Thủ tục sửa đổi Hiến pháp được quy định trong Hiến pháp 2013 giống Hiến pháp 1946.
Hãy suy nghĩ và trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án
Lời giải:
Báo saiNhận định Sai:
Bởi vì:
Về đề xuất:
- Hiến pháp 1946: Do 2/3 tổng số Nghị viên yêu cầu (khoản a, Điều 70).
- Hiến pháp 2013: Chủ tịch nước, UBTV Quốc hội, Chính phủ, hoặc ít nhất 1/3 Đại biểu QH có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp (Khoản 1, Điều 120).
* Như vậy, Hiến pháp năm 2013 số lượng đề xuất sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nhiều hơn Hiến pháp 1946.
Soạn thảo:
- Hiến pháp 1946: Ban dự thảo
- Hiến pháp 2013: UB dự thảo
* Hiến pháp 1946 là Ban, Hiến pháp 2013 là Ủy Ban.
Tỷ lệ yêu cầu:
- Hiến pháp 1946: Ít nhất 2/3 nghị viên yêu cầu.
- Hiến pháp 2013: Ít nhất 2/3 Đại biểu QH biểu quyết tán thành việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
* Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 2013 không khác nhau.
Hiệu lực:
- Hiến pháp 1946: Toàn dân phúc quyết là bắt buộc
- Hiến pháp 2013: Trưng cầu dân ý do Quốc hội Quyết định.
* Hiến pháp 1946 phúc quyết là bắt buộc, Hiến pháp 2013 do QH quyết định không bắt buộc trưng cầu dân ý.