320 câu trắc nghiệm môn Luật hiến pháp
tracnghiem.net chia sẻ 320 Câu trắc nghiệm môn Luật Hiến pháp (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Luật có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nội dung gồm những vấn đề cơ bản nhất của ngành Luật Hiến pháp như đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, lịch sử lập hiến Việt Nam, về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hoá xã hội, chính sách an ninh quốc phòng, quyền và nghĩa vụ của công dân,…được quy định trong Hiến pháp Việt Nam. Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Theo Hiến pháp năm 2013, ai là người có quyền công bố Hiến pháp, luật?
A. Chủ tịch Quốc hội
B. Thủ tướng Chính phủ
C. Chủ tịch nước
-
Câu 2:
Bản Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp thứ mấy của nước ta?
A. Bản Hiến pháp đầu tiên
B. Bản Hiến pháp thứ hai
C. Bản Hiến pháp thừ ba
-
Câu 3:
Bản Hiến pháp năm 1959 được Quốc hội nào sau đây thông qua?
A. Quốc hội khoá I
B. Quốc hội khoá II
C. Quốc hội khoá III
-
Câu 4:
Bác Hồ là Trưởng Ban soạn thảo Hiến pháp của các bản hiến pháp nào sau đây?
A. Hiến pháp năm 1946
B. Hiến pháp năm 1959
C. Cả hai phương án trên
-
Câu 5:
Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của ai?
A. Toàn thể nhân dân
B. Lực lượng vũ trang nhân dân
C. Cả hai phương án trên
-
Câu 6:
Hội đồng nhân dân có thể bị giải tán trong các trường hợp nào sau đây?
A. Khi hết nhiệm kỳ
B. Khi làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân địa phương
C. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ.
-
Câu 7:
Nhiệm kỳ của đại biểu Hội đồng nhân dân chấm dứt khi nào?
A. Hết khoá Hội đồng nhân dân
B. Bị bãi nhiệm, miễn nhiệm
C. Cả hai phương án trên
-
Câu 8:
Quốc hội lập hiến là Quốc hội có quyền gì?
A. Làm Hiến pháp
B. Làm luật
C. Cả hai phương án trên
-
Câu 9:
Trong các khoá Quốc hội sau đây thì đâu là Quốc hội lập hiến?
A. Quốc hội khoá I
B. Quốc hội khoá II
C. Quốc hội khoá III
-
Câu 10:
Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh nào sau đây?
A. Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ
B. Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
C. Cả hai phương án trên
-
Câu 11:
Hội đồng nhân dân bầu ra các chức danh nào sau đây ở địa phương?
A. Chủ tịch Hội đồng nhân dân
B. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
C. Cả hai phương án trên
-
Câu 12:
Các cơ quan nào sau đây được gọi là Chính quyền địa phương?
A. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
B. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân địa phương
C. Cả hai phương án trên
-
Câu 13:
Trong các bản hiến pháp sau đây, bản hiến pháp nào không được thực hiện ở cả hai miền Nam- Bắc?
A. Hiến pháp năm 1959
B. Hiến pháp năm 1946
C. Cả hai phương án trên
-
Câu 14:
Trong các bản Hiến pháp sau đây, bản Hiến pháp nào chưa được Chủ tịch nước công bố?
A. Hiến pháp năm 1946
B. Hiến pháp năm 1959
C. Hiến pháp năm 1980
-
Câu 15:
Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam có thể bị quốc hữu hoá hay không?
A. Có thể
B. Không thể
C. Cả hai phương án trên
-
Câu 16:
Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân thì có thể bị bãi nhiệm theo hình thức nào sau đây?
A. Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm
B. Cử tri bãi nhiệm
C. Cả hai hình thức trên
-
Câu 17:
Ở nước ta hiện nay, Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức nào sau đây?
A. Bằng hình thức dân chủ trực tiếp
B. Bằng hình thức dân chủ đại diện
C. Cả hai hình thức trên
-
Câu 18:
Ngôn ngữ quốc gia của nước ta hiện nay là ngôn ngữ gì?
A. Ngôn ngữ tiếng Việt
B. Ngôn ngữ tiếng Anh
C. Ngôn ngữ theo sự lựa chọn của mỗi người
-
Câu 19:
Nhà nước quản lý xã hội bằng các hình thức nào sau đây?
A. Quản lý xã hội bằng pháp luật
B. Quản lý xã hội bằng đường lối, chính sách của Đảng
C. Cả hai phương án trên
-
Câu 20:
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị- xã hội của ai?
A. Của giai cấp công nhân
B. Của người lao động
C. Của giai cấp công nhân và của người lao động
-
Câu 21:
Tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập dựa trên cơ sở nào sau đây?
A. Trên cơ sở bắt buộc
B. Trên cơ sở tự nguyện
C. Cả hai phương án trên
-
Câu 22:
Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam hoạt động trong các khuôn khổ nào sau đây?
A. Trong khuôn khổ Hiến pháp
B. Trong khuôn khổ pháp luật
C. Trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật
-
Câu 23:
Đảng cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của ai?
A. Của giai cấp công nhân
B. Của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam
C. Cả hai phương án trên
-
Câu 24:
Nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là gì?
A. Chủ nghĩa Mác- Lênin
B. Tư tưởng Hồ Chí Minh
C. Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
-
Câu 25:
Quốc ca của nước ta hiện nay là gì?
A. Nhạc của bài Tiến quân ca
B. Lời của bài Tiến quân ca
C. Nhạc và lời của bài Tiến quân ca