100+ Câu trắc nghiệm môn Đo lường điện và thiết bị đo
tracnghiem.net chia sẻ hơn 100+ Câu trắc nghiệm môn Đo lường điện và thiết bị đo có đáp án dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
-
Câu 1:
Một công tơ có ghi: 2000vòng/kWh được dùng để đo điện năng của tải. Trong 15 phút, đĩa công tơ quay được 150 vòng thì công suất của tải là:
A. 300W
B. 100W
C. 400W
D. 200W
-
Câu 2:
Trong các khối chức năng sau, khối nào góp phần điều khiển sự đồng bộ tín hiệu:
A. Khối tín hiệu răng cưa
B. Mạch kích Schmitt
C. Mạch vi phân
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 3:
Dao động ký 2 kênh loại 2 cathode phát ra 2 chùm tia điện tử có:
A. 2 mạch khuếch đại dọc
B. 2 mạch khuếch đại ngang
C. 1 mạch khuếch đại dọc
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Sai số tương đối là:
A. Tỉ số giữa giá trị đo được với giá trị định mức
B. Tỉ số giữa sai số tuyệt đối với giá trị định mức
C. Tỉ số giữa sai số tuyệt đối với giá trị thực
D. Tỉ số giữa sai số tuyệt đối với giá trị đo được
-
Câu 5:
Hệ số đỉnh là tỉ số giữa:
A. Trị hiệu dụng/ trị chỉnh lưu trung bình
B. Trị hiệu dụng/ trị đỉnh
C. Trị chỉnh lưu trung bình / trị hiệu dụng
D. Trị đỉnh / trị hiệu dụng
-
Câu 6:
Nguyên lý đo dòng DC trong ampere kế điện tử là:
A. Chuyển dòng điện cần đo thành điện áp
B. Chuyển dòng điện cần đo thành điện trở
C. Cho dòng điện cần đo vào mạch đo
D. Dùng điện trở Shunt
-
Câu 7:
Anode A1 trong ống CRT có nhiệm vụ:
A. Làm hội tụ chùm tia điện tử
B. Làm lệch quỹ đạo của chùm tia điện tử
C. Làm tăng tốc cho chùm tia điện tử
D. Tạo sự phân kỳ của chùm tia điện tử
-
Câu 8:
Thang đo của ohm kế nối tiếp thường chia không đều là do:
A. Nguồn cung cấp giảm khi sử dụng
B. Quan hệ giữa điện trở cần đo và góc quay là hàm tuyến tính
C. Quan hệ giữa điện trở cần đo và góc quay là hàm phi tuyến
D. Tất cả đều sai
-
Câu 9:
Ưu điểm của mạch điện tử trong đo lường là:
A. Độ nhạy thích hợp, độ tin cậy cao
B. Tiêu thụ năng lượng ít, tốc độ đáp ứng nhanh
C. Độ linh hoạt cao, dễ tương thích truyền tín hiệu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 10:
Nếu các thiết bị đo có cùng cấp chính xác, thì phép đo trực tiếp có sai số:
A. Lớn hơn phép đo gián tiếp
B. Nhỏ hơn phép đo gián tiếp
C. Bằng với phép đo gián tiếp
D. Tất cả đều sai
-
Câu 11:
Trong ống phóng điện tử, bản lệch dọc và ngang có nhiệm vụ:
A. Tạo ra chùm tia điện tử đập vào màn huỳnh quang
B. Làm lệch quỹ đạo chuyển động của chùm tia điện tử
C. Làm tăng vận tốc của chùm tia điện tử
D. Tất cả đều sai
-
Câu 12:
Việc chuẩn hoá thiết bị đo thường được xác định theo:
A. 2 cấp
B. 3 cấp
C. 4 cấp
D. 5 cấp
-
Câu 13:
Một cơ cấu từ điện chịu được dòng điện có cường độ 1mA, nếu dùng cơ cấu trên kết hợp với mạch chỉnh lưu bán kỳ để đo dòng điện xoay chiều thì dòng điện đo được là:
A. 1mA
B. 2,22mA
C. 1,11mA
D. 1,4mA
-
Câu 14:
Điều kiện cân bằng của cầu Kelvin đo điện trở là:
A. Tích điện trở các nhánh đối nhau bằng 0
B. Tích điện trở các nhánh kề nhau bằng 0
C. Dòng điện qua điện kế bằng 0
D. Tất cả đều sai
-
Câu 15:
Một vôn kế có giới hạn đo 250V, dùng vôn kế này đo điện áp 200V thì vôn kế chỉ 210V. Sai số tương đối của phép đo là:
A. 5%
B. 4,7%
C. 4%
D. 10V
-
Câu 16:
Độ nhạy của vôn kế:
A. Không thay đổi theo dạng tín hiệu
B. Không thay đổi theo tầm đo
C. Thay đổi theo tầm đo
D. Thay đổi theo dạng tín hiệu
-
Câu 17:
Khi đo công suất tác dụng 1 chiều dùng vôn kế và ampere kế dạng mắc sau thì sai số của phép đo chủ yếu do:
A. Vôn kế
B. Ampère kế
C. Điện áp nguồn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 18:
Để mở rộng tầm đo cho watt kế điện động thường dùng phương pháp:
A. Tăng khả năng chịu dòng của cuộn dây dòng
B. Tăng khả năng chịu áp của cuộn dây áp
C. Kết hợp với biến dòng và biến điện áp
D. Tất cả đều đúng.
-
Câu 19:
Nhược điểm của cơ cấu chỉ thị điện động là:
A. Tiêu thụ công suất lớn, độ nhạy thấp
B. Ảnh hưởng của từ trường bên ngoài lớn
C. Thang đo không đều
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 20:
Trong Megohm kế chuyên dùng dạng kim, khi Rx có trị số bất kỳ thì góc quay:
A. Tỉ lệ với tích 2 dòng điện trong 2 cuộn dây
B. Tỉ lệ với thương 2 dòng điện trong 2 cuộn dây
C. Tỉ lệ với tổng 2 dòng điện trong 2 cuộn dây
D. Tỉ lệ với hiệu 2 dòng điện trong 2 cuộn dây
-
Câu 21:
Đo điện áp nhỏ (mv hoặc mV) DC dùng phương pháp chopper vì:
A. Có đô chính xác cao
B. Cần có hệ số khuếch đại lớn
C. Không bị phụ thuộc điện áp phân cực DC của mạch khuếch đại
D. Tất cả đều sai
-
Câu 22:
Để giảm nhỏ sai số ngẫu nhiên thường dùng phương pháp:
A. Kiểm định thiết bị đo thường xuyên
B. Thực hiện phép đo nhiều lần
C. Cải tiến phương pháp đo
D. Tất cả đều sai
-
Câu 23:
Độ nhạy điện áp (SV) của cơ cấu từ điện được xác định từ độ nhạy dòng điện (SI) theo công thức:
A. SV = SI.Rm
B. SV = SI /Rm
C. SV =Rm /SI
D. Tất cả đều sai
-
Câu 24:
Ưu điểm của cơ cấu chỉ thị điện từ là:
A. Chịu sự quá tải cao, dễ chế tạo
B. Tiêu thụ công suất bé, độ chính xác cao
C. Ảnh hưởng của từ trường bên ngoài bé
D. Tất cả đều sai
-
Câu 25:
Cơ cấu chỉ thị nào hoạt động đối với dòng xoay chiều:
A. Từ điện, điện từ
B. Từ điện, điện động
C. Điện từ, điện động
D. Tất cả đều đúng