900 câu trắc nghiệm Quản trị dự án
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 900 câu hỏi trắc nghiệm Quản trị dự án có đáp án, bao gồm các kiến thức về thiết lập dự án đầu tư, lựa chọn dự án đầu tư và quản lý thời gian thực hiện dự án... Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu bổ ích giúp các bạn học tập và nghiên cứu một cách tốt nhất. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Thi thử" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công với bộ đề "Cực Hot" này nhé.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Báo cáo ngân lưu của dự án gồm các thành phần:
A. Dòng ngân lưu vào
B. Dòng ngân lưu ra
C. Dòng ngân lưu ròng
D. Tất cả các câu đều đúng
-
Câu 2:
Phương pháp xác định dòng ngân lưu ròng của dự án bằng cách điều chỉnh dòng lợi nhuận ròng của báo cáo dự toán kết quả hoạt động kinh doanh là phương pháp:
A. Gián tiếp
B. Trực tiếp
C. Trung gian
D. Gần đúng
-
Câu 3:
Phương pháp xác định dòng ngân lưu ròng của dự án theo các khoản tiền mặt thực thu, thực chi là phương pháp:
A. Gián tiếp
B. Trực tiếp
C. Trung gian
D. Nội suy
-
Câu 4:
Trong phương pháp xác định dòng ngân lưu ròng của dự án bằng cách điều chỉnh dòng lợi nhuận ròng của báo cáo dự toán kết quả hoạt động kinh doanh, thì khấu hao tài sản cố định:
A. được cộng vào dòng lợi nhuận sau thuế
B. được trừ khỏi dòng lợi nhuận sau thuế
C. được nhân với dòng lợi nhuận sau thuế
D. được chia cho dòng lợi nhuận sau thuế
-
Câu 5:
Để thuận lợi cho việc tính toán, báo cáo ngân lưu của dự án thường quy ước tất cả dòng tiền về lúc:
A. Đầu năm
B. Giữa năm
C. Cuối năm
D. Thời điểm tuỳ ý
-
Câu 6:
Có 2 dự án làm đường giao thông tương tự nhau. đường 1 là đường cũ, đường 2 tương tự đường 1 và chuẩn bị khởi công. Số liệu về chi phí xây dựng cho trong bảng:
Nếu áp dụng phương pháp ước lượng thừa số để xác định tổng mức đầu tư. Thì tổng mức đầu tư của đường 2 sẽ là:
A. 3000 triệu đồng
B. 4000 triệu đồng
C. 5000 triệu đồng
D. 6000 triệu đồng
-
Câu 7:
Dự án sản xuất sản phẩm X, năm 2008 là năm sản xuất kinh doanh đầu tiên. Dự báo tổng cầu hàng năm là 48.000 tấn, tổng cung = 16.500 tấn. Do điều kiện về vốn, dự án chỉ có khả năng nhập 4 dây chuyền sản xuất, công suất 2,5 tấn/giờ/dây chuyền. Giả sử tổng định phí dự án là 288 ngàn USD, biến phí/ tấn là 20 USD, giá bán/tấn là 50 USD. để giải quyết vấn đề thiếu vốn, Chủ đầu tư, nên:
A. Mua 1 dây chuyền ở năm 2008
B. Mua 2 dây chuyền ở năm 2008
C. Mua 3 dây chuyền ở năm 2008
D. Mua 4 dây chuyền ở năm 2008
-
Câu 8:
Dự án sản xuất sản phẩm X, năm 2008 là năm sản xuất kinh doanh đầu tiên. Dự báo tổng cầu hàng năm là 48.000 tấn, tổng cung = 16.500 tấn. Do điều kiện về vốn, dự án chỉ có khả năng nhập 4 dây chuyền sản xuất, công suất 2,5 tấn/giờ/dây chuyền. Giả sử tổng định phí dự án là 288 ngàn USD, biến phí/ tấn là 20 USD, giá bán/tấn là 50 USD. để giải quyết vấn đề thiếu vốn, Chủ đầu tư, nên:
A. Mua 1 dây chuyền ở năm 2008, 2 dây chuyền ở năm 2009, 1 dây chuyền ở năm 2010
B. Mua 1 dây chuyền ở năm 2008, 3 dây chuyền ở năm 2009
C. Mua 2 dây chuyền ở năm 2008, 1 dây chuyền ở năm 2009, 1 dây chuyền ở năm 2010
D. Mua 3 dây chuyền ở năm 2008, 1 dây chuyền ở năm 2009
-
Câu 9:
Dự án sản xuất sản phẩm X, năm 2008 là năm sản xuất kinh doanh đầu tiên. Dự báo tổng cầu hàng năm là 48.000 tấn, tổng cung = 16.500 tấn. Do điều kiện về vốn, dự án chỉ có khả năng nhập 4 dây chuyền sản xuất, công suất 2,5 tấn/giờ/dây chuyền. Giả sử tổng định phí dự án là 288 ngàn USD, biến phí/ tấn là 20 USD, giá bán/tấn là 50 USD. để giải quyết vấn đề thiếu vốn, Chủ đầu tư, nên:
A. Mua 1 dây chuyền ở năm 2009
B. Mua 2 dây chuyền ở năm 2009
C. Mua 3 dây chuyền ở năm 2009
D. Mua 4 dây chuyền ở năm 2009
-
Câu 10:
Dự án sản xuất sản phẩm X, năm 2008 là năm sản xuất kinh doanh đầu tiên. Dự báo tổng cầu hàng năm là 48.000 tấn, tổng cung = 16.500 tấn. Do điều kiện về vốn, dự án chỉ có khả năng nhập 4 dây chuyền sản xuất, công suất 2,5 tấn/giờ/dây chuyền. Giả sử tổng định phí dự án là 288 ngàn USD, biến phí/ tấn là 20 USD, giá bán/tấn là 50 USD. để giải quyết vấn đề thiếu vốn, Chủ đầu tư, nên:
A. Mua 1 dây chuyền ở năm 2010
B. Mua 2 dây chuyền ở năm 2010
C. Mua 3 dây chuyền ở năm 2010
D. Mua 4 dây chuyền ở năm 2010
-
Câu 11:
Lãi suất khi chưa có lạm phát (lãi suất thực) là 3%, tỷ lệ lạm phát là 5%. Vậy lãi suất dùng để tính toán (lãi suất danh nghĩa) là:
A. 8,0%
B. 8,15%
C. 9,15%
D. 0.15
-
Câu 12:
Chí phí sử dụng vốn bình quân (WACC – Weighted Average cost of Capital) trong trường hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp so với trường hợp không có thuế thu nhập doanh nghiệp, thì:
A. Lớn hơn
B. Nhỏ hơn
C. Bằng nhau
D. Tuỳ từng trường hợp cụ thể
-
Câu 13:
Lãi suất tính toán sử dụng trong dự án đầu tư với tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế:
A. Có quan hệ với nhau
B. Không có quan hệ với nhau
C. Tuỳ từng trường hợp cụ thể
D. Tất cả các câu này đều sai
-
Câu 14:
Công thức tính chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC – Weighted Average cost of Capital) trong trường hợp có thuế thu nhập doanh nghiệp là:
A. \(WACC = \frac{D}{R}*{r_D} + \frac{E}{V}*{r_E}\)
B. \(WACC = \left( {1 - t} \right)\frac{D}{V}*{r_D} + \frac{E}{V}*{r_E}\)
C. \(\frac{D}{V}*{r_D}\)
D. \(\frac{E}{V}*{r_E}\)
-
Câu 15:
Căn cứ vào chỉ tiêu Hiện giá thuần (NPV – Net Present Value) để chọn dự án, khi:
A. NPV ≥ 0
B. NPV < 0
C. NPV = Lãi suất tính toán (itt)
D. NPV < Lãi suất tính toán (itt)
-
Câu 16:
Ngân lưu ròng của một dự án, như sau:
Năm 0 1 Ngân lưu ròng – 1000 1200 Với lãi suất tính toán là 10%, thì NPV của dự án bằng:
A. 60,9
B. 70,9
C. 80,9
D. 90,9
-
Câu 17:
Nếu khả năng ngân sách có giới hạn, cần phải chọn một nhóm các dự án để thực hiện, khi có:
A. NPV lớn nhất
B. NPV nhỏ nhất
C. NPV trung bình
D. Tuỳ từng trường hợp cụ thể
-
Câu 18:
Một Địa phương có số vốn đầu tư tối đa trong năm là 25 tỷ đồng và đứng trước 4 cơ hội đầu tư dưới đây:
Dự án Vốn đầu tư yêu cầu NPV X 13 4,2 Y 12 4,6 Z 10 3,5 K 13 4,0 Chọn nhóm dự án nào trong các nhóm dự án sau để thực hiện, nếu căn cứ vào NPV:
A. X và Y
B. X và Z
C. K và Z
D. K và Y
-
Câu 19:
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR – Internal Rate of Returnt) của dự án là một loại lãi suất mà tại đó làm cho:
A. NPV > 0
B. NPV < 0
C. NPV = 0
D. NPV = Lãi suất tính toán (itt)
-
Câu 20:
Ngân lưu ròng của một dự án, như sau:
Năm 0 1 Ngân lưu ròng – 100 122 Vậy IRR của dự án, bằng:
A. 0.2
B. 0.22
C. 0.25
D. 0.26
-
Câu 21:
Tuỳ theo loại dự án mà có thể:
A. Không có IRR
B. Có một IRR
C. Có nhiều IRR
D. Tất cả các câu đều đúng
-
Câu 22:
Ngân lưu ròng của một dự án:
Năm 0 1 2 Ngân lưu ròng – 10 30 – 20 Vậy IRR của dự án là:
A. 0
B. 0.1
C. 0% và 100%
D. 0% và 10%
-
Câu 23:
Thời gian hoàn vốn của dự án có nhược điểm:
A. Phụ thuộc vào vòng đời dự án
B. Phụ thuộc vào quy mô vốn đầu tư
C. Phụ thuộc vào thời điểm đầu tư
D. Không xét tới khoản thu nhập sau thời điểm hoàn vốn
-
Câu 24:
Vốn đầu tư ban đầu của dự án là 200 triệu, khấu hao trong 5 năm theo phương pháp đường thẳng, lãi ròng bình quân hàng năm là 10 triệu đồng. Vậy thời gian hoàn vốn không có chiết khấu của dự án là:
A. 3 năm
B. 4 năm
C. 5 năm
D. 6 năm
-
Câu 25:
Căn cứ vào Tỷ số lợi ích/ chi phí (B/C: Benefit/ Cost Ratio) để lựa chọn dự án, khi:
A. B/C ≥ 1
B. B/C < 1
C. B/C = 0
D. B/C < 0
-
Câu 26:
Lợi ích và Chi phí của dự án như sau:
Năm 1 2 Dòng vào Dòng ra 100 132 22 Với lãi suất tính toán là 10%, thì tỷ số B/C bằng:
A. 1,0
B. 1,2
C. 1,3
D. 1,5
-
Câu 27:
Điểm hoà vốn của dự án, có:
A. Điểm hoà vốn lời lỗ
B. Điểm hoà vốn hiện kim
C. Điểm hoà vốn trả nợ
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 28:
Khi công suất của dự án giảm, biến phí/1 sản phẩm có xu hướng:
A. Giảm xuống
B. Tăng lên
C. Không thay đổi
D. Không có liên quan trong trường hợp này
-
Câu 29:
Giá bán sản phẩm của dự án tăng còn biến phí/ đơn vị sản phẩm không đổi, vậy thì sản lượng hoà vốn:
A. Tăng
B. Giảm
C. Không thay đổi
D. Không có liên quan trong trường hợp này
-
Câu 30:
Tiền lương trả cho nhân viên bán hàng theo thời gian làm việc, là:
A. Chi phí cố định
B. Chi phí biến đổi
C. Chi phí hỗn hợp
D. Chi phí chìm