880 Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào Sacombank
Bộ 880 Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi vào Sacombank có đáp án do tracnghiem.net sưu tầm, sẽ giúp bạn ôn tập kiến thức và luyện thi một cách dễ dàng. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/45 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Ngân hàng thực hiện kiểm tra sau cho vay đối với khách hàng vay giải ngân bằng tiền mặt phải theo quy định nào sau đây:
A. Trong vòng 01 tháng kể từ ngày giải ngân và sau đó định kỳ tối thiều 02 tháng 1 lần
B. Trong vòng 02 tháng kể từ ngày giải ngân và sau đó định kỳ tối thiều 02 tháng 1 lần
C. Trong vòng 03 tháng kể từ ngày giải ngân và sau đó định kỳ tối thiều 02 tháng 1 lần
-
Câu 2:
Các khoản nợ nào dưới đây không thuộc đối tượng trích lập dự phòng cụ thể theo QĐ 18/2007/QĐ-NHNN ban hành ngày 25/04/2007?
A. Nợ quá hạn dưới 10 ngày
B. Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.
C. Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày
D. Tất cả các TH trên
-
Câu 3:
Khi phát sinh nợ quá hạn mà khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ, anh/chị sẽ ưu tiên các phương pháp đòi nợ nào sau đây:
A. Gửi công văn đến các cơ quan chức năng hoặc bên chủ sở hữu tài sản yêu cầu hỗ trợ thu hồi nợ.
B. Lập hồ sơ khởi kiện
C. Thỏa thuận với KH để thu hồi vàxử lý tài sản đảm bảo
-
Câu 4:
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc tổ chức tín dụng:
A. Điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ.
B. Gia hạn nợ vay.
C. Cả (a) & (b) đều đúng.
D. Cả (a) & (b) đều sai.
-
Câu 5:
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) theo quy định hiện hành là:
A. 15%
B. 20%
C. 50%
D. 70%
-
Câu 6:
Mục tiêu cơ bản cần hướng tới khi tiến hành kiểm tra hồ sơ vay vốn:
A. Tính đầy đủ
B. Tính hợp lệ
C. Tính trung thực
D. Tất cả các phương án trên
-
Câu 7:
Nợ xấu là khoản nợ thuộc các nhóm nợ:
A. Nhóm 2, 3, 4, 5
B. Nhóm 3, 4 ,5
C. Nhóm 4, 5
D. Nhóm 5
-
Câu 8:
Nợ cơ cấu là các khoản nợ:
A. Được Ngân hàng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ
B. Được Ngân hàng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ
C. Được Ngân hàng chấp thuận gia hạn nợ
-
Câu 9:
Khi kiểm tra xét thấy khách hàng có dấu hiệu tẩu tán tài sản hoặc chuyển nhuợng bất hợp pháp tài sản đang thế chấp tại ngân hàng thì nhân viên ngân hàng làm gì trước tiên?
A. Báo cáo chính quyền địa phương
B. Báo cáo trưởng đơn vị
C. Kê biên tài sản thế chấp
D. a, b và c đều đúng.
-
Câu 10:
Khi phân loại nợ định tính, món vay bị chuyển sang nhóm 3. Tỷ lệ trích dự phòng cụ thể đối với món vay nhóm 3 là bao nhiêu?
A. 10%
B. 15%
C. 20%
D. 25%
-
Câu 11:
Theo anh/chị cơ quan nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán:
A. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
B. Bộ Tài chính.
C. Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
D. Sở giao dịch chứng khoán
-
Câu 12:
Văn bản đề ra những nguyên tắc và chuẩn mực căn bản mà hoạt động cấp tín dụng của Sacombank được xuất phát từ đó; những nguyên tắc và chuẩn mực này phải được tuân thủ để có thể quản lý được rủi ro trong tầm chấp nhận được gọi là:
A. Chính sách tín dụng.
B. Hướng dẫn quy trình cho vay.
C. Quy chế cho vay
D. Quy trình thẩm định
-
Câu 13:
Các chức năng, nhiệm vụ nào dưới đây không thuộc Nhân viên quản lý tín dụng:
A. Đề xuất biện pháp thực hiện việc thu nợ đối với các khỏan nợ trễ hạn, nợ quá hạn, nợ xấu
B. Hòan chỉnh hồ sơ và lập thủ tục giải ngân, thu phí (nếu có): Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm, giấy nhận nợ; Tiếp nhận bản chính giấy tờ sở hữu tài sản bảo đản và các giấy tờ có liên quan
C. Thực hiện các nghiệp vụ: Chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối và chi trả tiền phi mậu dịch.
-
Câu 14:
Chấm điểm và xếp hạng tín dụng là một trong những cơ sở để xác định lãi suất cho vay.
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 15:
Một khoản vay sau khi dùng dự phòng cụ thể của chính khoản vay đó để xử lý tổn thất nhưng vẫn không đủ thì:
A. Dùng quỹ dự phòng cụ thể còn lại của Chi nhánh để xử lý tiếp sau khi thanh lý hết tài sản bảo đảm.
B. Dùng quỹ dự phòng chung của Chi nhánh để xử lý tiếp sau khi thanh lý hết tài sản bảo đảm.
C. Cả hai trường hợp trên
-
Câu 16:
Khi Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh (trả thay), khoản nợ này sẽ được phân loại vào:
A. Nhóm 1, nếu khách hàng thanh toán trong thời hạn dưới 10 ngày kể từ ngày Ngân hàng trả thay.
B. Nhóm 2, nếu khách hàng thanh toán sau thời hạn từ 10 ngày kể từ ngày Ngân hàng trả thay.
C. Nhóm 3, nếu khách hàng thanh toán sau thời hạn từ 91 ngày kể từ ngày Ngân hàng trả thay.
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 17:
Khoản vay sau khi được xử lý rủi ro tín dụng, đơn vị (CN/SGD) quản lý khoản vay này sẽ:
A. Lưu trữ hồ sơ của khoản vay này tương tự như các khoản vay đã tất toán khác.
B. Thông báo cho khách hàng biết rằng Ngân hàng đã xử lý rủi ro tín dụng và đề nghị khách hàng tiếp tục trả nợ.
C. Thông báo cho khách hàng biết rằng khoản vay đó đã được Ngân hàng xóa nợ cho khách hàng
D. Tất cả đều sai.
-
Câu 18:
Theo Quy chế cho vay Nông nghiệp:
A. Ngân hàng cho khách hàng vay bằng tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. Khi cho vay bằng ngoại tệ, Ngân hàng và khách hàng phải thực hiện đúng các quy định về quản lý ngoại hối của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
B. Ngân hàng cho khách hàng vay bằng tiền đồng Việt Nam.
C. Cả hai câu trên đều đúng.
D. Cả hai câu trên đều sai.
-
Câu 19:
Các trường hợp tỷ lệ cho vay so với giá trị TSĐB vượt mức qui định sẽ do cấp nào quyết định (giả định hồ sơ đó thỏa mãn về mức phán quyết của từng cấp):
A. Ban Tổng giám đốc
B. Hội đồng tín dụng của NH.
C. Thường Trực Hội đồng quản trị
D. Câu b và c đều đúng
-
Câu 20:
Anh chị căn cứ vào hồ sơ pháp lý nào để xác định người đại diện theo pháp luật của Cty TNHH 02 thành viên, cty cổ phần.
A. Điều lệ hoạt động công ty
B. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
C. Giấy chứng nhận mã số thuế.
D. Tất cả đều sai
-
Câu 21:
Theo anh chị những sai sót nào sau đây dẫn đến rủi ro cho ngân hàng?
A. Sai soát sơ pháp lý.
B. Sai soát tài sản đảm bảo.
C. Sai soát trên HĐTD, HĐTC
D. Tất cả các câu trên
-
Câu 22:
Cơ quan đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất của cá nhân là:
A. Phòng công chứng
B. Sở địa chính nhà đất
C. UBND xã, phường
D. Tất cả đều sai
-
Câu 23:
Khi nhận cầm cố xe ôtô, xe máy tổ chức tín dụng bắt buộc phải giữ:
A. Giấy đăng ký xe bản chính
B. Xe ôtô, xe máy
C. Xe ôtô, xe máy và bản photo giấy đăng ký xe
D. Xe ôtô, xe máy và giấy đăng ký xe bản chính
-
Câu 24:
Phòng Hỗ trợ kinh doanh trực tiếp quản lý thu hồi các món nợ quá hạn:
A. Từ 10 – dưới 30 ngày.
B. Từ 30 – dưới 60 ngày.
C. Từ 60 – dưới 90 ngày.
D. Từ 90 ngày trở lên.
-
Câu 25:
Cty đang vay vốn tại NH, sau đó cty có quyết định đổi người đại diện theo pháp luật, vậy hồ sơ vay của cty này cần thu thập thêm giấy tờ gì?
A. Biên bản họp HĐTV về việc ủy quyền cho người đại diện
B. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được thay đổi người đại diện theo pháp luật
C. Quyết định bổ nhiệm và CMND của người đại diện giao dịch với NH
D. Cả 03 câu trên.