525 câu trắc nghiệm môn Toán rời rạc
tracnghiem.net chia sẻ 525 câu trắc nghiệm môn Toán rời rạc (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nội dung gồm những vấn đề cơ bản nhất của toán học rời rạc lý thuyết tổ hợp, lý thuyết đồ thị, lý thuyết độ phức tạp, đại số Boole.,…Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đường đi trong đồ thị G vô hướng từ đỉnh s đến đỉnh t là một dãy:
A. Các cạnh e1,e2,…,en kề nhau
B. Các đỉnh v0 = s, v1, v2, …,vn = t kề nhau, các cạnh ei=(vi-1,vi) đôi một khác nhau, i = 0..n.
C. Các cạnh e1,e2,…,en không kề nhau.
D. Các đỉnh v0 = s, v1, v2, …,vn = t không kề nhau
-
Câu 2:
Cho đồ thị G vô hướng, đỉnh \(v \times G\) có bậc bằng 1 khi:
A. Có một cạnh xuất phát từ v
B. Có hơn một cạnh xuất phát từ v
C. Có đúng một cạnh đi vào và có hơn một đỉnh đi ra khỏi đỉnh này.
D. Tồn tại khuyên ở đỉnh đó.
-
Câu 3:
Đồ thị G là không liên thông nếu nó chứa:
A. Cạnh có hướng
B. Đỉnh cô lập
C. Đỉnh treo.
D. Cạnh vô hướng
-
Câu 4:
Đồ thị G vô hướng được gọi là liên thông nếu giữa mọi cặp đỉnh u,v bất kỳ đều có:
A. Một cạnh nối giữa u và v
B. Một đường đi có hướng nối u đến v
C. Một đường đi vô hướng nối u đến v
D. Hai cạnh nối u đến v
-
Câu 5:
Chu trình trên đồ thị G là:
A. Đường đi có hướng với đỉnh đầu và đỉnh cuối trùng nhau.
B. Đường đi có đỉnh đầu và đỉnh cuối trùng nhau.
C. Đường đi có đỉnh đầu và đỉnh cuối kề nhau.
D. Đường đi có đỉnh đầu và đỉnh cuối không kề nhau
-
Câu 6:
Số đỉnh bậc lẻ trong đồ thị G vô hướng:
A. Phụ thuộc vào số đỉnh của đồ thị.
B. Là một số lẻ
C. Là một số chẵn.
D. Phụ thuộc vào số cạnh của đồ thị.
-
Câu 7:
Chu trình đơn trên đồ thị G là:
A. Đường đi đơn có đỉnh đầu và đỉnh cuối trùng nhau.
B. Đường đi có hướng với đỉnh đầu và đỉnh cuối trùng nhau.
C. Đường đi đơn có đỉnh đầu và đỉnh cuối kề nhau.
D. Đường đi có đỉnh đầu và đỉnh cuối khác nhau
-
Câu 8:
Bậc của đỉnh trong đồ thị có hướng G là:
A. Số cạnh đi vào đỉnh đó.
B. Số cạnh đi ra khỏi đỉnh đó.
C. Tổng của cạnh đi vào và số cạnh đi ra khỏi đỉnh đó.
D. Hiệu của cạnh đi vào và cạnh đi ra khỏi đỉnh đó
-
Câu 9:
Độ dài của một chu trình trên đồ thị G là:
A. Số cạnh tạo thành chu trình.
B. Số đỉnh tạo thành chu trình +1.
C. Số cạnh tạo chu trình + 1.
D. Số đỉnh trên tạo chu trình – 1.
-
Câu 10:
Đỉnh cô lập trên đồ thị G là:
A. Đỉnh có 2 đỉnh kề với nó.
B. Đỉnh có bậc bằng 1
C. Đỉnh có bậc bằng 0
D. Đỉnh có bậc -1
-
Câu 11:
Đường đi đơn trong đồ thị G là đường đi:
A. Các đỉnh trên nó đối xứng từng đôi một
B. Các đỉnh chỉ xuất hiện một lần trừ đỉnh đầu và đỉnh cuối.
C. Đỉnh đầu và đỉnh cuối khác nhau.
D. Mỗi đỉnh chỉ kề với hai đỉnh.
-
Câu 12:
Đồ thị đầy đủ Kn có số đỉnh và số cạnh tương ứng là:
A. n, 2n.
B. n, n(2n-1)/2.
C. n+1, 2n.
D. n, n(n-1)/2.
-
Câu 13:
Đồ thị Cn có số đỉnh và số cạnh tương ứng là:
A. n, n+1
B. n, n
C. n, n-1
D. n, 2n
-
Câu 14:
Đồ thị lập phương Qn là đồ thị:
A. 2n đỉnh, mỗi đỉnh kề nhau chỉ khác nhau một bit.
B. 2n đỉnh, mỗi đỉnh kề nhau chỉ khác nhau nhiều nhất 2 bit.
C. 2n đỉnh, mỗi đỉnh được biểu diễn bởi một xâu bit độ dài n sao cho hai đỉnh kề nhau chỉ khác nhau một bit
D. n đỉnh, mỗi đỉnh được biểu diễn bởi một xâu bit độ dài n sao cho hai đỉnh kề nhau chỉ khác nhau một bit.
-
Câu 15:
Chu trình Euler của đồ thị là chu trình đi qua tất cả các đỉnh.
A. Mỗi đỉnh đúng một lần.
B. Mỗi cạnh đúng một lần.
C. Mỗi cạnh không quá một lần
D. Đi qua đỉnh đầu và đỉnh cuối hai lần
-
Câu 16:
Chu trình Euler đi qua mỗi đỉnh của đồ thị:
A. Không quá một lần
B. Đúng một lần.
C. Không xác định
D. Nhiều hơn một lần
-
Câu 17:
Đường đi Euler đi qua mỗi cạnh của đồ thị:
A. Không quá một lần.
B. Đúng một lần.
C. Không xác định
D. Có thể nhiều hơn một lần.
-
Câu 18:
Chu trình Hamilton là chu trình đi qua tất cả các đỉnh của đồ thị mỗi đỉnh.
A. Không quá một lần.
B. Đúng một lần.
C. Luôn nhiều hơn một lần.
D. Không xác định
-
Câu 19:
Đường đi Hamilton là đường đi đi qua tất cả các đỉnh của đồ thị mỗi đỉnh.
A. Đúng một lần
B. Luôn nhiều hơn một lần.
C. Không quá một lần.
D. Không xác định.
-
Câu 20:
Đồ thị G được gọi là nửa Hamilton nếu tồn tại đường đi đi qua tất cả các đỉnh của đồ thị.
A. Mỗi cạnh một lần.
B. Mỗi cạnh không quá một lần.
C. Mỗi đỉnh một lần.
D. Một đỉnh không quá một lần.
-
Câu 21:
Đa đồ thị liên thông G có chu trình Hamilton nếu:
A. Bậc của các đỉnh trong đồ thị -2
B. Bậc của các đỉnh trong đồ thị -n
C. Bậc của các đỉnh trong đồ thị -n/2
D. Bậc của các đỉnh trong đồ thị -n/4
-
Câu 22:
Một đồ thị được gọi là phẳng nếu:
A. Có thể vẽ được trên một mặt phẳng mà có các cạnh cắt nhau ở đỉnh ngoài
B. Có thể vẽ được trên một mặt phẳng mà không có các cạnh nào cắt nhau
C. Có thể vẽ được trên một mặt phẳng mà có hai cạnh bất kỳ cắt nhau
D. Có thể vẽ được trên một mặt phẳng mà không có quá hai cạnh cắt nhau
-
Câu 23:
Số màu của một đồ thị là:
A. Số trung bình các màu cần thiết để tô màu đồ thị này
B. Số tối thiểu các màu cần thiết để tô màu đồ thị này
C. Số tối đa các màu cần thiết để tô màu đồ thị này
D. Số theo yêu cầu các màu cần thiết để tô màu đồ thị này
-
Câu 24:
Số màu của một đồ thị phẳng là:
A. Bằng 5.
B. Lớn hơn 4.
C. Lớn hơn hoặc bằng 5.
D. Không lớn hơn 4
-
Câu 25:
Đồ thị đầy đủ Kn có số màu bằng:
A. (n- 2)
B. n
C. (n-1)
D. n(n-1)/2
-
Câu 26:
Đồ thị G vô hướng n đỉnh là một cây nếu:
A. Nếu liên thông và có n-1 cạnh
B. Nếu không liên thông và có n-1 cạnh
C. Nếu liên thông và có n cạnh
D. Nếu không liên thông và có n cạnh
-
Câu 27:
Cây là một đồ thị vô hướng:
A. Liên thông và số đỉnh nhỏ hơn số cạnh là 1.
B. Liên thông và số đỉnh bằng số cạnh
C. Liên thông và không chứa chu trình
D. Không liên thông và có số đỉnh bằng số cạnh là 1.
-
Câu 28:
Bài toàn xây dựng cây khung nhỏ nhất của đồ thị được phát biểu trên:
A. Đồ thị có hướng có trọng số
B. Đồ thị vô hướng có trọng số bất kỳ
C. Đồ thị vô hướng
D. Đồ thị vô hướng có trọng số dương
-
Câu 29:
Cho G =(V,E) là đồ thị vô hướng liên thông n đỉnh. Cây T =(VT, ET) được gọi là cây khung của đồ thị G nếu:
A. T liên thông và mỗi cạnh của nó đều là cầu.
B. Nếu thêm vào T một cạnh thì ta có ít nhất một chu trình
C. \({V_T} = V,{\rm{ }}{E_T} \times {\rm{ }}E\)
D. T liên thông, có đúng n cạnh và \({E_T} \times E.\)
-
Câu 30:
Cho G =(V,E) là đồ thị vô hướng liên thông n đỉnh. T = (VT, ET) được gọi là cây khung của đồ thị G nếu:
A. T liên thông và chứa n đỉnh của G.
B. T không liên thông, không chứa chu trình và chứa n cạnh của G.
C. T liên thông, không chứa chu trình và chứa n đỉnh của G.