550+ câu trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non
tracnghiem.net chia sẻ hơn 550+ câu trắc nghiệm ôn thi thăng hạng giáo viên Mầm non có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn trước đó. Chúc các bạn thành công và đừng quên bỏ lỡ bộ đề "Siêu Hấp Dẫn" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Nghiên cứu bài học là gì?
A. Tìm các đáp án để thực hiện chương trình
B. Bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên được tiến hành trên cơ sở của nhà trường
C. Học tập kinh nghiệm đồng nghiệp; giao lưu với các tổ nhóm trong trường
D. Tìm hiểu các vấn đề chuyên môn trong công tác giảng dạy
-
Câu 2:
Tổ chuyên môn là gì?
A. Là nơi quản lí trực tiếp việc bồi dưỡng giáo viên về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ
B. Thành lập theo chức năng nhiệm vụ
C. Là nơi quản lý bồi dưỡng giáo viên về chăm sóc nuôi dạy trẻ
D. Là nơi giúp nhà trường quản lí giáo viên
-
Câu 3:
Vai trò của tổ chuyên môn là gì?
A. Giữ vai trò chủ chốt trong các buổi họp hội đồng nhà trường
B. Giữ vai trò quyết định trong công tác theo dõi thi đua của nhà trường
C. Giữ vai trò quyết định trong công tác tham mưu về lĩnh vực chuyên môn
D. Giữ vai trò quyết định trong công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên
-
Câu 4:
Tính chất của tổ chuyên môn?
A. Tính tập thể; tính khoa học; tính khách quan
B. Tính tổ chức; tính năng động, tính cá thể
C. Tính tổ chức; tính chủ động; tính tập thể
D. Tính Khách quan; tính độc lập; tính chủ động
-
Câu 5:
Giáo viên phải tham gia sinh hoạt chuyên môn ít nhất mấy lần/ tháng?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 6:
Nội dung học tập chuyên môn nghiệp vụ được xác định:
A. Theo hướng dẫn của nhiệm vụ năm học
B. Theo quy định của nhà trường
C. Theo chỉ đạo chung và nhu cầu của cá nhân
D. Theo nhu cầu cá nhân
-
Câu 7:
Đặc điểm của nghiên cứu bài học là gì?
A. Là hình thức tự học nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp
B. Là cách tiếp cận tài liệu thông qua tự học
C. Là cách giáo viên quan sát các hoạt động của đồng nghiệp
D. Là cách tiếp cận mô hình phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên
-
Câu 8:
Nghiên cứu bài học tác động đến những thành phần nào?
A. Năng lực giáo viên; thực tiễn dạy học; quá trình hoạt động của trẻ
B. Năng lực giáo viên; kinh nghiệm dạy học; quá trình hoạt động của trẻ
C. Năng lực giáo viên; quá trình hoạt động của trẻ; quá trình công tác của giáo viên
D. Năng lực hoạt động của giáo viên; kinh nghiệm bản thân
-
Câu 9:
Yêu cầu nào sau đây là một trong những yêu cầu đối với giáo viên tham gia nghiên cứu bài học?
A. Là những giáo viên yêu nghề mến trẻ
B. Là giáo viên cùng trường có cùng chuyên ngành
C. Là giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy trên 5 năm
D. Là giáo viên cốt cán
-
Câu 10:
Yêu cầu nào sau đây là một trong những yêu cầu đối với giáo viên tham gia nghiên cứu bài học?
A. Xây dựng nhiệm vụ theo kế hoạch được phân công
B. Nghiên cứu và xây dựng mục tiêu độc lập
C. Xây dựng mục tiêu riêng biệt theo từng nhóm chức năng
D. Cùng nhau nghiên cứu, xây dựng mục tiêu cho trẻ
-
Câu 11:
Yêu cầu nào sau đây là một trong những yêu cầu đối với giáo viên tham gia nghiên cứu bài học?
A. Giúp nhau khi cần
B. Chia sẻ những khó khăn của bản thân
C. Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, giúp nhau hoàn thiện chuyên môn
D. Hợp tác, động viên nhau trong cuộc sống
-
Câu 12:
Yêu cầu nào sau đây là một trong những yêu cầu đối với giáo viên tham gia nghiên cứu bài học?
A. Các thành viên phải tự nguyện tham gia
B. Các thành viên tham gia phải được sự ủng hộ của nhóm
C. Tham gia theo từng nhóm nhỏ
D. Các thành viên tham gia phải có kinh nghiệm 3 năm
-
Câu 13:
Đặc điểm chuyên biệt của nghiên cứu bài học là?
A. Xuất phát từ chính nhu cầu giải quyết vấn đề trong thực tiễn lớp học
B. Quan tâm đến bài giảng và giáo án của giáo viên
C. Quan tâm đến những trẻ nổi bật
D. Xuất phát từ nhu cầu của thời đại
-
Câu 14:
Đặc điểm chuyên biệt của nghiên cứu bài học là?
A. Cùng tham gia, cùn hợp tác, cùng nghiên cứu, cùng thảo luận
B. Chuyên gia là người cung cấp kiến thức
C. Có quan hệ thứ bậc giữa người dạy và người học
D. Giáo viên là người tiếp nhận kiến thức mới
-
Câu 15:
Đặc điểm chuyên biệt của nghiên cứu bài học là?
A. Các chuyên gia đóng vai trò chủ đạo
B. Giáo viên tiếp xúc cái mới thông qua chuyên giax
C. Giáo viên tiếp xúc cái mới thông qua chuyên gia
D. Giáo viên là người tiếp nhận kiến thức mới Giáo viên giữ vai trò chủ động, tự đánh giá thực tiễn của mình
-
Câu 16:
Để thiết kế bài học minh họa giáo viên cần thực hiện mấy bước?
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 17:
Mục đích của việc soạn giáo án là gì?
A. Quản lý thời gian của giờ dạy - học trên lớp
B. Nâng cao chất lượng giờ dạy - học trên lớp
C. Thực hiện tốt mục tiêu bài học
D. Nâng cao chất lượng giờ dạy - học trên lớp và thực hiện tốt mục tiêu bài học
-
Câu 18:
Một giáo án tốt thể hiện được đầy đủ nội dung bài học và giúp đảm bảo .....................của thông tin:
A. Trật tự khoa học
B. Tính chính xác
C. Trình tự
D. Tính logic
-
Câu 19:
Thiết kế một giáo án gồm bao nhiêu bước?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 20:
Bước 1"Xác định mục tiêu" trong thiết kế giáo án có ý nghĩa như thế nào?
A. Dẫn dắt trẻ tìm hiểu, vận dụng những kiến thức, kỹ năng có trong giờ học
B. Giúp GV xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm
C. Giúp GV vạch ra rõ ràng các đơn vị bài học cần được chú trọng
D. Giúp GV đánh giá kết quả quá trình dạy học
-
Câu 21:
"Nghiên cứu Chương trình GDMN và các tài liệu liên quan " là bước thứ mấy trong quá trình thiết kế 1 giáo án?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 22:
Hãy lựa chọn thứ tự sắp xếp đúng của 03 cấp độ trong việc đọc Chương trình, tài liệu phục vụ cho việc soạn giáo án:
A. Đọc lướt để tìm nội dung chính; đọc để tìm những thông tin quan tâm; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch kiến thức, kỹ năng
B. Đọc để tìm những thông tin quan tâm; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch kiến thức, kỹ năng;đọc lướt để tìm nội dung chính
C. Đọc lướt để tìm nội dung chính; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch kiến thức; đọc để tìm những thông tin quan tâm
D. Đọc để tìm các mạch, sự bố cục, trình bày các mạch kiến thức, kỹ năng và dụng ý của tác giả; đọc để phát hiện và phân tích, đánh giá các chi tiết trong từng mạch kiến thức, kỹ năng;đọc lướt để tìm nội dung chính
-
Câu 23:
Tại sao khi soạn giáo án, giáo viên phải dự kiến những khó khăn, tình huống có thể xảy ra?
A. Để lường trước các tình huống, các cách giải quyết nhiệm vụ học tập của trẻ
B. Để có cơ sở cải tiến hình thức và phương pháp dạy học phù hợp
C. Để tránh lúng túng trước những ý kiến không đồng nhất của trẻ với những biểu hiện rất đa dạng
D. Để lựa chọn phương pháp, phương tiện, các hình thức tổ chức dạy học và đánh giá cho phù hợp
-
Câu 24:
Vì sao trong thiết kế 01 giáo án, GV phải thực hiện bước 4 "lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp trẻ học tập tích cực, chủ động, sáng tạo".
A. Để phát huy tính tích cực tự giác, chủ động của trẻ
B. Để rèn luyện thói quen và khả năng tự học của trẻ
C. Để đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho trẻ
D. Để đảm bảo giờ học được tổ chức theo định hướng đổi mới, đảm bảo việc phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, rèn luyện thói quen và khả năng tự học của trẻ cũng như đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho trẻ
-
Câu 25:
Mục tiêu bài học nêu rõ yêu cầu cần đạt của trẻ về kiến thức, kỹ năng, thái độ và được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hóa được:
A. Động từ
B. Danh từ
C. Tính từ
D. Giới từ
-
Câu 26:
Trong phần 3 "Tổ chức các hoạt động dạy học", GV cần trình bày (những) nội dung gì?
A. Chỉ rõ tên, cách tiến hành, thời lượng để thực hiện hoạt động
B. Trình bày cách hướng dẫn trẻ khắc sâu kiến thức đã học, tổ chức khám phá nội dung kiến thức mớ
C. Trình bày cách tổ chức các hoạt động thực hành luyện tập để giúp trẻ củng cố kiến thức
D. Trình bày rõ cách thức triển khai và đánh giá các hoạt động dạy - học cụ thể
-
Câu 27:
Khi hướng dẫn các hoạt động tiếp nối, GV cần: Xác định những việc trẻ cần phải ……….. sau giờ học để ghi nhớ, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc chuẩn bị cho việc học bài mới:
A. Chuẩn bị
B. Củng cố
C. Tiếp tục thực hiện
D. Ôn tập
-
Câu 28:
Một giờ học được thực hiện theo các bước cơ bản: Ổn định tổ chức, tổ chức dạy và học bài mới, …….., kết thúc hoạt động:
A. Luyện tập
B. Thực hành
C. Tổ chức chơi
D. Hoạt động chuyển tiếp
-
Câu 29:
Trong các bước thực hiện giờ dạy học, hoạt động nhằm củng cố kiến thức, kỹ năng vừa tiếp thu, trải nghiệm của trẻ thông qua việc sử dụng trò chơi, đặt câu hỏi, nhận định… ..............có tính chất tổng kết các nội dung cốt lõi của hoạt động được gọi tên là hoạt động gì?
A. Củng cố
B. Kết thúc
C. Ổn định
D. Ôn tập
-
Câu 30:
Lựa chọn thứ tự đúng các cấp độ thể hiện tính tích cực nhận thức:
A. Tìm tòi; Sáng tạo; Bắt chước
B. Tìm tòi; Bắt chước; Sáng tạo
C. Bắt chước; Tìm tòi; Sáng tạo
D. Bắt chước; Sáng tạo; Tìm tòi