Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
Trường THPT Chuyên Thái Bình
-
Câu 1:
Một học sinh khảo sát dao động điều hòa của một chất điểm dọc theo trục Ox (gốc tọa độ O tại vị trí cân bằng), kết quả thu được đường biểu diễn sự phụ thuộc li độ, vận tốc, gia tốc theo thời gian t như hình vẽ. Đồ thị \(x\left( t \right),v\left( t \right)\) và \(a\left( t \right)\) theo thứ tự đó là các đường:
A. \(\left( 2 \right),\left( 1 \right),\left( 3 \right)\)
B. \(\left( 2 \right),\left( 3 \right),\left( 1 \right)\)
C. \(\left( 1 \right),\left( 2 \right),\left( 3 \right)\)
D. \(\left( 3 \right),\left( 2 \right),\left( 1 \right)\)
-
Câu 2:
Một vật dao động điều hòa với biên độ \(6cm\). Tại \(t=0\) vật có li độ \(x=3\sqrt{3}cm\) và chuyển động ngược chiều dương. Pha ban đầu của dao động của vật là
A. \(\pm \frac{\pi }{3}\)
B. \(\frac{\pi }{2}\)
C. \(\frac{\pi }{4}\)
D. \(\frac{\pi }{6}\)
-
Câu 3:
Hai âm cùng độ cao là hai âm có cùng
A. biên độ.
B. tần số.
C. cường độ âm.
D. mức cường độ âm.
-
Câu 4:
Một vòng dây dẫn kín, phẳng được đặt trong từ trường đều. Trong khoảng thời gian \(0,02s\), từ thông qua vòng dây giảm đều từ giá trị \({{6.10}^{-3}}Wb\) về 0 thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây có độ lớn là
A. \(0,30V\)
B. \(0,15V\)
C. \(0,24V\)
D. \(0,12V\)
-
Câu 5:
Nói về dao động cưỡng bức khi ổn định, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
B. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
C. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
-
Câu 6:
Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng \(A,B\) cách nhau \(20cm\), dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là \({{u}_{A}}={{u}_{B}}=2cos50\ \pi t\) (t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là \(1,5m/s\). Trên đoạn thẳng AB, số điểm có biên độ dao động cực đại và số điểm đứng yên lần lượt là
A. 9 và 8.
B. 7 và 6.
C. 7 và 8.
D. 9 và 10
-
Câu 7:
Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất nhỏ nhất?
A. Điện trở thuần nối tiếp tụ điện.
B. Điện trở thuần \({{R}_{1}}\) nối tiếp với điện trở thuần \({{R}_{2}}\).
C. Điện trở thuần nối tiếp cuộn cảm thuần.
D. Cuộn cảm thuần nối tiếp với tụ điện.
-
Câu 8:
Mạch \(RLC\) mắc nối tiếp, cuộn dây có điện trở trong \(r\). Khi R thay đổi (từ 0 đến ∞) thì giá trị R là bao nhiêu để công suất trong mạch đạt cực đại? (biết trong mạch không xảy ra hiện tượng cộng hưởng).
A. \(R=r+\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|\)
B. \({{Z}_{L}}={{Z}_{C}}\)
C. \(R=\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|-r\)
D. \(R=r-\left| {{Z}_{L}}-{{Z}_{C}} \right|\)
-
Câu 9:
Cho mạch điện gồm cuộn dây không thuần cảm mắc nối tiếp với biến trở R. Đặt vào đoạn mạch trên điện áp xoay chiều ổn định \(u={{U}_{0}}\cos \left( \omega t \right)\). Khi \(R={{R}_{0}}\) thì thấy điện áp hiệu dụng trên biến trở và trên cuộn dây bằng nhau. Sau đó tăng R từ giá trị \({{R}_{0}}\) thì
A. công suất toàn mạch tăng rồi giảm.
B. cường độ dòng điện tăng rồi giảm.
C. công suất trên biến trở tăng rồi giảm.
D. công suất trên biến trở giảm.
-
Câu 10:
Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí biên \(-A\) về vị trí cân bằng là chuyển động:
A. chậm dần theo chiều âm.
B. nhanh dần theo chiều dương.
C. nhanh dần đều theo chiều dương.
D. chậm dần đều theo chiều dương.
-
Câu 11:
Để đo tốc độ truyền sóng v trên mặt chất lỏng, người ta cho nguồn dao động theo phương thẳng đứng với tần số \(f=100Hz\) chạm vào mặt chất lỏng để tạo thành các vòng tròn đồng tâm lan truyền ra xa. Đo khoảng cách giữa 5 đỉnh sóng liên tiếp trên cùng một phương truyền sóng thì thu được kết quả \(d=0,48m\). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là
A. \(v=6m/s\)
B. \(v=9,8m/s\)
C. \(v=24m/s\)
D. \(v=12m/s\)
-
Câu 12:
Đặt hiệu điện thế không đổi \(60V\) vào hai đầu một cuộn dây thì cường độ dòng điện trong mạch là \(2A\). Nếu đặt vào hai đầu cuộn dây một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là \(60V\), tần số \(50Hz\) thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là \(1,2A\). Độ tự cảm của cuộn dây bằng
A. \(\frac{0,3}{\pi }\left( H \right)\)
B. \(\frac{0,4}{\pi }\left( H \right)\)
C. \(\frac{0,2}{\pi }\left( H \right)\)
D. \(\frac{0,5}{\pi }\left( H \right)\)
-
Câu 13:
Một con lắc lò xo dao động điều hòa với cơ năng bằng \(1,5J\). Nếu tăng khối lượng của vật nặng và biên độ dao động lên gấp đôi thì cơ năng của con lắc mới sẽ
A. giữ nguyên \(1,5J\).
B. tăng thêm \(1,5J\).
C. tăng thêm \(4,5J\).
D. tăng thêm \(6J\).
-
Câu 14:
Trong giờ thực hành, để đo điện trở \({{R}_{X}}\) của dụng cụ, một học sinh đã mắc nối tiếp điện trở đó với biến trở \({{R}_{0}}\) vào mạch điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch dòng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi, tần số xác định. Kí hiệu \({{u}_{X}},{{u}_{{{R}_{0}}}}\) lần lượt là điện áp giữa hai đầu \({{R}_{X}}\) và \({{R}_{0}}\). Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa \({{u}_{X}},{{u}_{{{R}_{0}}}}\) là
A. đoạn thẳng.
B. đường elip.
C. đường tròn.
D. đường hypebol.
-
Câu 15:
Hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc v vào thời gian t của một vật dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tại \({{t}_{1}}\) li độ của vật có giá trị dương.
B. Tại \({{t}_{4}}\), gia tốc của vật có giá trị dương.
C. Tại \({{t}_{3}}\), gia tốc của vật có giá trị âm.
D. Tại \({{t}_{2}}\), li độ của vật có giá trị âm.
-
Câu 16:
Đặt điện áp \(u={{U}_{0}}\cos \omega t\) vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có độ lớn cực đại thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm bằng
A. \(\frac{{{U}_{0}}}{\omega L\sqrt{2}}\)
B. \(\frac{{{U}_{0}}}{2\omega L}\)
C. 0
D. \(\frac{{{U}_{0}}}{\omega L}\)
-
Câu 17:
Một con lắc lò xo khi dao động điều hòa thì thấy chiều dài lớn nhất và nhỏ nhất của lò xo là \(34cm\) và \(26cm\). Độ lệch lớn nhất khỏi vị trí cân bằng của vật nặng khi dao động là
A. \(6cm\)
B. \(8cm\)
C. \(4cm\)
D. \(12cm\)
-
Câu 18:
Một người có mắt tốt, không có tật, quan sát một bức tranh trên tường. Người này tiến lại gần bức tranh và luôn nhìn rõ được bức tranh. Trong khi vật dịch chuyển, tiêu cự của thủy tinh thể và góc trông vật của mắt người này thay đổi như thế nào?
A. Tiêu cự tăng, góc trông vật giảm.
B. Tiêu cự tăng, góc trông vật tăng.
C. Tiêu cự giảm, góc trông vật giảm.
D. Tiêu cự giảm, góc trông vật tăng.
-
Câu 19:
Một sóng cơ hình sin truyền trên một phương có bước sóng λ. Gọi d là khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm mà hai phần tử của môi trường tại đó dao động vuông pha nhau. Tỉ số \(\frac{\lambda }{d}\) bằng
A. 2
B. 8
C. 1
D. 4
-
Câu 20:
Âm có tần số 10Hz là
A. Họa âm.
B. Hạ âm.
C. Âm thanh.
D. Siêu âm.
-
Câu 21:
Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì
A. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên.
B. khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng.
C. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại.
D. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu.
-
Câu 22:
Tại cùng một nơi, ba con lắc đơn có chiều dài \({{\text{l}}_{1}},{{\text{l}}_{2}},{{\text{l}}_{3}}\) có chu kì dao động tương ứng lần lượt là \(0,9s;1,5s\) và \(1,2s\). Nhận xét nào sau đây là đúng về chiều dài của các con lắc?
A. \({{\text{l}}_{3}}={{\text{l}}_{1}}-{{\text{l}}_{2}}\)
B. \({{\text{l}}_{2}}^{2}={{\text{l}}_{1}}^{2}+{{\text{l}}_{3}}^{2}\)
C. \({{\text{l}}_{1}}={{\text{l}}_{2}}-{{\text{l}}_{3}}\)
D. \({{\text{l}}_{2}}={{\text{l}}_{3}}-{{\text{l}}_{1}}\)
-
Câu 23:
Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc cường độ i của một dòng điện xoay chiều trong một đoạn mạch vào thời gian t. Trong thời gian một phút, dòng điện qua mạch đổi chiều:
A. 3000 lần.
B. 1500 lần.
C. 250 lần.
D. 500 lần.
-
Câu 24:
Một sóng cơ hình sin lan truyền trên một sợi dây dài căng ngang với bước sóng \(30cm\). M và N là hai phần tử dây có vị trí cân bằng cách nhau một khoảng 40cm. Biết rằng khi li độ của M là 3cm thì li độ của N là \(-3cm\). Biên độ của sóng là
A. \(2\sqrt{3}cm\)
B. \(3cm\)
C. \(3\sqrt{2}cm\)
D. \(6cm\)
-
Câu 25:
Mạch điện xoay chiều gồm tụ điện có điện dung \(C=\frac{{{10}^{-3}}}{8\pi }F\), mắc nối tiếp với cuộn dây có điện trở thuần \(r=30\Omega \) và độ tự cảm \(L=\frac{0,4}{\pi }H\). Điện áp tức thời giữa hai đầu mạch điện là \(u=100\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t \right)\left( V \right)\). Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch là
A. \(I=2A\)
B. \(I=\sqrt{2}A\)
C. \(I=\frac{1}{\sqrt{2}}A\)
D. \(I=2\sqrt{2}A\)
-
Câu 26:
Một dòng điện không đổi có giá trị là \({{I}_{0}}\left( A \right)\). Để tạo ra một công suất tương đương với dòng điện không đổi trên thì dòng điện xoay chiều phải có giá trị cực đại là bao nhiêu?
A. \(2\sqrt{2}{{I}_{0}}\)
B. \(2{{I}_{0}}\)
C. \(\sqrt{2}{{I}_{0}}\)
D. \(\frac{{{I}_{0}}}{\sqrt{2}}\)
-
Câu 27:
Mạch điện chứa nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r, điện trở mạch ngoài là R và có dòng điện I thì hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài được xác định theo biểu thức:
A. \({{U}_{AB}}=E-I\left( r+R \right)\)
B. \({{U}_{AB}}=E-IR\)
C. \({{U}_{AB}}=E+I\left( r+R \right)\)
D. \({{U}_{AB}}=E-Ir\)
-
Câu 28:
Trong mạch điện xoay chiều \(RLC\) mắc nối tiếp thì hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch luôn không nhỏ hơn hiệu điện thế hiệu dụng giữa hai đầu linh kiện điện tử nào sau đây?
A. tụ điện.
B. đoạn mạch có điện trở nối tiếp tụ điện.
C. điện trở.
D. đoạn mạch có điện trở nối tiếp cuộn cảm.
-
Câu 29:
Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ tắt dần?
A. Biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Không có sự biến đổi qua lại giữa động năng và thế năng.
C. Cơ năng giảm dần theo thời gian.
D. Ma sát càng lớn, dao động tắt càng nhanh.
-
Câu 30:
Cường độ âm tại một điểm tăng lên gấp bao nhiêu lần nếu mức cường độ âm tại đó tăng thêm \(2dB\)?
A. \(\approx 1,58\) lần.
B. \(100\) lần.
C. \(\approx 3,16\) lần.
D. \(1000\) lần.
-
Câu 31:
Cho đoạn mạch xoay chiều AB nối tiếp gồm: AM chứa biến trở R, đoạn mạch MN chứa r, đoạn NP chứa cuộn cảm thuần, đoạn PB chứa tụ điện có điện dung biến thiên. Ban đầu thay đổi tụ điện sao cho UAP không phụ thuộc vào biến trở R. Giữ nguyên giá trị điện dung đó và thay đổi biến trở. Khi \({{u}_{AP}}\) lệch pha cực đại so với \({{u}_{AB}}\) thì \({{U}_{PB}}={{U}_{1}}\). Khi tích \(\left( {{U}_{AN}}.{{U}_{NP}} \right)\) cực đại thì \({{U}_{AM}}={{U}_{2}}\). Biết rằng \({{U}_{1}}=2.\left( \sqrt{6}+\sqrt{3} \right){{U}_{2}}\). Độ lệch pha cực đại giữa \({{u}_{AP}}\) và \({{u}_{AB}}\) gần nhất với giá trị nào?
A. \(\frac{4\pi }{7}\)
B. \(\frac{6\pi }{7}\)
C. \(\frac{3\pi }{7}\)
D. \(\frac{5\pi }{7}\)
-
Câu 32:
Lần lượt mắc một điện trở R, một cuộn dây, một tụ điện C vào cùng một nguồn điện ổn định và đo cường độ dòng điện qua chúng thì được các giá trị (theo thứ tự) là \(1A;1A\) và 0A; điện năng tiêu thụ trên R trong thời gian Δt khi đó là Q. Sau đó mắc nối tiếp các linh kiện trên cùng với một ampe kế nhiệt lí tưởng vào một nguồn ổn định thứ hai thì số chỉ ampe kế là 1A; còn nếu mắc điện trở R nối tiếp với tụ vào nguồn thứ hai thì ampe kế cũng chỉ 1A. Biết nếu xét trong cùng thời gian Δt thì: điện năng tiêu thụ trên R khi chỉ mắc nó vào nguồn thứ hai là 4Q. Hỏi khi mắc cuộn dây vào nguồn này thì điện năng tiêu thụ trong thời gian Δt này bằng bao nhiêu?
A. \(\sqrt{2}Q\)
B. \(Q\)
C. \(0,5Q\)
D. \(2Q\)
-
Câu 33:
Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa có phương trình là \({{x}_{1}}=5\cos \left( \omega t+\varphi \right)\left( cm \right)\) và \({{x}_{2}}={{A}_{2}}\cos \left( \omega t-\frac{\pi }{4} \right)\left( cm \right)\) thì dao động tổng hợp có phương trình là \(x=A\cos \left( \omega t-\frac{\pi }{12} \right)\left( cm \right)\). Thay đổi \({{A}_{2}}\) để A có giá trị bằng một nửa giá trị cực đại mà nó có thể đạt được thì \({{A}_{2}}\) có giá trị là
A. \(\frac{5}{\sqrt{3}}cm\)
B. \(\frac{10}{\sqrt{3}}cm\).
C. \(5\sqrt{3}cm\).
D. \(10\sqrt{3}cm\).
-
Câu 34:
Hai quả cầu nhỏ giống hệt nhau bằng kim loại, có khối lượng 90g, được treo vào cùng một điểm O bằng hai sợi chỉ không dãn, có cùng độ dài 10cm, biết một quả được giữ cố định ở vị trí cân bằng. Hai quả cầu tiếp xúc với nhau. Tích điện cho một quả cầu thì thấy hai quả cầu đẩy nhau cho đến khi hai dây treo hợp với nhau một góc \({{60}^{0}}\). Lấy \(g=10m/{{s}^{2}}\). Xác định độ lớn lượng điện tích đã truyền cho các quả cầu.
A. \({{2.10}^{-6}}C\)
B. \({{4.10}^{-6}}C\)
C. \({{10}^{-6}}C\)
D. \({{3.10}^{-6}}C\)
-
Câu 35:
Hai dao động điều hòa (1) và (2) cùng phương, cùng tần số và cùng biên độ \(A=4cm\). Tại một thời điểm nào đó, dao động \(\left( 1 \right)\) có li độ \(x=2\sqrt{3}cm\), đang chuyển động ngược chiều dương, còn dao động (2) đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Lúc đó, dao động tổng hợp của hai dao động trên có li độ bao nhiêu và đang chuyển động theo hướng nào dưới đây?
A. \(x=2\sqrt{3}cm\) và chuyển động theo chiều dương.
B. \(x=0\) và chuyển động ngược chiều dương.
C. \(x=2\sqrt{3}cm\) và chuyển động theo chiều âm.
D. \(x=4cm\) và chuyển động ngược chiều dương.
-
Câu 36:
Đặt một điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây không thuần cảm nối tiếp với tụ điện, vôn kế nhiệt mắc vào hai đầu cuộn dây. Nếu nối tắt tụ điện thì số chỉ vôn kế tăng 3 lần và dòng điện chạy qua mạch trong hai trường hợp vuông pha với nhau. Hệ số công suất của mạch điện lúc đầu (khi chưa nối tắt tụ điện) là
A. \(\frac{3}{\sqrt{10}}\)
B. \(\frac{1}{\sqrt{3}}\)
C. \(\frac{1}{\sqrt{10}}\)
D. \(\frac{1}{3}\)
-
Câu 37:
Cho mạch điện xoay chiều hai đầu \(AB\), gồm hai đoạn \(AM\) và \(MB\) mắc nối tiếp nhau. Điện áp tức thời giữa hai đầu \(AB,AM,MB\) tương ứng là \({{u}_{AB}},{{u}_{AM}},{{u}_{MB}}\), được biểu diễn bằng đồ thị hình bên theo thời gian \(t\). Biết cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức \(i=\sqrt{2}\cos \left( \omega t \right)\left( A \right)\). Công suất tiêu thụ trên các đoạn mạch \(AM\) và \(MB\) lần lượt là
A. \(139,47W\), \(80,52W\)
B. \(82,06W\), \(40,25W\)
C. \(90,18W\), \(53,33W\)
D. \(98,62W\), \(56,94W\)
-
Câu 38:
Hai vật A và BB có cùng khối lượng 1(kg) và có kích thước nhỏ, được nối với nhau bằng một sợi dây mảnh, nhẹ, không dẫn điện dài \(20\left( cm \right)\), vật B tích điện tích \(q={{10}^{-6}}\left( C \right)\). Vật A được gắn vào một đầu lò xo nhẹ có độ cứng \(k=10\left( N/m \right)\), đầu kia của lò xo cố định. Hệ được đặt nằm ngang trên mặt bàn nhẵn trong một điện trường đều có cường độ điện trường \(E={{2.10}^{5}}\left( V/m \right)\) hướng dọc theo trục lò xo. Ban đầu hệ nằm yên, lò xo bị dãn. Cắt dây nối hai vật, vật B rời ra chuyển động dọc theo chiều điện trường, vật A dao động điều hòa. Sau khoảng thời gian \(1,5\left( s \right)\) kể từ lúc dây bị cắt thì A và B cách nhau một khoảng gần đúng là?
A. \(28,5\left( cm \right)\)
B. \(44,5\left( cm \right)\)
C. \(24,5\left( cm \right)\)
D. \(22,5\left( cm \right)\)
-
Câu 39:
Trong một thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn \({{S}_{1}}\) và \({{S}_{2}}\) cách nhau \(16cm\), dao động theo phương vuông góc với mặt nước, cùng biên độ, cùng pha, cùng tần số \(80Hz\). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là \(40cm/s\). Ở mặt nước, gọi d là đường trung trực của đoạn \({{S}_{1}}{{S}_{2}}\). Trên d, điểm M ở cách \({{S}_{1}}10cm\); điểm N dao động cùng pha với M và gần M nhất sẽ cách M một đoạn có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
A. \(6,8mm\).
B. \(7,8mm\).
C. \(9,8mm\)
D. \(8,8mm\)
-
Câu 40:
Ở mặt nước, một nguồn sóng đặt tại điểm O dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng λ. Chọn hệ tọa độ vuông góc Oxy (thuộc mặt nước). Hai điểm P và Q nằm trên Ox, P dao động ngược pha với O còn Q dao động cùng pha với O. Giữa khoảng OP có 4 điểm dao động ngược pha với O, giữa khoảng OQ có 8 điểm dao động ngược pha với O. Trên trục Oy có điểm M sao cho góc PMQ đạt giá trị lớn nhất. Tìm số điểm dao động ngược pha với O trên đoạn MQ?
A. 7
B. 6
C. 5
D. 4