Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Trường THPT Cao Thắng
-
Câu 1:
Cho 14,2 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 22,2 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y ?
A. 150 ml
B. 250 ml
C. 500 ml
D. 300 ml
-
Câu 2:
Cho 180 gam dung dịch glucozơ 10% tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thu được m gam Ag. Giá trị của m ?
A. 12,96
B. 10,8
C. 21,6
D. 16,2
-
Câu 3:
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin bậc 1, mạch hở, no, đơn chức kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 8. Hai amin có CTPT lần lượt là:
A. CH3NH2 và C2H5NH2.
B. C2H5NH2 và C3H7NH2
C. C3H7NH2 và C4H9NH2
D. C4H9NH2 và C5H11NH2
-
Câu 4:
Cho 16,8 lít (đktc) hỗn hợp X gồm propin và hiđro qua bình đựng Ni (nung nóng), thu được hỗn hợp Y chỉ chứa ba hiđrocacbon có tỉ khối so với H2 là 21,5. Biết Y phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a?
A. 0,25
B. 0,2
C. 0,1
D. 0,15
-
Câu 5:
Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường
(a) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
(b) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.
(d) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2SiO3.
(e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF.
(g) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa?
A. 5
B. 3
C. 6
D. 4
-
Câu 6:
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X, thu được 2 mol Gly, 2 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Gly-Ala Val) nhưng không thu được peptit Gly-Gly. Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X ?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 7:
Cho các phát biểu sau:
(1) Đipetit Ala-Gly có phản ứng màu biure.
(2) Dung dịch lysin làm quì tím chuyển màu xanh.
(3) Anilin có lực bazơ mạnh hơn metylamin.
(4) Metyl fomat có phản ứng tráng gương. .
(5) Thủy phân vinyl axetat cho sản phẩm có phản ứng tráng gương.
(6) Tất cả protein đều tan trong nước.
Số phát biểu đúng?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
-
Câu 8:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch Fe(NO3)3.
(2) Nhúng thanh Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.
(3) Nhung thanh đồng vào dung dịch FeCl3.
(4) Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
(5) Nhúng thanh Zn vào dung dịch HCl. Con
(6) Để đồ vật bằng thép cacbon ngoài không khí ẩm. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa ?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 9:
Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 3,22 mol O2 thu được CO2 và 2,12 mol H2O. Mặt khác, cho m gam X tác dụng vừa đủ NaOH thu được a gam hỗn hợp hai muối natri stearat và natri oleat. Giá trị của a ?
A. 33,36
B. 36,56
C. 34,96
D. 35,44
-
Câu 10:
Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 16,32 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 2,688 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của m ?
A. 13,44.
B. 14,0
C. 6,72
D. 16,32
-
Câu 11:
Hòa tan 5,6 gam Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 4,48
B. 3,36
C. 2,24
D. 6,72
-
Câu 12:
Điện phân 100 ml dung dịch A chứa AgNO3 0,2M, Cu(NO3)2 0,1M và Zn(NO3)2 0,15M với cường độ dòng điện I= 1,34A trong 72 phút. Số gam kim loại ở catot sau điện phân là
A. 3,45 gam
B. 2,48 gam
C. 3,775 gam
D. 2,8 gam
-
Câu 13:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(2) Dẫn luồng khí H2 đến dư qua ống sứ chứa Cuo.
(3) Cho dung dịch HCl vào dung dịch AgNO3.
(4) Cho Na kim loại vào dung dịch CuSO4.
(5) Cho Cu dạng bột vào lượng dư dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất ?
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
-
Câu 14:
Cho 0,15 mol axit glutamic vào 150 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho 350 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 61,0
B. 50,2
C. 48,4
D. 46,2
-
Câu 15:
Khi clo hoá PVC thu được một loại tơ clorin chứa 66,77% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC, Giá trị của k là
A. 1,5
B. 3,5
C. 2
D. 3
-
Câu 16:
Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và Mg với tỉ lệ mol tương ứng 3 :1 vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 1,2M và AgNO3 0,8M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 22,84 gam chất rắn Y. Để tác dụng tối đa các chất tan có trong dung dịch X cần dùng dung dịch chứa 0,36 mol NaOH. Giá trị của m ?
A. 11,52 gam
B. 9,6 gam
C. 14,4 gam
D. 12,48 gam
-
Câu 17:
Cho 0,5 mol hỗn hợp X gồm hai este đơn chức tác dụng vừa đủ với 350 ml dung dịch KOH 2M, thu được chất hữu cơ Y (no, đơn chức, mạch hở, có tham gia phản ứng tráng gương) và 75,4 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn Y cần vừa đủ 16,8 lít khí O2 (đktc). Khối lượng của 0,5 mol X là
A. 49,4
B. 54,8
C. 53,0
D. 50,47
-
Câu 18:
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, axit glutamic, metylamin và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol hỗn hợp X cần vừa đủ 8,568 lít (đktc) khí O2 thu được 6,72 lít (đktc) khí CO2. Nếu cho 0,18 mol hỗn hợp X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 23,43
B. 25,62
C. 21,24
D. 26,72
-
Câu 19:
Chất X (CnH2n+2 O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; chất Y(CmH2m4O7N6) là hexapeptit được tạo bởi một amino axit. Biết 0,1 mol E gồm X và Y tác dụng tối đa với 0,32 mol NaOH trong, dung dịch, đun nóng, thu được etylamin và dung dịch chỉ chứa 31,32 gam hỗn hợp muối. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 77
B. 52
C. 49
D. 22
-
Câu 20:
Sục tử từ CO2 đến dư vào dung dịch chứa 0,15 mol Ca(OH)2 và 0,3 mol KOH, ta thu được kết quả như đồ thị sau:
Giá trị của x ?
A. 0,55
B. 0,65
C. 0,45
D. 0,5
-
Câu 21:
Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 25
B. 15
C. 40
D. 30
-
Câu 22:
Hỗn hợp E gồm bốn este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho m gam E tác dụng tối đa với 200 ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được hỗn hợp X gồm các ancol và 20,5 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ X vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình tăng 6,9 gam so với ban đầu. Giá trị của m ?
A. 16,32
B. 13,60
C. 20,40
D. 8,16.
-
Câu 23:
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 2,8 gam Fe và 1,6 gam Cu trong 500ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,1M và HCl 0,4M, thu được khí NO (duy nhất) và dung dịch X. Cho X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được m (g) chất rắn. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng. Giá trị của m là
A. 29,24
B. 30,05
C. 28,7
D. 34,1
-
Câu 24:
Sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn có:
A. Fe2O3
B. Al
C. Al2O3
D. Fe
-
Câu 25:
Kim loại crom tan được trong dung dịch:
A. HNO3 (đăc, nguội).
B. HCl (nóng).
C. H2SO4 (đặc, nguội).
D. NaOH (loãng).
-
Câu 26:
Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “gạch cua” nổi lên là do:
A. phản ứng thủy phân protein
B. sự đông tụ lipit.
C. sự động tụ protein
D. phản ứng màu của protein
-
Câu 27:
Chất có khả năng trùng hợp tạo thành cao su là
A. \(C{H_2} = CHCl\)
B. \(C{H_2} = C{H_2}\)
C. \(C{H_2} = CH - CH = C{H_2}\)
D. \(C{H_2} = C(C{H_3})COOC{H_3}\)
-
Câu 28:
Phương pháp hiện đại điều chế anđehit axetic từ nguồn nguyên liệu nào dưới đây?
A. Etan
B. Ancol etylic
C. Axetilen
D. Etilen
-
Câu 29:
Nước cứng là nước chứa nhiều các cation nào sau đây?
A. Ca2+ , Fe2+.
B. Mg2+, Zn2+.
C. Ca2+, Mg2+.
D. Mg2+, Fe2+.
-
Câu 30:
Để chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn (điều kiện thường) thì người ta cho chất béo lỏng phản ứng với:
A. H2, đun nóng, xúc tác Ni.
B. khí oxi.
C. nước brom
D. dung dịch NaOH đun nóng.
-
Câu 31:
Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch FeCl3?
A. Cu
B. Ni
C. Ag
D. Fe
-
Câu 32:
Kim loại nào sau đây không tác dụng với nước?
A. K
B. Na
C. Ca
D. Be
-
Câu 33:
Ở điều kiện thường chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. FeCl3
B. Fe3O4
C. Fe2O3
D. Fe(OH)3
-
Câu 34:
Cacbohiđrat thuộc loại hợp chất hữu cơ:
A. đa chức
B. đơn chức
C. tạp chức
D. hiđrocacbon
-
Câu 35:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong các phân tử peptit mạch hở chứa n gốc anpha-amino axit, có số liên kết peptit là n-1
B. Trong các dung dịch amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím.
C. Các protein đều tan trong nước.
D. Trong phân tử các anpha-amino axit chỉ có 1 nhóm amino.
-
Câu 36:
Các polime thuộc loại tơ nhân tạo là:
A. tơ visco và tơ nilon-6,6.
B. tơ tằm và tơ vinilon.
C. tơ nilon-6,6 và tơ capron
D. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat.
-
Câu 37:
Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?
A. Cho miếng nhôm vào dung dịch NaOH.
B. Ngâm miếng hợp kim Fe-Cu trong dung dịch muối ăn.
C. Cho miếng Na vào dung dịch CuSO4.
D. Đốt miếng gang (hợp kim Fe-C) trong bình chứa khí oxi.
-
Câu 38:
Cho các muối rắn sau: NaHCO3, NaCl, Na2CO3, AgNO3, KNO3. Số muối dễ bị nhiệt phân là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
-
Câu 39:
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Thành phần chính của sợi bông, gỗ, nứa là xenlulozơ
B. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.
C. Khi cho giấm ăn (hoặc chanh) vào sữa bò hoặc sữa đậu nành thì có kết tủa xuất hiện.
D. Tinh bột là lương thực của con người.
-
Câu 40:
Khi thủy phân este X có công thức phân tử C4H6O2 trong môi trường axit, thu được 2 chất có thể tham gia phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo thu gọn của X?
A. \(H - COO - CH = CH - C{H_3}\)
B. \(C{H_3} - COO - CH = C{H_2}\)
C. \(C{H_2} = CH - COO - C{H_3}\)
D. \(H - COO - C{H_2} - CH = C{H_2}\)