbon kết cấu chất lượng tốt, hàm lượng các bon có trong thép:
A. 0,45%
B. 0.42 – 0.49%
C. 0.25%
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 22:
Vật liệu BCuSn10 được sử dụng để chế tạo:
A. Ổ trượt chịu lực lớn, tốc độ vòng quay của trục nhỏ
B. Bánh răng chịu tải trọng lớn và chịu va đập
C. Trục cán, trục khuỷu
D. Vỏ máy và thân máy
-
Câu 23:
Phương pháp thử ở hình a bên dưới là phương pháp thử tính chất nào của kim loại?
A. Phương pháp thử độ cứng Vicker
B. Phương pháp thử độ dẻo Vickers
C. Phương pháp thử độ cứng Rocvel
D. Phương pháp thử độ dẻo Rocvel
-
Câu 24:
Silumin được dùng chủ yếu trong gia công:
A. Cắt gọt.
B. Đúc
C. Cán.
D. Dập.
-
Câu 25:
Trong các ký hiệu vật liệu dưới đây ký hiệu vật liệu thép không gỉ?
A. 80W18Cr4V
B. 90CrSi
C. 12Cr13
D. 100CrWMn
-
Câu 26:
Cho mác vật liệu GX18-36. Hỏi số "18" có ý nghĩa gì?
A. Số chỉ độ giãn dài tương đối
B. Số chỉ độ bền kéo tối thiểu
C. Số chỉ độ bền uốn tối thiểu
D. Số chỉ độ thắt tiết diện tương đối
-
Câu 27:
Chọn vật liệu thích hợp làm trục khuỷu?
A. GZ50-4
B. GX36-56
C. GX32-52
D. GC60-2
-
Câu 28:
Vật liệu nào sau đây chiếm tỷ lệ lớn nhất khi chế tạo hỗn hợp làm khuôn trong phương pháp đúc trong khuôn cát?
A. Cát.
B. Đất sét.
C. Chất kết dính.
D. Chất phụ gia.
-
Câu 29:
Theo vị trí phân bố của nguyên tử hòa tan trong mạng tinh thể của nguyên tố dung môi, người ta chia ra làm mấy loại dung dịch rắn?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 30:
Thép hợp kim dụng cụ là mác thép nào dưới đây:
A. 100CrWMn
B. 8Cr18Ni9
C. 90W9V2
D. Cả A, B, C