170 câu trắc nghiệm Kế toán quốc tế
Bộ trắc nghiệm Kế toán quốc tế có đáp án giúp bạn có thêm tài liệu ôn thi dễ dạng hơn. Để kiểm tra kiến thức, các bạn có thể tạo bài test theo từng phần có giới hạn thời gian hoặc chọn tạo đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn đạt kết quả thật cao trong kì thi sắp đến.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại KHÔNG bao gồm:
A. hàng bị lỗi thời.
B. sản phẩm chế biến dở dang.
C. hàng hóa.
D. hàng đi đường.
-
Câu 2:
Nếu áp dụng tính khấu hao theo phương pháp làm tròn nửa năm thì một thiết bị công ty mua và đưa vào sử dụng ngày 3/5/2014, thì tài sản này trong năm 2014 sẽ được trích khấu hao:
A. 8 tháng.
B. 6 tháng.
C. 12 tháng.
D. 10 tháng.
-
Câu 3:
Ngày 8/1/N công ty mua bảo hiểm oto cho cả năm 6.000 USD Kế toán ghi:
A. Nợ TK Tiền mặt 6.000 USD/Có TK Phải trả người bán 6.000 USD
B. Nợ TK Bảo hiểm trả trước 6.000 USD/Có TK Tiền mặt 6.000 USD
C. Nợ TK Chi phí bảo hiểm 6.000 USD/Có TK Tiền mặt 6.000 USD
D. Nợ TK Phải trả người bán 6.000 USD/Có TK Tiền mặt 6.000 USD
-
Câu 4:
Những trường hợp nào sau đây được xác định là nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi vào sổ kế toán.
A. Ký hợp đồng thuê nhà xưởng để sản xuất, giá trị hợp đồng 20 triệu đồng/năm.
B. Mua TSCĐ 50 triệu chưa thanh toán.
C. Nhận được lệnh chi tiền phục vụ tiếp khách của doanh nghiệp 5 triệu.
D. Tất cả các trường hợp trên.
-
Câu 5:
Nếu một doanh nghiệp có nợ phải trả là 19.000 (Đ.V.T: 1.000 đ) và nguồn vốn chủ sở hữu là 57.000 thì tài sản của doanh nghiệp là:
A. 38.000
B. 76.000
C. 57.000
D. 19.000
-
Câu 6:
Nhóm nào sau đây sử dụng thông tin kế toán trong việc dự kiến khả năng sinh lời và khả năng thanh toán công nợ của một doanh nghiệp?
A. Ban lãnh đạo
B. Các chủ nợ
C. Các nhà đầu tư
D. Cơ quan thuế
-
Câu 7:
Tính chất của bảng cân đối kế toán:
A. Sự nhất quán.
B. Sự liên tục.
C. Sự cân bằng.
D. Cả 3 đều sai.
-
Câu 8:
Cho biết đặc diểm của Bảng cân đối kế toán:
A. Phản ảnh tổng quát tài sản và nguồn vốn, biểu hiện bằng tiền, sau một thời kỳ nhất định.
B. Phản ảnh chi tiết tài sản và nguồn vốn, biểu hiện bằng tiền, sau một thời kỳ nhất định.
C. Phản ảnh tổng quát tài sản và nguồn vốn, biểu hiện bằng tiền, tại một thời điểm nhất định.
D. Không có câu nào đúng.
-
Câu 9:
Trường hợp nào sau đây không làm thay đổi số tổng cộng cuối cùng của Bảng cân đối kế toán:
A. Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ người bán 300.
B. Mua hàng hóa chưa thanh toán 200.
C. Xuất quỹ tiền mặt trả nợ vay ngân hàng 700.
D. Tất cả các trường hợp trên.
-
Câu 10:
Trường hợp nào sau đây làm thay đổi tỷ trọng của tất cả các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán.
A. Nguồn vốn tăng, nguồn vốn giảm.
B. Tài sản tăng, tài sản giảm.
C. Hai trường hợp trên.
D. Không có trường hợp nào.
-
Câu 11:
Chênh lệch giữa lợi nhuận gộp và doanh thu thuần là:
A. Hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán.
B. Giá vốn hàng bán.
C. Chiết khấu thương mại.
D. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
-
Câu 12:
Việc sử dụng tài khoản 214 là để đảm bảo:
A. Nguyên tắc giá gốc
B. Nguyên tắc thận trọng
C. Nguyên tắc tương xứng
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 13:
Khi doanh nghiệp ứng trước tiền cho người bán, kế toán định khoản:
A. Nợ TK 131 / Có TK 111
B. Nợ TK 141 / Có TK 111
C. Nợ TK 331 / Có TK 111
D. Cả 3 đều sai.
-
Câu 14:
Quan hệ giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết là:
A. Tổng dư Nợ bằng Tổng dư Có
B. Tổng phát sinh Nợ = Tổng phát sinh Có
C. Cả a, b đều đúng
D. Cả a, b đều sai
-
Câu 15:
Để kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, kế toán lập:
A. Bảng cân đối tài khoản
B. Tài khoản cấp 2
C. Các sổ chi tiết
D. Bảng tổng hợp chi tiết
-
Câu 16:
“Ghi sổ kép” nghĩa là:
A. Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ghi vào bên nợ thì phải ghi vào bên có với số tiền bằng nhau.
B. Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ghi vào bên tài sản thì phải ghi vào bên nguồn vốn với số tiền bằng nhau.
C. Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ghi vào chi phí thì phải ghi vào bên doanh thu với số tiền bằng nhau.
D. Tất cả các câu đều đúng.
-
Câu 17:
Nhóm tài khoản dùng để điều chỉnh giảm giá trị của tài sản là nhóm tài khoản:
A. Có kết cấu ngượi lại với kết cấu của tài khoản mà nó điều chỉnh.
B. Trên Bảng cân đối kế toán được ghi bên phần tài sản và ghi số âm.
C. Gồm các tài khoản 129,139,159,229, và 214.
D. Tất cả các câu trên đều đúng.
-
Câu 18:
Loại tài khoản nào sau đây sẽ không được xuất hiện trên bảng cân đối tài khoản:
A. Tài khoản có số dư đầu kỳ, số phát sinh và số dư cuối kỳ.
B. Tài khoản chỉ có số dư đầu kỳ và không có số phát sinh.
C. Tài khoản chỉ có số phát sinh và không có số dư.
D. Tất cả đều xuất hiện trên bảng cân đối tài khoản.
-
Câu 19:
Đối với phương pháp tính giá hàng tồn kho theo LIFO, câu phát biểu nào là đúng:
A. Vật liệu xuất ra trước tính theo giá của lần nhập sau cùng trước khi xuất và lần lượt tính ngược lên theo thời gian nhập.
B. Giá trị vật liệu tồn tính theo giá của những vật liệu nhập kho đầu tiên.
C. Cả hai câu trên đều đúng.
D. Cả hai câu trên đều sai.
-
Câu 20:
Tồn Ngày 1/9: 10 cái * 4.00
Mua Ngày 8/9: 40 cái * 4.40
Ngày 19/9: 30 cái * 4.20
Xuất bán 50 cái, theo giá FIFO:
A. 213.75
B. 342.00
C. 216.00
D. 214.00
-
Câu 21:
Tồn kho vật liệu đầu kỳ 4.000kg x 5đ/kg. Nhập kho giá chưa thuế 6.000 x 6đ/kg, thuế GTGT 10%. Chi phí bốc vác giá chưa thuế 0,5đ/kg, thuế GTGT 5%. Vậy đơn giá bình quân vật liệu xuất kho là:
A. 6,26
B. 5,9
C. 5,6
D. 7,1
-
Câu 22:
Mua sắm TSCĐ, giá hóa đơn chưa thuế 30 triệu, thuế GTGT 10%. Chi phí lắp đặt trước khi sử dụng có giá chưa thuế 2 triệu, thuế GTGT 10%. Tất cả trả bằng tiền gửi ngân hàng. Vậy nguyên giá TSCĐ sẽ là:
A. 30.000.000
B. 32.000.000
C. 33.000.000
D. 35.200.000
-
Câu 23:
Kiểm tra chứng từ là:
A. Tính giá chứng từ, ghi chép định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
B. Kiểm tra tính rõ ràng trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu phản ảnh trên chứng từ.
C. Hai câu trên đúng.
D. Hai câu đều sai.
-
Câu 24:
Chứng từ ghi sổ là:
A. Chứng từ mệnh lệnh.
B. Chứng từ chấp hành.
C. Chứng từ dùng để tập hợp các số liệu của chứng từ gốc cùng loại, cùng nghiệp vụ, trên cơ sở đó để ghi chép vào sổ kế toán.
D. Cả ba câu trên đều đúng.
-
Câu 25:
Phương pháp tiến hành kiểm kê đối với TGNH và các khoản thanh toán là:
A. Đối chiếu số dư của từng tài khoản giữa sổ kế toán của doanh nghiệp với sổ của ngân hàng hoặc các đơn vị có quan hệ thanh toán.
B. Trực tiếp đếm từng loại và đối chiếu, lập báo cáo kiểm kê.
C. Cả hai câu trên đều đúng.
D. Cả hai câu trên đều sai.
-
Câu 26:
Chứng từ bắt buộc là chứng từ:
A. Phản ảnh quan hệ kinh tế giữa các pháp nhân hay có yêu cầu quản lý chặt chẻ và mang tính phổ biến rộng rãi.
B. Được sử dụng trong nội bộ đơn vị. Nhà nước hướng dẫn những chỉ tiêu đặc trưng, các bộ ngành các thành phần kinh tế dựa trên cơ sở đó vận dụng vào từng trường hợp cụ thể thích hợp.
C. Không có câu nào ở trên.
D. Cả 2 câu trên.
-
Câu 27:
Câu phát biểu nào sau đây không thuộc nội dung của “kiểm tra chứng từ kế toán”:
A. Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, hợp pháp, hợp lệ, đầy đủ của các chỉ tiêu phản ảnh trên chứng từ.
B. Kiểm tra việc hoàn chỉnh và luân chuyển chứng từ.
C. Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ.
D. Kiểm tra việc chấp hành hệ thống kiểm soát nội bộ.
-
Câu 28:
Tại doanh nghiệp, có các số liệu kế toán sau: TK621 - 350; TK622 - 833; TK627 - 567; TK641 - 165; TK642 - 280; Nhập kho 500 sản phẩm, biết chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ 30, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 45. Hãy cho biết giá thành đơn vị sản phẩm:
A. 4,39đ/sp
B. 3,5đ/sp
C. 3,64đ/sp
D. 3,47đ/sp
-
Câu 29:
Nhập kho 1.200 sản phẩm, tổng giá thành 14.400. Xuất bán 800 sản phẩm, giá bán chưa thuế 19đ/sp; thuế GTGT 10%. Chi phí bán hàng 0,5đ/sp, chi phí quản lý doanh nghiệp =1/2 chi phí bán hàng. Vậy kết quả kinh doanh sẽ là:
A. Lời 5.000
B. Lời 5.600
C. Lời 6.520
D. Không phải các số trên
-
Câu 30:
Có tình hình phát sinh tại một doanh nghiệp: tồn kho hàng hóa đầu kỳ 700đv x 10đ/đv; nhập kho 1.300đv x 11đ/đv. Xuất kho đem bán 1.700 đv, giá bán chưa thuế 20đ/đv, thuế GTGT 10%. Hãy xác định lãi gộp, biết giá hàng hóa xuất kho tính theo LIFO.
A. 19.300
B. 22.300
C. 25.700
D. 22.700